Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?

Chủ nhật, 11:47 07/04/2024 | Đời sống

GĐXH - Trước thông tin làng Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) có nguy cơ mất tên sau đề án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã giai đoạn 2023 - 2025, nhiều người dân đang sinh sống tại đây hiện không khỏi băn khoăn, bức xúc, mong muốn được giữ lại "dù chỉ một chữ" trong tên làng để con cháu nhớ về nguồn cội, gốc gác của mình.

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?

Nằm cách trung tâm Thủ đô khoảng 25km, làng Chàng Sơn (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm mộc truyền thống, có tuổi đời hàng nghìn năm, với nhiều di tích kiến trúc, nghệ thuật đã được xếp hạng. 

Thời gian qua, trước thông tin làng cổ có nguy cơ mất tên sau đề án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã giai đoạn 2023 - 2025, nhiều người dân đang sinh sống tại đây hiện không khỏi băn khoăn, tiếc nuối, mong muốn được giữ lại "dù chỉ một chữ" trong tên làng để con cháu nhớ về nguồn cội, gốc gác của mình.

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 1.

Làng nghề truyền thống Chàng Sơn nằm ở huyện Thạch Thât, cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km.

Chàng Sơn không chỉ là cái tên

Đã nhiều năm liền làm thủ nhang tại đình Chàng Sơn, ông Phí Đình Thắng (Xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất) dù đã hơn 70 tuổi nhưng ngày ngày vẫn cần mẫn, trông coi ngôi đình cổ. 

Chia sẻ với Gia đình và Xã hội, Ông Thắng cho biết, "thôn Chàng" vốn đã có từ xa xưa, cách đây hàng ngàn năm, nổi tiếng với giai thoại về cụ phó Sần cùng nhóm thợ mộc trong thôn đi "chữa đền" cho Tản Viên Sơn Thánh. 

"Cái tên Chàng vốn bắt nguồn từ một dụng cụ làm mộc cổ của người dân. Cái chàng, cái đục của dân Chàng thôn không những được người trần biết đến mà còn nổi tiếng với truyền thuyết chữa đền cho thánh Tản Viên. Đến năm 1956, sau kháng chiến chống Pháp, thôn Chàng đổi tên thành Chàng Sơn, chữ Sơn cũng bắt nguồn từ truyền thuyết trên", ông Thắng lý giải.

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 2.
Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 3.
Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 4.

Ông Phí Đình Thắng (70 tuổi) nhiều năm liền được người dân bầu làm thủ nhang đình làng Chàng Sơn.

Theo ông Thắng, dân Chàng Sơn nổi tiếng khắp Xứ Đoài xưa là dân "bách nghệ" bởi có những nghề rất độc đáo, nổi tiếng như nghề mộc, nghề làm quạt, nghề tạc tượng, làm nhà cổ, nhà gỗ... Các sản phẩm của làng được nhiều người đánh giá cao bởi sự tinh xảo, tỉ mỉ...

Năm 2003, làng Chàng Sơn đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống. Đến năm 2008, Hội làng nghề Việt Nam phong tặng mộc Chàng Sơn danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”. 

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 5.
Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 6.
Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 7.

Đình Chàng Sơn  được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 2/10/1991.

"Đó không đơn giản chỉ là cái tên dùng để xưng hô, không thể nói bỏ là bỏ, nó giống như thương hiệu được xây dựng, phát triển bằng sự cố gắng, nỗ lực của nhiều thế hệ. Chính vì những giá trị văn hóa và lịch sử gắn liền với cái tên ấy, cho nên người dân, đặc biệt là người trẻ khi nhắc đến vẫn luôn tự hào về gốc gác, cội nguồn của mình", ông Thắng nói.

Mong giữ lại "cội nguồn"

Theo đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, xã Chàng Sơn sẽ sáp nhập với xã Thạch Xá lấy tên Thạch Xá. Theo ghi nhận của PV, dù nhiều người dân khi được hỏi đều đồng ý sáp nhập hai xã, thế nhưng lại không đồng ý về tên gọi mới, bởi theo họ tên làng, tên xã mang ý nghĩa rất lớn, rất sâu sắc và không thể "để mất".

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 8.

Tên xã mang ý nghĩa rất lớn, rất sâu sắc và không thể "để mất" đối với người dân Chàng Sơn.

"Xét về dân số, Chàng Sơn hiện đang có đông người hơn so với Thạch Xá, hai xã dù nằm cạnh nhau, chỉ cách nhau một đoạn đường nhưng phong tục, tiếng nói, nghề truyền thống đều có sự khác biệt. Tên làng mà để mất đi thì quả thật là một điều rất đáng tiếc, có lỗi với các thế hệ đi trước.

Chỉ mong nhà nước tạo điều kiện để người dân hai xã được ngồi lại với nhau, cùng nhau đưa ra tiếng nói chung, giữ lại dù chỉ một trong hai chữ Chàng hoặc Sơn để đặt tên cho xã mới", bà Nguyễn Thị Lâm sinh sống tại thôn 4, xã Chàng Sơn ngậm ngùi.

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 9.
Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 10.
Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 11.

Văn hóa làng xã từ xa xưa vốn đã tạo lên sức mạnh nội sinh của dân tộc.

Tương tự, Chị Nguyễn Minh Hồng (41 tuổi) kinh doanh tại chợ Chàng Sơn cho biết, việc sáp nhập là chủ trương, chính sách của nhà nước và người dân luôn ủng hộ, tuy nhiên việc lựa chọn tên mới như thế nào thì phải được lấy ý kiến từ nhân dân của cả hai xã, tránh những xung đột, khúc mắc đáng tiếc có thể xảy ra.

"Việc một xã được giữ nguyên tên, xã còn lại mất tên sau sáp nhập là rất bất công, nhiều người không đồng ý. Không những người dân vừa mất thời gian thay đổi thông tin các loại giấy tờ, thủ tục hành chính... mà còn mất đi tên gọi đã gắn bó bao đời.

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 12.
Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 13.
Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?- Ảnh 14.

Tên làng, xã không chỉ là tên gọi mà còn chứa đựng những ký ức, kỷ niệm, nơi chôn nhau cắt rốn của nhiều người.

Theo tôi việc lựa chọn tên gọi phù hợp là rất quan trọng, cần phải nhận được sự đồng lòng, nhất trí cao từ người dân hai xã, có như vậy mới tránh được tình trạng tuy cùng một xã nhưng lại khó nhìn mặt nhau sau này", chị Hồng bày tỏ.

Giống như chị Hồng, đa số cư dân sinh sống tại Chàng Sơn đều cho rằng, việc đặt tên thôn làng không phải là chuyện đơn giản, nếu đặt tên một cách áp đặt hoặc máy móc, sẽ vô tình khiến chính "người trong làng" cảm thấy xa lạ với tên gọi của làng, xã của mình, làm mất đi sức mạnh nội sinh, bản sắc văn hóa đã hình thành qua nhiều đời.  

Sau khi sáp nhập, các xã, phường ở Hà Nội có tên gọi mới như thế nào?Sau khi sáp nhập, các xã, phường ở Hà Nội có tên gọi mới như thế nào?

GĐXH - Tính đến đầu tháng 4/2024, đã có 11 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội công bố tên phường, xã dự kiến sau sáp nhập.

Đến ngày 1/4, Hà Nội có 11 quận, huyện, thị xã công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường giai đoạn 2023 - 2025 để lấy ý kiến nhân dân. Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, tên đơn vị hành chính mới được xem xét dựa trên yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, ưu tiên sử dụng tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sắp xếp hoặc được sử dụng trong quá trình hình thành và phát triển.

Năm 2024, cả nước có 50 quận, huyện và hơn 1.200 phường, xã được sáp nhập nhằm tinh giản bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng dịch vụ công.

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận, huyện phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000; phường (thuộc quận) có dân số từ 15.000 người trở lên; diện tích 5,5 km2 trở lên; xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30 km2.

Đến năm 2025, các tỉnh, thành cần hoàn thành sắp xếp quận, huyện và phường, xã có đồng thời hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Trung Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

3 con giáp nổi bật giữa đám đông nhờ sở hữu khí chất mạnh mẽ và trí thông minh bẩm sinh

3 con giáp nổi bật giữa đám đông nhờ sở hữu khí chất mạnh mẽ và trí thông minh bẩm sinh

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này đều sở hữu những ưu điểm khiến họ trở nên nổi bật, cuốn hút, hấp dẫn.

Hà Nội: Vì sao bãi xe không phép ở Hoài Đức vẫn ngang nhiên hoạt động dù từng bị chính quyền tháo dỡ?

Hà Nội: Vì sao bãi xe không phép ở Hoài Đức vẫn ngang nhiên hoạt động dù từng bị chính quyền tháo dỡ?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo UBND xã An Khánh (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) khẳng định "đã quyết liệt xử lý" bãi trông giữ xe không phép với quy mô hàng ngàn m2 tại khu đô thị Geleximco nhưng vì "nhu cầu" của người dân quá lớn cho nên dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm.

TPHCM chốt giá vé metro số 1, chỉ 40.000 đồng được đi không giới hạn trong ngày

TPHCM chốt giá vé metro số 1, chỉ 40.000 đồng được đi không giới hạn trong ngày

Đời sống - 12 giờ trước

Giá vé đi tàu metro số 1 được UBND TPHCM ban hành tính theo lượt trả bằng tiền mặt từ 7.000 - 20.000 đồng, theo thời gian ở mức 40.000 đồng/ngày và 300.000 đồng/tháng.

Người lao động cần phải lưu ý gì khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025?

Người lao động cần phải lưu ý gì khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025?

Đời sống - 19 giờ trước

GĐXH - Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, người lao động gặp tai nạn sẽ được hưởng các quyền lợi gì theo quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.

5 con giáp uy tín, đáng tin cậy, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người

5 con giáp uy tín, đáng tin cậy, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Những con giáp này có cách đối nhân xử thế đúng đắn, lại có tài, nhận được sự khâm phục của tập thể.

Thái Bình: Phóng xe như bay, hai học sinh lao vào gầm xe tải khiến 1 em tử vong

Thái Bình: Phóng xe như bay, hai học sinh lao vào gầm xe tải khiến 1 em tử vong

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Chiếc xe máy chở theo 2 học sinh di chuyển với tốc độ cao trên đường. Khi một xe tải bất ngờ xuất hiện phía trước, xe máy vội phanh gấp khiến 2 người trên xe trượt ngã, lao thẳng vào gầm xe tải.

Vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ: Người cha đi làm xa kể lại giây phút đau đớn khi nhận tin con gái tử vong

Vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ: Người cha đi làm xa kể lại giây phút đau đớn khi nhận tin con gái tử vong

Đời sống - 1 ngày trước

Anh T.M.T - bố của em T.M.D, nạn nhân đầu tiên được tìm thấy đã không khỏi xót xa trước sự ra đi đột ngột của con gái.

Bảng lương mới của lực lượng vũ trang không còn tính theo lương cơ sở sau năm 2026 như thế nào?

Bảng lương mới của lực lượng vũ trang không còn tính theo lương cơ sở sau năm 2026 như thế nào?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2026, bảng lương của lực lượng vũ trang có sự thay đổi? Dưới đây là thông tin liên quan đến vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo.

Top