Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn đang là thách thức lớn

GiadinhNet - Trong hai năm liên tiếp, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) của nước ta chững lại ở ngưỡng 112,2 bé trai/100 bé gái. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và giải pháp ở cả Trung ương và địa phương, tuy nhiên tình trạng mất cân bằng GTKS vẫn đang là thách thức lớn trong công tác dân số. Ước tính năm 2018, TSGTKS là 112,8/100, tăng 0,6 điểm phần trăm.

Tỷ số GTKS có dấu hiệu tăng

Theo quy luật tự nhiên, trung bình cứ sinh 100 bé gái thì tương ứng sinh được khoảng từ 104-106 bé trai. Năm 2006, mất cân bằng TSGTKS bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Dù muộn hơn rất nhiều so với những nước láng giềng có tình trạng tương tự, nhưng TSGTKS tại nước ta lại tăng rất nhanh với những diễn biến khá phức tạp.

Từ cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999, khi đó TSGTKS là 107 trẻ trai/100 trẻ gái. Đến cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, tỉ số này là 110,5 và tăng lên 113,8 năm 2013, cho đến nay tỉ số này vẫn dao động xung quanh ngưỡng 112,2. Theo phân tích của các nhà điều tra nhân khẩu học, có những đặc điểm rất ngạc nhiên và rất riêng của Việt Nam được nhìn thấy từ TSGTKS.

Đặc điểm đầu tiên khiến nhiều người bất ngờ là TSGTKS tăng lên theo trình độ học vấn của người mẹ. Lâu nay, người ta cứ nghĩ tình trạng mất cân bằng TSGTKS sẽ rơi vào nhóm các bà mẹ có học vấn thấp nhưng kết quả lại cho thấy ngược lại. TSGTKS tăng từ mức 106-111 ở các bà mẹ có trình độ tiểu học lên mức 113 ở bậc THPT và cuối cùng là 115 ở bậc ĐH trở lên (Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 1/4/2014). Điều đáng ngạc nhiên là ở nhóm những bà mẹ với 3 năm đi học, TSGTKS tương tự mức sinh học tự nhiên là 105.

Đồng bằng sông Hồng là vùng có TSGTKS cao. Tỷ số này tăng liên tục trong 5 năm từ 115,3 trẻ trai/100 trẻ gái (năm 2009); tăng lên 118 trẻ trai/100 trẻ gái (năm 2014). Có 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng GTKS cao nhất năm 2017 được thống kê gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hòa Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh và Quảng Ngãi.

Theo dõi số liệu báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số hàng năm, trên 50% số tỉnh, thành phố TSGTKS của năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2016, chỉ có 18 tỉnh, thành phố có TSGTKS giảm, còn 45 tỉnh, thành phố có TSGTKS tăng so với năm 2015. Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, TSGTKS vẫn tăng hàng năm. Năm 2014, 15/63 tỉnh, thành phố có TSGTKS trên 115/100 là những tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ. Năm 2015, giảm xuống 13/63 tỉnh, thành nhưng tăng thêm ở khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2016, tăng lên 22/63 tỉnh, thành. Xu hướng này diễn ra không giống nhau tại các vùng trên cả nước. Tại khu vực thành thị, TSGTKS giảm, trong khi ở khu vực nông thôn lại tăng. Có nơi, tỷ lệ bé trai sinh ra cao hơn nhiều so với số bé gái, có khi lên tới 148,4 trẻ em trai/100 trẻ em gái.

Áp lực từ tư tưởng “nối dõi tông đường”

Theo các chuyên gia lĩnh vực dân số, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục gia tăng, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ có khoảng từ 2,3-4,3 triệu nam giới không tìm được vợ. Còn theo dự báo gần nhất của Tổng cục Thống kê, đến năm 2020, Việt Nam sẽ thừa 1,38 triệu nam giới trong độ tuổi kết hôn.

Áp lực sinh phải sinh cho được con trai để nối dõi tông đường đang đè nặng lên tâm lý của nhiều gia đình, đặc biệt là người phụ nữ. Theo một nghiên cứu của Trường ĐH Y Hà Nội cho thấy, áp lực phải sinh con trai là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Trung bình cứ 4 phụ nữ sau sinh thì có 1 phụ nữ trầm cảm nhưng tình trạng trầm cảm càng trầm trọng hơn (gấp 2 lần) ở lần mang thai thứ 2 trong trường hợp gia đình đã có con gái trước đó. Số phụ nữ sinh con gái một bề có nguy cơ bị chồng bạo hành trong quá trình mang thai (bao gồm cả bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần) gấp 2 lần so với phụ nữ có con trai.

Theo khảo sát, có tới 6,2% phụ nữ bị chồng bạo hành đã sinh non và 4,9% sinh con nhẹ cân. Có hơn 1/3 phụ nữ mang thai bị bạo hành, nhưng có gần một nửa số trường hợp không thông báo cho người khác. Phụ nữ sinh con gái một bề có nguy cơ bị chồng bạo hành trong quá trình mang thai gấp 2 lần so với phụ nữ có con trai. Bạo lực tinh thần là hình thức phổ biến nhất đối với phụ nữ mang thai, chiếm 32,2%, tiếp theo là bạo lực tình dục 9,8% và bạo lực thể xác 3,5%.

Hệ lụy của việc mất cân bằng GTKS đã được nhìn rõ ở nhiều quốc gia đã xảy ra tình trạng này. Nhãn tiền của vấn đề này có thể nhìn sang các quốc gia láng giềng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Họ đang phải đối mặt với tình trạng thừa nam, thiếu nữ khiến hàng chục triệu nam giới đến tuổi trưởng thành không có bạn đời để kết hôn. Đàn ông Việt có thể lấy vợ ở nước nào, trong khi các nước láng giềng cũng đang “nhập khẩu” cô dâu của ta? Bên cạnh đó, vấn đề tìm được bạn đời là người nước ngoài cũng không hề đơn giản, không chỉ là sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa mà theo PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế thì “chúng ta lại không đủ giàu để có thể lấy cô dâu người nước ngoài”. “Một trăm đứa khóc như ri, không bằng một đứa nó đi giật lùi” – tư tưởng sinh con trai để nối dõi tông đường, để thờ cúng… vốn ăn sâu gốc rễ trong suy nghĩ của nhiều người dân, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong việc lựa chọn giới tính thai nhi đã và đang góp phần làm gia tăng tình trạng mất cân bằng GTKS hiện nay.

Để giải quyết tình trạng này, từ năm 2009, Tổng cục DS-KHHGĐ đã triển khai Đề án Giảm thiểu tình trạng mất cân bằng GTKS, hiện nay ngành Dân số đang triển khai Đề án kiểm soát mất cân bằng GTKS giai đoạn 2016-2025 với nhiều giải pháp, trong đó chú trọng công tác truyền thông chuyển đổi hành vi.

Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới khẳng định: Mất cân bằng GTKS tại Việt Nam đang tăng nhanh đã ở mức nghiêm trọng. Vì vậy, để giảm thiểu TSGTKS thì bên cạnh các giải pháp của cơ quan chuyên môn thì cũng rất cần có sự chung tay giải quyết của toàn xã hội.

Minh Trang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top