Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lý do căng thẳng nguy hại với dân văn phòng

Chủ nhật, 22:31 26/09/2021 | Sống khỏe

Căng thẳng trong công việc nếu không được giải quyết có thể trở thành thủ phạm khiến chúng ta rơi vào trầm cảm, kiệt sức và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Theo khảo sát đầu năm 2021 của Northwesterin National Life, khoảng 40% người lao động tiết lộ họ đang làm một công việc rất căng thẳng. Cuộc khảo sát khác từ Đại học Yale vào tháng 2/2018 cũng cho thấy 29% người được hỏi trả lời cảm thấy căng thẳng tột độ vì công việc đang làm.

Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp của Mỹ định nghĩa căng thẳng trong công việc là những phản ứng có hại về thể chất, tinh thần, xảy ra khi các yêu cầu công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực hoặc nhu cầu của người lao động.

Do đó, theo Health Harvard, căng thẳng tại nơi làm việc được ví như "kẻ giết người thầm lặng" cho dân văn phòng, người lao động. Mức độ căng thẳng khác nhau ở ngành nghề và nhóm dân cư. Một số người lao động có nguy cơ bị stress, cảm xúc tiêu cực cao hơn như nhân sự trẻ, phụ nữ, nhóm thiếu kỹ năng nghề nghiệp.

Lý do căng thẳng nguy hại với dân văn phòng - Ảnh 1.

Căng thẳng trong công việc có thể là kẻ thù khiến bạn giảm năng suất lao động và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: Getty Images.

Nguy hại từ căng thẳng trong công việc

Các yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc được phân chia thành thể chất và tâm lý xã hội. Yếu tố gây căng thẳng thể chất gồm tiếng ồn, ánh sáng kém, bố trí văn phòng hoặc chỗ ngồi không hợp ý, tư thế ngồi sai…

Ngoài ra, một số vấn đề về tâm lý, xã hội khiến người lao động cảm thấy áp lực, khó hài lòng như mức lương thấp; khối lượng công việc quá lớn; ít cơ hội để phát triển hoặc thăng tiến; công việc không hấp dẫn hoặc quá thách thức; thiếu hỗ trợ, phúc lợi xã hội; không có đủ quyền kiểm soát liên quan công việc; xung đột; bị bắt nạt, quấy rối và mất an toàn…

Căng thẳng trong công việc thể hiện rõ nhất ở 3 khía cạnh: Sức khỏe thể chất, tinh thần và hành vi của người lao động. Nó còn tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Lý do căng thẳng nguy hại với dân văn phòng - Ảnh 2.

Nhân viên chợp mắt trong giờ nghỉ trưa tại Tencent ở văn phòng Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Qilai Shen/The New York Times).

Những tác động này xảy ra liên tục, bắt đầu bằng cảm giác đau khổ khi phản ứng với những yếu tố gây căng thẳng. Sự đau khổ sẽ dẫn tới tình trạng huyết áp cao, lo lắng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, lạm dụng chất kích thích và rối loạn lo âu.‍

Các nghiên cứu cũng chỉ ra căng thẳng trong công việc làm tăng nguy cơ bị bệnh về tim mạch như béo phì, cholesterol trong máu cao, cao huyết áp hay đau tim, đột quỵ. Căng thẳng cũng dễ khiến chúng ta bị tiểu đường, rối loạn suy giảm miễn dịch, đau lưng mạn tính, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.

Dịch Covid-19 bùng phát, đa số các văn phòng đóng cửa, người lao động phải làm việc ở nhà. Lúc này, chúng ta đối mặt vấn đề căng thẳng vì không có cơ hội tiếp xúc, kết nối trực tiếp với người xung quanh. Thời gian làm việc cũng mất quỹ đạo, dễ khiến cơ thể uể oải, cáu gắt, bất đồng quan điểm.

Giãn cách xã hội, áp lực cắt giảm nhân sự trong mùa dịch cũng gây thêm vấn đề tâm lý cho những người lao động.

Ở góc độ sức khỏe tinh thần, căng thẳng khiến chúng ta dễ bị lo lắng, kiệt sức, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích. Người lao động bị căng thẳng có nguy cơ cao thực hiện những hành vi không lành mạnh như hút thuốc, lạm dụng rượu, ma túy, chế độ ăn uống kém.

Những ảnh hưởng này làm giảm năng suất lao động của nhân viên, tăng tỷ lệ vắng mặt, số ngày nghỉ làm, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Nó cũng liên quan tới tỷ lệ tai nạn, thương tật cao hơn, dễ bỏ việc.

Làm gì để khắc phục?

Theo tạp chí Corporate Wellness, chúng ta không nên bỏ qua những căng thẳng khi làm việc mà cần tìm cách khắc phục nó, thay đổi tâm trạng và tìm sự hứng khởi. Hiệp hội Tâm lý Mỹ (American Psychological Association - APA) đưa ra 5 lời khuyên giúp bạn giảm căng thẳng trong công việc.

Theo dõi các yếu tố gây căng thẳng

Bạn có thể viết nhật ký trong 1-2 tuần để xác định tình huống nào khiến mình căng thẳng nhất và cách bạn phản ứng với chúng là gì. Khi ghi chép, bạn nên miêu tả lại những suy nghĩ, cảm xúc, thông tin về con người, hoàn cảnh, quyết định sau đó.

Việc ghi chép giúp bạn tìm ra tác nhân gây căng thẳng và có cách ứng xử phù hợp. Đừng quên tìm cho mình hoạt động giải trí hoặc điều gì đó khiến mình hạnh phúc, thoải mái hơn.

Lý do căng thẳng nguy hại với dân văn phòng - Ảnh 3.

Thư giãn, tạo ranh giới giữa công việc và cuộc sống giúp bạn giảm bớt áp lực. Ảnh: Freepik.

Hình thành thói quen lành mạnh

Thay vì tìm đến các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, bạn có thể điều hòa cảm giác căng thẳng, stress bằng thói quen lành mạnh hơn như chạy bộ, yoga, thiền.

Ngoài ra, bạn nên dành nhiều thời gian cho những sở thích khác như xem phim, đọc sách, vui chơi với các thành viên trong gia đình. Thậm chí, một buổi ngủ nướng để cơ thể "sạc lại" năng lượng cũng rất cần thiết, giúp bạn xóa tan cảm giác uể oải, chán nản khi nghĩ về công việc.

Các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên ngủ đủ giấc, hạn chế caffeine vào cuối ngày, không nên sử dụng máy tính nhiều vào ban đêm.

Xác lập ranh giới

Ngay cả đến robot hay cỗ máy tiên tiến nhất cũng cần đến bộ sạc, thời gian để nghỉ ngơi. Bạn cũng vậy. Quá trình hồi phục này đòi hỏi không có bất kỳ công việc hay áp lực nào can thiệp vào. Đó là lý do bạn cần "tắt nguồn" khi cần để thư giãn, nghỉ ngơi và tập trung vào sở thích, gia đình, bản thân.

Nếu bạn tiếp tục thói quen mang công việc về nhà, áp lực, căng thẳng từ công việc sẽ đổ dồn và chiếm lấy thời gian cá nhân của bạn. Bạn nên xác lập ranh giới đâu là thời gian dành cho cuộc sống riêng, từ đó cân bằng nó với công việc.

Càng giảm bớt xung đột giữa 2 yếu tố trên, bạn càng có nhiều thời gian để tái tạo năng lượng và xua tan mệt mỏi từ công việc mang lại. Tuy nhiên, bạn cũng cần rèn cho mình thói quen lấy lại thái độ nghiêm túc trong công việc khi hết ngày nghỉ.

Trò chuyện, chia sẻ

Sức khỏe của nhân viên có liên quan đến năng suất làm việc. Chúng ta không phải những cỗ máy, bởi vậy, đừng ngại ngần chia sẻ vấn đề mình đang gặp phải với sếp. Bạn cũng nên chia sẻ cách quản lý căng thẳng của mình để hoàn thành công việc tốt nhất.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng những câu chuyện cởi mở, mục đích không phải để phàn nàn hay kêu than mà nhằm tìm kiếm lời khuyên, hai bên thấu hiểu hơn. Nếu áp lực từ công việc quá lớn khiến nó trở thành rào cản và bạn khó tiếp tục làm việc, đừng ngại ngần nhận sự giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay đến gặp bác sĩ tâm lý.

Theo Thiên Nhan

Zingnews

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Sống khỏe - 1 giờ trước

Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Sống khỏe - 1 giờ trước

GE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 3 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 3 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 16 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 19 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Top