Lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?
GĐXH - Từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Với chính sách này, lương giáo viên từ 1/7/2024 có gì thay đổi?
Tăng lương giáo viên từ 1/7/2024 lên hơn 32%
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 vào ngày 10/11/2023. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Từ 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương mới, giáo viên là viên chức sẽ được xếp vào 02 bảng lương mới sau đây:
- Xây dựng 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm).
- Xây dựng 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Một trong các yếu tố cụ thể để xác định thiết kế bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương.
Theo thông tin từ Bộ Nội Vụ chính sách tiền lương mới mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp (hệ số lương 1,86 hiện nay).
Mức lương trung bình của viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng (hệ số lương 2,34).
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Do đó, dự kiến từ 1/7/2024, tiền lương trung bình của viên chức là giáo viên (tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng) sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Riêng giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì sẽ được điều chỉnh lương tối thiểu vùng (mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng 6% từ 1/7/2024) và được trả lương theo thỏa thuận giữa trường học với giáo viên đó gắn với năng suất và kết quả lao động.

Từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo đó lương giáo viên cũng thay đổi. Ảnh: THPD
Với chính sách tiền lương mới, giáo viên có còn các loại phụ cấp?
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, chính sách tiền lương mới quy định 09 loại phụ cấp áp dụng cho công chức, viên chức:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
- Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập;
- Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.
Có thể thấy, chính sách tiền lương mới vẫn tiếp tục quy định các loại phụ cấp cho công chức, viên chức như quy định hiện hành. Vì vậy, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng có thể vẫn được hưởng các loại phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên, khu vực...
Bảng lương giáo viên là viên chức hiện nay như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV, mức lương của viên chức giáo viên được tính như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Theo đó, chi tiết bảng lương giáo viên hiện nay áp dụng đến 30/6/2024 như sau:
Giáo viên mầm non:
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (tương đương viên chức loại A2, A1, A0).
Theo đó, mức lương của giáo viên mầm non như sau:

Giáo viên tiểu học:
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên tiểu học được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
Theo đó, mức lương của giáo viên tiểu học như sau:

Giáo viên trung học cơ sở:
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học cơ sở được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
Theo đó, mức lương của giáo viên trung học cơ sở như sau:

Giáo viên trung học phổ thông:
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
Theo đó, mức lương của giáo viên trung học phổ thông như sau:

Lưu ý: Bảng lương trên là mức lương dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Hà Nội nghiên cứu miễn phí ăn trưa cho học sinh
Giáo dục - 2 giờ trướcUBND TP Hà Nội đang nghiên cứu triển khai miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh theo nhiệm vụ được Tổng Bí Thư Tô Lâm giao.

Đại học thưởng tới 1 tỷ đồng cho nhà khoa học có sáng chế quốc tế
Giáo dục - 4 giờ trướcGiảng viên, nhà khoa học xuất sắc của ĐH Quốc gia Hà Nội có thể được thưởng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng nếu có sáng chế, chuyển giao công nghệ quốc tế.

ĐH Bách khoa Hà Nội chốt công thức quy đổi điểm xét tuyển các phương thức 2025
Giáo dục - 19 giờ trướcĐại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn tương đương giữa các phương thức tuyển sinh hệ chính quy 2025.

Hà Nội yêu cầu không tổ chức dạy thêm cho học sinh trong dịp hè
Giáo dục - 21 giờ trướcSở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào trong dịp hè năm nay.

Một trường đại học cộng 3 điểm cho thí sinh có IELTS từ 5.0 khi xét tuyển
Giáo dục - 1 ngày trướcThí sinh đạt IELTS từ 5.0 trở lên sẽ được cộng 3 điểm khi xét tuyển vào Trường ĐH Công đoàn năm 2025 theo phương thức xét tuyển bằng học bạ.

Học sinh 4 tỉnh này không phải thi vào lớp 10 công lập
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều địa phương trên cả nước đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Trong đó, có 4 tỉnh tổ chức xét tuyển lớp 10 đại trà bằng học bạ.

Danh sách các trường đại học xét kết quả thi đánh giá năng lực HSA 2025 mới nhất
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Thi đánh giá năng lực là một trong các hình thức để xét tuyển vào đại học. Năm 2025, những trường nào sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực HSA xét tuyển đại học?

Không giỏi Toán nên chọn học ngành nào dễ xin việc trong tương lai?
Giáo dục - 2 ngày trướcBên cạnh những ngành nghề yêu cầu cao về kiến thức Toán học thì cũng có một số ngành nghề không bắt buộc, phù hợp với các bạn học sinh không học giỏi môn này.

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh đại học 2025, thí sinh cần lưu ý những gì?
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Dưới đây là thông tin cụ thể về tuyển sinh đại học 2025, phụ huynh và thí sinh nên tham khảo.

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A
Giáo dục - 3 ngày trướcTrường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) vào một số ngành, nâng tổng số tổ hợp thành 5.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.