Mất ngủ, khó ngủ có nên tự ý dùng thuốc?
Ngày càng nhiều người trẻ, thậm chí cả thanh thiếu niên cũng mắc chứng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ. Vậy khi bị mất ngủ, khó ngủ có nên tự ý mua thuốc về dùng?
1. Mất ngủ là gì?
Cùng với dinh dưỡng, tập thể dục, giấc ngủ là một trong ba trụ cột của sức khỏe. Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị người lớn nên ngủ 7- 8 giờ mỗi đêm.
Các tình trạng liên quan đến rối loạn giấc ngủ:
- Khó ngủ .
- Thức dậy vào giữa đêm sau khi ngủ và không thể ngủ lại (mất ngủ dai dẳng).
- Không thể ngủ lại sau khi thức dậy sớm.
- Kết hợp các yếu tố trên.
Mất ngủ có thể cấp tính, kéo dài một đêm, thậm chí vài tuần, hoặc mạn tính, nếu một người bị ảnh hưởng bởi nó ít nhất ba đêm một tuần trong ba tháng.

Chứng mất ngủ không còn là“riêng” đối với người già, ngày càng nhiều người trẻ mắc chứng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.
Nguyên nhân gây mất ngủ là do môi trường, làm việc theo ca, căng thẳng, thói quen ngủ kém, tình trạng bệnh lý tiềm ẩn (bao gồm đau, bệnh tim hoặc tuyến giáp, mãn kinh, trầm cảm, ngưng thở khi ngủ, trào ngược dạ dày thực quản ), sử dụng một số loại thuốc, sử dụng chất kích thích caffeine nicotin và rượu…
Phụ nữ có nhiều khả năng bị mất ngủ hơn nam giới. Do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau mãn kinh , các tình trạng sức khỏe như trầm cảm, lo lắng, đau cơ, hoặc u nang buồng trứng cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Người lớn tuổi (trên 60 tuổi), những người trải qua các thay đổi về thể chất hoặc môi trường hoặc mắc bệnh mạn tính cũng có thể bị mất ngủ.
2. Khi nào cần dùng thuốc ngủ?
Mất ngủ có ảnh hưởng lớn đến chức năng nhận thức và chức năng miễn dịch, đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mất ngủ cần có biện pháp điều trị đúng đắn tùy theo nguyên nhân cụ thể và dùng thuốc ngủ khi cần thiết. Vì vậy, việc có nên uống thuốc ngủ hay không cần phải được đánh giá dựa trên mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ của bệnh nhân và lý do cụ thể gây ra chứng mất ngủ.
Bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ nếu khó ngủ ít nhất ba đêm một tuần trong ba tháng hoặc nếu chứng mất ngủ cản trở cuộc sống hàng ngày như: Cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh, khó tập trung hoặc ngủ gà gật vào ban ngày.

Chỉ nên sử dụng thuốc ngủ khi cần thiết, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
3. Một số loại thuốc điều trị mất ngủ
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dùng trị mất ngủ, điển hình như:
- Thuốc benzodiazepin: Bao gồm estazolam, flurazepam (dalmane), temazepam (restoril), quazepam (doral) và triazolam (halcion). Mặc dù vẫn được bác sĩ kê đơn sử dụng, nhưng các thuốc benzodiazepin có thể gây nghiện hơn và thường không được dùng lâu dài.
Các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, khiến người bệnh cảm thấy uể oải vào buổi sáng, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Ngoài ra, nếu ngừng sử dụng thuốc benzodiazepin trong thời gian dài đột ngột sẽ có nguy cơ xảy ra "triệu chứng cai thuốc" như run tay, đánh trống ngực, trầm cảm, thậm chí có thể gây co giật.
- Thuốc kháng histamin : Các thuốc này bao gồm diphenhydramine (benadryl), doxylamine (unisom)… có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, được sử dụng trong một số trường hợp mất ngủ cụ thể. Tác dụng gây ngủ thường không mạnh và mỗi người có cảm giác buồn ngủ khác nhau.
- Thuốc chống trầm cảm : Một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm cũng có thể được sử dụng để điều trị mất ngủ trong một số trường hợp. Các thuốc này bao gồm: Mitazepine, quetiapine, trazodone (desyrel)… thường được kê đơn ở liều thấp hơn, ít gây ra tác dụng phụ hơn.
- Melatonin được coi là một trong những loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn an toàn hơn, được dùng khi mất ngủ do thay đổi múi giờ (đi du lịch)…
Tóm lại, mất ngủ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ở cả người khỏe mạnh lẫn người mắc bệnh mạn tính. Ngoài ra, mất ngủ có thể là triệu chứng của rối loạn não và thần kinh. Vì vậy, khi có triệu chứng mất ngủ người bệnh cần đi khám, để đánh giá và bắt đầu điều trị chứng mất ngủ kịp thời, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chỉ nên sử dụng thuốc ngủ khi cần thiết, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và nên bắt đầu ở liều thấp nhất để giảm thiểu tần suất sử dụng, không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài để giảm nguy cơ xảy ra phản ứng phụ do sử dụng thuốc ngủ.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 2 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.