Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lưu ý khi dùng thuốc bôi cho người bệnh tay chân miệng

Thứ hai, 12:04 26/06/2023 | Sống khỏe

Mùa hè khí hậu nóng ẩm là thời điểm thuận lợi để bệnh tay chân miệng (hay chân tay miệng) ở trẻ lây lan nhanh, bùng phát thành dịch. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con bị chân tay miệng đã tự ý tìm mua các loại thuốc bôi về trị cho con. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn cần phải hiểu để sử dụng đúng.

1. Mối nguy khi mắc tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.

Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, các nơi chơi tập trung... là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt trong các đợt bùng phát.

Tay chân miệng thường có tổn thương da , niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

Đa số các trường hợp tay chân miệng nhẹ có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi cho người bệnh tay chân miệng - Ảnh 2.

Tay chân miệng có tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân...

2. Điều trị bệnh như thế nào?

Theo phác đồ mới nhất của Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng, hiện nay chưa có thuốc điều trị tay chân miệng đặc hiệu , chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm). Do vậy, cần theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng. Đồng thời, bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh, nâng cao thể trạng.

Có thể dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol hoặc ibuprofen) nếu sốt cao trên 38,5 độ C và đau nhiều. Không dùng aspirin cho trẻ vì có thể dẫn đến hội chứng Reye gây bệnh lý nguy hiểm ở não và gan, có nguy cơ gây tử vong ở trẻ. Liều dùng paracetamol hạ sốt là 10-15 mg/kg, lặp lại mỗi 4-6h hoặc ibuprofen liều 10mg/kg, lặp lại mỗi 6-8h.

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống dung dịch oresol hoặc hydrite. Lưu ý, cần pha đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì hoặc chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc bôi cũng có thể được dùng để tránh bội nhiễm.

Thuốc bôi kháng virus như acyclovir hoàn toàn không có hiệu quả trong điều trị virus gây bệnh tay chân miệng.

3. Các loại thuốc bôi trị tay chân miệng

Hiện nay có một số loại thuốc bôi dùng ngoài da trị tay chân miệng : Thuốc sát khuẩn, thuốc gây tê cục bộ, thuốc kháng virus.

3.1.Thuốc sát khuẩn

Với các vết loét ngoài da, có thể bôi dung dịch sát khuẩn để tránh tình trạng bội nhiễm như: Dung dịch povidine , thuốc đỏ, thuốc tím, xanh methylene.

Tuy nhiên cần hạn chế bôi để bác sĩ nhìn được rõ ràng nốt sang thương nếu chưa chẩn đoán được bệnh tay chân miệng.

Gel bôi chứa thành phần nano bạc an toàn, không chỉ bôi trên các tổn thương ngoài da mà còn sử dụng được cả trong miệng giúp sát khuẩn, nhanh lành tổn thương. Bôi trực tiếp gel lên các tổn thương niêm mạc miệng khoảng 30 phút giúp dịu da, giảm đau đớn khi thức ăn tiếp xúc vết loét.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi cho người bệnh tay chân miệng - Ảnh 4.

Thuốc bôi kháng virus như acyclovir hoàn toàn không có hiệu quả trong điều trị tay chân miệng.

3.2.Thuốc gây tê cục bộ

Có thể sử dụng một số loại thuốc có thành phần gây tê cục bộ như: Benzocain, lidocain, tetracain,... bôi các nốt trong miệng. Tuy nhiên, các thuốc này có tác dụng ức chế quá trình khử cực và ngăn chặn sự truyền xung thần kinh chứ không có tác dụng tiêu diệt virus gây bệnh tay chân miệng.

Không những thế, thuốc này còn có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm: Rối loạn nhịp tim, dị ứng, mờ mắt, tê lưỡi. Do đó, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tuổi không nên dùng các loại thuốc này.

3.3. Antacid

Với những trường hợp đau miệng nhiều, không ăn uống được, có thể sử dụng antacid dạng gel chấm vào sang thương ở miệng. Antacid có tác dụng bao phủ đáy vết loét, thúc đẩy quá trình chữa lành, tuy nhiên, cần lưu ý nguy cơ hít sặc ở trẻ.

Lưu ý, thuốc bôi kháng virus như acyclovir hoàn toàn không có hiệu quả trong điều trị virus gây bệnh tay chân miệng.

Bên cạnh đó, nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý pha loãng đúng nồng độ hoặc dung dịch glycerin borat lau sạch miệng cho trẻ sau mỗi bữa ăn, có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

4. Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị tay chân miệng

Cấu tạo da ở trẻ em rất khác biệt so với người lớn, da của trẻ bị hydrat hóa mạnh, lớp sừng ở da mỏng, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành. Đặc biệt, hệ thống chức năng bảo vệ trên da của trẻ chưa được hoàn thiện, do đó chúng cực kì nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài bao gồm các tác nhân vật lý, hóa học, vi trùng như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, nấm. Chính vì lẽ đó, cần thận trọng trong việc lựa chọn thuốc bôi tay chân miệng cho trẻ.

Các nốt tổn thương tay chân miệng thường ít khi vỡ và sẽ tự thu nhỏ lại, khô dần rồi mất đi, không để lại sẹo. Chỉ với những nốt sang thương to bị vỡ, các nốt ở vùng kín có nguy cơ bị nhiễm trùng mới bôi các loại thuốc sát khuẩn với mục đích đề phòng bội nhiễm. Không được bôi các thuốc kháng viêm mạnh chứa corticoid, do thuốc có thể gây suy giảm miễn dịch và làm bệnh trầm trọng lên.

Tốt nhất để tránh những hậu quả có thể xảy ra, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc bôi trị chân tay miệng cho trẻ.

DS. Phạm Quỳnh Như
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Y tế - 1 giờ trước

Trong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Mẹ và bé - 8 giờ trước

GĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận

Sống khỏe - 10 giờ trước

Chế độ ăn đa dạng, giàu thực phẩm toàn phần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tham khảo 12 thực phẩm giảm nguy cơ ung đã được nghiên cứu ghi nhận.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Nhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

Top