Lưu ý không thể bỏ qua khi vào phòng thi lớp 10 để có bài thi tốt
Các giáo viên nhiều năm kinh nghiệm đã chia sẻ những bước chuẩn bị ngay trước cũng như khi bắt tay vào làm bài thi lớp 10 để đạt hiệu quả, điểm số cao.
Môn Ngoại ngữ
Cô Nguyễn Thị Mai Hương (giáo viên Tiếng Anh trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội) cho hay, việc có được kỹ năng làm bài sẽ giúp các học sinh tự tin và chắc chắn hơn với mỗi lựa chọn của mình.
Để có được điểm số tối ưu, cô Hương cũng lưu ý một số điều các em cần chuẩn bị trước cũng như trong quá trình làm bài thi. Trước khi thi, thí sinh cần:
- Nghỉ ngơi trước ngày thi, đặc biệt cần ăn ngủ đủ giấc để đầu óc đủ tỉnh táo vào ngày thi.
- Chuẩn bị đồ dùng: Bên cạnh các giấy tờ tuỳ thân, các em đừng quên 3 loại đồ dùng bắt buộc phải có với môn tiếng Anh gồm bút bi, bút chì (loại đã dùng quen, có thể tô đủ đậm), tẩy (loại tẩy thật sạch).
Khi vào phòng thi, thí sinh sẽ nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, nháp và đề thi. Các em cần lưu ý các bước như sau:
- Khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm và nháp: Mỗi học sinh chỉ được phát 1 phiếu trả lời trắc nghiệm, nên hãy chờ hướng dẫn rõ và điền thông tin theo yêu cầu của giám thị.
- Khi nhận được đề thi: Cần kiểm tra các thông tin về số trang; mã đề trên các trang phải khớp nhau; các câu hỏi phải được in rõ, không bị in mờ, in lỗi; ghi và tô mã đề vào phiếu trả lời trắc nghiệm ngay trước khi làm bài.
- Khi làm bài: Luôn đọc kỹ đề và 4 đáp án (gạch chân keywords, loại trừ từng đáp án. Thí sinh lưu ý bài thi có 45 câu, thời gian làm bài 60 phút nên không cần vội vàng; câu nào khó quá hãy bỏ qua nhưng nhớ đánh dấu lại, còn thời gian sẽ quay lại làm sau. Các em cũng có thể làm trực tiếp vào đề, sau đó chuyển câu trả lời vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
- Khi làm xong bài, cần dành khoảng 5 phút cuối để soát bài và những thông tin sau: Thông tin cá nhân và mã đề; đáp án có bị tô lệch hay không; có tô hơn 1 đáp án cho mỗi câu hỏi hay không (mỗi câu hỏi chỉ có 1 đáp án đúng); có tô sót câu nào hay không.
Môn Toán
Với môn Toán, thầy Đặng Văn Thủy (giáo viên trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) cho hay, các sĩ tử không nên làm theo trình tự lần lượt các câu trong đề mà ưu tiên làm các câu dễ và quen thuộc trước. Sau đó, các em mới làm các câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.
Làm đến đâu, các em chú ý sửa các lỗi bản thân hay mắc phải, đã được chỉ ra trong quá trình ôn tập và qua các bài kiểm tra khảo sát.
“Sau khi làm hết các câu dễ, quen thuộc thí sinh cần kiểm tra lại tổng thể một lần nữa, khi chắc chắn rồi mới chuyển sang các câu khó hơn. Khi gặp câu hỏi khó, lạ, học sinh cần bình tĩnh đọc kỹ đề, liên hệ với những gì đã được học để tìm điểm chung, điểm tương tự; từ đó tìm ra hướng giải”, thầy Thủy nói.
Thầy Thủy khuyên các sĩ tử cần chú ý 'nhặt điểm', bởi đáp án chia nhỏ đến 0,25 điểm nên cần cố gắng làm để lấy từng mốc 0,25 điểm, chứ không nhất định phải làm được trọn vẹn câu nào đó mới viết vào bài thi.
Môn Văn
Cô Ngô Thu Mỹ (giáo viên Ngữ văn của Trường THCS Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khuyên thí sinh cần ý thức làm bài cẩn trọng trong từng khâu, từng bước, để tránh mất ‘oan’ những điểm số, dù nhỏ nhất.
Với bài thi chính thức, các em cần tỉnh táo đong đếm, tính toán cho từng dạng câu hỏi. Các em cần tập trung thời gian, trí tuệ hơn cho những câu nhiều điểm.
Sĩ tử lưu ý trình tự trong từng bước làm bài: Đọc đề, xác định yêu cầu, xây dựng ý trả lời trước khi chính thức viết vào bài thi.
“Bởi nếu viết xong các em mới phát hiện ra mình quên một hay một vài ý nào đó thì thật tệ hại”, cô Mỹ nói.
Đặc biệt các em cần chuẩn thao tác viết, không bổ sung tùy tiện. “Nếu điều gì đó không thực sự quan trọng, các em viết xong là xong. Bởi bổ sung thêm chẳng khác nào bạn ‘vạch áo cho người xem lưng’. Các thầy cô giáo thường ưa thích các học trò làm việc khoa học và các bài thi cũng vậy. Vì vậy, các em chỉ cầm bút viết vào bài thi khi đã chắc chắn câu trả lời. Các em nên nhớ rằng thời gian thi 120 phút là đủ cho các em cẩn trọng”.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 20 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 1 ngày trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười
Giáo dục - 1 ngày trướcThấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu
Giáo dục - 2 ngày trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.
Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt
Giáo dục - 2 ngày trướcNgoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.
Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới
Giáo dục - 2 ngày trướcCơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dụcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.