Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khánh Hòa: Đẩy mạnh truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

GiadinhNet - Hiện nay, Khánh Hòa là một trong những địa phương có tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) cao trong cả nước, sự chênh lệch giữa trẻ sơ sinh trai và trẻ sơ sinh gái sinh ra sống ngày càng tăng với tỷ lệ 110,2 /100. Thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2020, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Khánh Hòa đã và đang nỗ lực triển khai nhiều hoạt động phối hợp tuyên truyền nhằm ngăn chặn mọi hành vi lựa chọn GTKS, nâng cao vị thế trẻ em gái.

Truyền thông về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân. Ảnh: Trang Nguyễn

Truyền thông về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân. Ảnh: Trang Nguyễn

Nhiều địa phương TSGTKS còn cao

Bà Trần Thị Kim Oanh, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết, tình trạng mất cân bằng GTKS trên địa bàn tỉnh ngày một tăng nhanh. Trong đó, có những địa phương đã vượt mức cho phép như: huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Thị xã Ninh Hòa, TP Cam Ranh giao động từ 110 - 130 trẻ trai/100 trẻ gái.

Anh Trương Văn Long (40 tuổi, ở thôn Điệp Sơn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) cho biết: “Tôi có 2 con gái, 2 con trai. Biết sinh con đông thì cuộc sống vất vả, nhưng tôi làm nghề biển, không sinh con trai thì lấy ai giúp đỡ?”… Đó cũng là tâm lý chung của những người dân miền biển. Chính vì vậy, nhiều năm trở lại đây, huyện Vạn Ninh liên tục có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ở mức cao. BS Huỳnh Tình, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Vạn Ninh cho biết, nhiều năm qua, địa phương đã chú trọng tuyên truyền vấn đề này nhưng vẫn chưa khống chế được. Tình trạng này phổ biến nhất ở các xã: Vạn Thạnh, Vạn Thắng.

Năm 2014, TSGTKS ở thị xã Ninh Hòa là 117%; năm 2016, tỷ lệ này tuy có giảm nhưng vẫn còn nằm trong nhóm cao với 113,6%; đến năm 2017 tăng lên quá cao với 121,1%. Hiện tại, các xã vùng nông thôn tỷ lệ chênh lệch giữa bé trai/bé gái rất cao như: Ninh Thượng, Ninh Tây, Ninh Sim…

Trước thực trạng trên, thực hiện theo chủ trương của Tổng cục DS-KHHGĐ, từ năm 2016, tỉnh đã phát động Chiến dịch truyền thông giảm thiểu MCBGTKS với chủ đề “Đầu tư cho trẻ em gái và phụ nữ là đầu tư cho tương lai bền vững”. Thông điệp còn nhằm kêu gọi cộng đồng, đặc biệt các cặp vợ chồng trẻ và trẻ em gái vị thành niên là nhân tố tích cực cho việc thay đổi tư duy và hành động của người dân - không lựa chọn GTKS và không phân biệt đối xử về giới.

Theo đó, ngành Dân số tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp như: lồng ghép tuyên truyền vận động trong các cấp, ngành và người dân về việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi; phối hợp với Sở Y tế rà soát, kiểm tra các nhà sách bày bán các sách có nội dung hướng dẫn lựa chọn giới tính thai nhi trên toàn tỉnh, tiêu hủy hàng ngàn ấn phẩm. UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2020. Mục đích của đề án là khống chế tình trạng gia tăng TSGTKS hàng năm, tiến tới đưa tỷ số này về mức cân bằng tự nhiên (từ 104 - 107 trẻ trai/100 trẻ gái).

Nâng cao kỹ năng truyền thông về MCBGTKS

Theo Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh, Chi cục DS-KHHGĐ Khánh Hòa đã xây dựng kế hoạch triển khai và đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, chỉ đạo các địa phương triển khai các hoạt động như: tổ chức hội nghị, tọa đàm về thực trạng, bàn giải pháp giải quyết vấn đề về MCBGTKS, tảo hôn, cải thiện sức khỏe trẻ em gái; mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông về MCBGTKS; tổ chức mittinh, cổ động, tăng cường truyền thông giảm thiểu MCBGTKS tại các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển…

Bên cạnh đó, Đề án cũng đưa ra các hoạt động cụ thể cần thực hiện như: khảo sát, đánh giá đầu vào thực trạng MCBGTKS; thu thập thông tin hàng năm về mất MCBGTKS; tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn trực tiếp, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân, cộng đồng về MCBGTKS thông qua mạng lưới cộng tác viên; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nghiêm cấm chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi; tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi; lồng ghép các nội dung truyền thông mất cân bằng vào các hoạt động văn hóa xã hội.

Cùng với đó, đăng tải các nội dung nghiêm cấm lựa chọn GTKS, hệ lụy của MCBGTKS trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông về bình đẳng giới, nâng cao vai trò của trẻ em gái; đưa nội dung MCBGTKS vào các trường chính trị, THCS, đại học, cao đẳng, y tế thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, cuộc thi tìm hiểu, sinh hoạt ngoại khóa; có những chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội…

Từ năm 2015, hàng năm, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đều phát động Chiến dịch truyền thông giảm thiểu MCBGTKS. Qua đó kêu gọi trách nhiệm của toàn xã hội chung tay ngăn chặn lựa chọn GTKS và phân biệt đối xử về giới; đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, hướng đến một xã hội bình đẳng, bền vững; kêu gọi cộng đồng, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn và trẻ em gái vị thành niên nên là nhân tố tích cực cho việc thay đổi tư duy và hành động của người dân - không lựa chọn GTKS và không phân biệt đối xử về giới. Bên cạnh đó, Chi cục còn phối hợp với các địa phương tổ chức nói chuyện chuyên đề, hội nghị, tọa đàm về thực trạng, thách thức và giải pháp, từng bước giải quyết vấn đề MCBGTKS, tảo hôn, cải thiện sức khỏe phụ nữ và trẻ em gái; phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức thi hát dân ca biểu dương những gia đình thực hiện tốt chính sách dân số, sinh con một bề gái; mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông về MCBGTKS; tổ chức mít tinh, cổ động, tăng cường truyền thông giảm thiểu MCBGTKS tại các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển…

Nhờ vậy, người dân cũng nhận thức được nên sinh con thuận theo tự nhiên và hệ lụy của mất cân bằng GTKS, theo báo cáo năm 2017, tỉ lệ GTKS trên toàn tỉnh khống chế ở mức 110,2% đúng theo kế hoạch đề ra.

Theo thống kê, năm 2002, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh toàn tỉnh Khánh Hòa là 108%, năm 2012 tăng lên 109%, thuộc nhóm có nguy cơ cao. Năm 2016, tỷ lệ chênh lệch tăng lên khoảng 111%, thuộc nhóm cao. Theo báo cáo năm 2017, tỉ lệ GTKS trên toàn tỉnh khống chế ở mức 110,2% đúng theo kế hoạch đề ra.

Trang Nguyễn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top