Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất khả năng làm mẹ vì bị chồng bạo hành

Thứ sáu, 11:29 13/12/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Có không ít thai phụ phải phá thai, mất con, cắt tử cung, vĩnh viễn mất khả năng làm mẹ vì bị chính chồng mình bạo lực.

Mất khả năng làm mẹ vì bị chồng bạo hành 1

Do tâm lý coi chuyện bạo lực là “chuyện của riêng gia đình” nên gần 50% phụ nữ bị chồng gây bạo lực không nói với ai; 87% không đi “gõ cửa cầu cứu” ở bất kỳ nơi đâu. Tranh minh họa

Đó là những thông tin được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo các bên liên quan về tác động của bạo lực đến sức khỏe sinh sản tại Tanzania và Việt Nam vừa được ĐH Y Hà Nội phối hợp tổ chức.

Hậu quả nặng nề, đau đớn

PGS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ: Tình trạng bạo lực gia đình báo động đến mức, có những tỉnh, thành phố mỗi năm có khoảng 500-600 nạn nhân của bạo lực gia đình, thậm chí có những địa phương lên đến hàng ngàn trường hợp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của người phụ nữ, mà còn là gánh nặng của ngành y tế.

Trong sản khoa đã từng chứng kiến những phụ nữ bị bạo lực dẫn đến sảy thai, nếu thai lớn thì bị rau bong non đe dọa tính mạng người mẹ. Các bác sĩ phải phẫu thuật, thai chết, mẹ phải cắt tử cung, khiến họ vĩnh viễn không còn khả năng làm mẹ – thiên chức vĩ đại của người phụ nữ.

Tại Hội thảo quốc gia rà soát tình hình triển khai Thông tư số 16/2009/TT-BYT và đáp ứng của ngành y tế đối với bạo lực gia đình tổ chức ngày 4/12, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã khẳng định bạo lực trên cơ sở giới hay bạo lực giới là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Tích hợp số liệu tổng hợp cho thấy, 58% phụ nữ từng trải qua bạo lực về thể chất, tinh thần và tình dục; khoảng 5% phụ nữ đã từng mang thai cho biết bị đánh đập trong khi mang thai... “Những năm vừa qua đã có hàng ngàn bệnh nhân vào viện do bạo lực gia đình. Trong đó, riêng Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), nơi có triển khai dự án hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình tiếp nhận trung bình 200 nạn nhân/năm”, ông Khuê cho hay.

87% người bị bạo hành không “cầu cứu” bất kỳ ai

Tháng 11/2007, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình và Chính phủ đã triển khai các hướng dẫn thực hiện luật. Bộ Y tế đã xây dựng Thông tư số 16/2009/TT-BYT ngày 22/9/2009 về hướng dẫn việc tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

BS sản khoa Phan Thu Hiền – Chuyên gia Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: Phụ nữ Việt Nam có xu hướng bị bạo lực bởi chồng cao hơn 3 lần so với các đối tượng khác. Số liệu công bố năm 2012 cho thấy: Ước tính chi phí mất thu nhập do bạo lực gia đình gây ra bằng khoảng 1,78% GDP của Việt Nam (năm 2010).

Báo cáo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2010 cho thấy, khoảng 12% phụ nữ bị thương phải chăm sóc y tế do bị chính chồng mình bạo lực. Qua khảo sát nạn nhân bạo lực gia đình trong một năm, đa số nạn nhân bị bạo hành 2 - 5 lần (tỷ lệ 42%); 17,4% bị bạo hành trên 5 lần/năm. Do bạo lực gia đình, tỷ lệ phụ nữ có sức khỏe kém, đi lại khó khăn, suy giảm trí nhớ, có ý định tự tử... đều cao hơn hoặc cao gấp đôi so với nhóm phụ nữ không bị bạo hành. Trong đó, tỷ lệ người có ý định tự tử là cao nhất (gần 30%).

Cũng theo BS Hiền, phụ nữ chưa từng đi học bị nhiều bạo lực gia đình nhất, kế đến là nhóm học vấn trung học, tiểu học. Đặc biệt, những hậu quả như sảy thai, bị chết con khi sinh, phá thai... mà phụ nữ từng mang thai phải chịu khi bị chồng bạo hành cao hơn nhiều so với nhóm không bị bạo hành. Trong đó, 30% phụ nữ phải phá thai là do bị bạo hành, 21% bị sảy thai.

Một thực tế nhức nhối: Mặc dù bị bạo hành như vậy, nhưng do tâm lý chuyện bạo lực là “chuyện của riêng gia đình”, “đóng cửa dạy nhau”, nên gần 50% phụ nữ bị chồng gây bạo lực không nói với ai; 87% không đi “gõ cửa cầu cứu” ở bất kỳ nơi đâu!
 
Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo một nghiên cứu mới công bố, những người bị hội chứng tiền kinh nguyệt (hay PMD) gồm các khó chịu trước thời kỳ kinh nguyệt như chuột rút, đau đầu, trầm cảm và rối loạn tâm trạng nghiêm trọng có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn gấp đôi.

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Ngày Tránh thai thế giới 26/9 năm nay với chủ đề “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn” được nhiều địa phương hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực.

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Dinh dưỡng tốt rất quan trọng với người nhiễm HIV, đặc biệt là trong giai đoạn cơ thể suy yếu, mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội...

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Việc lạm dụng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Gia vị có một vị trí rất đặc biệt trong cách chế biến món ăn. Nhiều người cho rằng, khi mang thai không nên ăn các loại gia vị cay, nóng nhưng có 4 loại gia vị dưới đây lại có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Top