Mất ăn, mất ngủ lo bệnh xã hội sau lần "ăn bánh, trả tiền"
Sau lần "ăn bánh, trả tiền", nam thanh niên lo lắng vì căn bệnh giang mai đến mức không dám gần gũi người yêu hay đi hiến máu.
Bệnh nhân nam, 29 tuổi, chưa có gia đình đến thăm khám tại Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng chán nản và lo lắng.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho hay, cách đây một năm, bệnh nhân có quan hệ với gái dịch vụ, sau đó bị bệnh giang mai.
Bệnh nhân đã điều trị hết triệu chứng lâm sàng. Cách đây 3 tháng, bệnh nhân muốn đi kiểm tra lại xem còn bị bệnh không tại một phòng khám tư nhân. Kết quả xét nghiệm TPHA (một xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán bệnh giang mai) chỉ ra bệnh nhân vẫn còn "dương tính" mặc dù trên lâm sàng không hề có triệu chứng gì. Sau đó, các bác sĩ đã điều trị một đợt thuốc kháng sinh liều cao cho bệnh nhân.
Cách đây một tháng, bệnh nhân dù không có triệu chứng nhưng vẫn thử đi xét nghiệm lại TPHA tại một phòng khám khác ở Hà Nội, kết quả vẫn là "dương tính", và lại được điều trị một đợt kháng sinh liều cao.
Lần này, bệnh nhân quyết định đi khám một lần nữa xem mình đã khỏi hẳn chưa. Bệnh nhân cho hay, bản thân lo lắng đến nỗi nhiều tháng nay không dám gần gũi người yêu, không dám hiến máu tình nguyện, và thậm chí là nỗi sợ hãi bị vô sinh. Tất cả nỗi niềm về bệnh tật đều giãi bày với bác sĩ và mong muốn chữa trị dứt điểm về bệnh.
Theo BS Hạ Hồng Cường, Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sau khi khám lâm sàng cho bệnh nhân không thấy có tổn thương bất thường nào nghi giang mai tái phát hay biến chứng.
BS Cường chỉ định 2 xét nghiệm đặc hiệu cho bệnh nhân, kết quả là xét nghiệm TPHA vẫn tăng cao, nhưng xét nghiệm RPR thì âm tính.
"Khi chúng tôi giải thích là bệnh nhân đã khỏi bệnh, thì bệnh nhân rất thắc mắc vì rõ ràng là xét nghiệm TPHA vẫn tăng cao như ở 2 phòng khám trước đã làm, mà tại sao bác sĩ lại nói khỏi bệnh?", BS Cường cho hay.
Giải đáp cho vấn đề này, theo BS Cường, bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai gây nên. Khi xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn giang mai là một kháng nguyên, nó sẽ kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch sinh ra "kháng thể" chống lại nó.
Xét nghiệm TPHA giúp chúng ta phát hiện ra các kháng thể này. Khi đã điều trị hết vi khuẩn, các kháng thể này sẽ tồn tại trong cơ thể chúng ta lâu dài, vậy nên xét nghiệm TPHA vẫn tăng cao hơn bình thường trong một thời gian dài là điều dễ hiểu .
Còn xét nghiệm RPR là xét nghiệm tìm "kháng thể không đặc hiệu" của xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể. RPR có thể tăng cao trong giai đầu xoắn khuẩn giang mai mới xâm nhập vào cơ thể, và ngược lại.
"Với bệnh nhân trên, xét nghiệm TPHA tăng cao, RPR lại âm tính, phiên giải ra có nghĩa là bệnh nhân đã từng bị giang mai nhưng hiện tại không mắc. Bệnh nhân không cần điều trị", BS Cường nói.
Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai, hay khi quan hệ không an toàn (đường âm đạo, hậu môn hay miệng...) ngoài ra giang mai còn lây qua đường máu.
Bệnh giang mai chia làm nhiều giai đoạn, nhiều biểu hiện đa dạng như săng giang mai, tổn thương da và niêm mạc… Nếu không điều trị kịp thời giang mai có thể xâm nhập vào máu di chuyển đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho da, niêm mạc, mắt, các cơ quan nội tạng như tim, gan, não,… Giang mai bẩm sinh có thể gây dị dạng nghiêm trọng thậm chí gây tử vong cho thai nhi.
Để phòng ngừa bệnh giang mai, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ thích hợp (như bao cao su). Khi có các dấu hiệu nguy cơ như tổn thương da niêm, bạn tình bị mắc giang mai... bệnh nhân cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Không quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe?
Phòng the - 7 giờ trướcQuan hệ tình dục thường xuyên có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như đối với hệ tim mạch. Nhiều người thắc mắc không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Cách cải thiện chứng đau lưng khi quan hệ
Phòng the - 1 ngày trướcĐối với nhiều người bị đau lưng khi quan hệ tình dục khiến chuyện ấy trở nên đáng sợ. Có những cách đơn giản cải thiện phiền toái này để việc quan hệ tình dục không là nỗi e ngại.
Khi nào nam giới nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?
Phòng the - 2 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Các tế bào ung thư này trở nên nguy hiểm hơn nếu di căn sang các bộ phận khác.
2 nguyên nhân chính gây xuất tinh sớm và cách khắc phục
Phòng the - 3 ngày trướcNguyên nhân chính xác của xuất tinh sớm vẫn chưa được biết. Trước đây nó được cho là do tâm lý nhưng hiện nay nó được cho là sự kết hợp của các yếu tố tâm lý và sinh học...
Không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Phòng the - 4 ngày trướcQuan hệ tình dục thường xuyên có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như đối với hệ tim mạch. Nhiều người thắc mắc không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Bệnh mụn rộp sinh dục dễ nhầm với mụn nhọt thông thường
Phòng the - 5 ngày trướcMụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến mà bất kỳ người có hoạt động tình dục nào cũng có thể mắc phải.
Những điều cần tránh khi ‘quan hệ’ trong mùa Đông
Phòng the - 5 ngày trướcGĐXH - Quan hệ tình dục vào mùa Đông đặc biệt hữu ích cho cả nam và nữ. Nhưng làm sao để chuyện ấy mang lại cảm xúc thăng hoa và tốt cho sức khỏe của các cặp đôi thì không phải ai cũng biết.
Vừa ngủ dậy nam sinh suýt mất tinh hoàn, cảnh báo nguy cơ nam giới dễ gặp khi vào mùa lạnh
Phòng the - 5 ngày trướcGĐXH – Nam sinh vào viện kiểm tra khi thấy vùng bẹn bên trái và bìu đau dữ dội sau khi vừa ngủ dậy. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật để bảo toàn tối đa chức năng tinh hoàn cho bệnh nhân. Theo chuyên gia, nam giới có nguy cơ cao gặp tình trạng này khi vào mùa lạnh.
Phòng tránh lây nhiễm Herpes sinh dục
Phòng the - 6 ngày trướcHerpes sinh dục chủ yếu lây qua quan hệ tình dục và đa số bệnh nhân bị bệnh do HSV-2 gây nên. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ bệnh do HSV-1 tăng lên do quan hệ miệng - sinh dục.
Những điều cấm kỵ sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, đột tử
Phòng the - 6 ngày trướcGĐXH - Đời sống tình dục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống những người trưởng thành. Nhưng sau khi quan hệ, có một số thói quen tưởng chừng như bình thường về lâu dài có thể gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đột tử.
Những điều cấm kỵ sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, đột tử
Phòng theGĐXH - Đời sống tình dục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống những người trưởng thành. Nhưng sau khi quan hệ, có một số thói quen tưởng chừng như bình thường về lâu dài có thể gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đột tử.