Mê ăn một loại rau, người phụ nữ mắc bệnh tưởng nhầm ung thư gan
Người phụ nữ trước bị chẩn đoán u gan nghi ngờ ung thư nhưng khi làm xét nghiệm tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm 1 loài ký sinh trùng.
Chị N.T.L (40 tuổi, sống ở Hải Phòng) lên Hà Nội khám được chẩn đoán u gan, nghi ngờ ung thư. Trong thời gian chờ phẫu thuật, chị L. sang Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) làm xét nghiệm loại trừ sán lá gan.
Khi vào khám, người bệnh có tâm lý rất hoang mang, lo lắng. Các bác sĩ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra và siêu âm thì phát hiện tổn thương ở gan do sán lá gan lớn tạo thành, không phải u gan hay ung thư gan.
Trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần điều trị nội khoa thay vì phải phẫu thuật cắt u gan. Trong đợt khám lại sau 3 tháng, chị L. đã hết tổn thương trong gan.

Bác sĩ khám cho bệnh nhân. Ảnh minh họa: Phương Thúy
Người phụ nữ này cho biết, không ăn các loại thịt, cá sống nhưng mê các món rau thủy sinh như cần muối dưa, ngó sen nộm.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ - Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, sán lá gan lớn gây áp xe gan phổ biến ở Việt Nam. Sán lá gan lớn thường ký sinh ở nhu mô gan, tạo thành ổ áp xe giống như khối u. Có hai loại sán lá gan lớn và nhỏ. Nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu do tập quán ăn uống sinh hoạt ở một số vùng miền.
Sán lá gan lớn vào cơ thể từ thói quen ăn các loại rau trồng dưới nước như rau cần, ngổ, muống nước, cải xoong, ngó sen. Các ấu trùng của sán bơi trong nước, bám vào thực vật thủy sinh, ốc nước ngọt.
Theo bác sĩ Thọ, ăn ốc nước ngọt và các loại rau thủy sinh chưa được nấu chín làm tăng nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn. Khi vào cơ thể, nang ấu trùng phát triển lên sán trưởng thành, thời gian kéo dài khoảng 3 đến 4 tháng.
Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở ống mật nhưng trước đó, chúng vào nhu mô gan gây tổn thương dạng u hay áp xe. Trong giai đoạn xâm nhập, sán có thể di chuyển, gây tổn thương ở thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, tuyến vú, đôi khi có cả trong bao khớp.
Người dân nên đi khám sàng lọc khi có triệu chứng đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu, đôi khi đau thượng vị kèm theo tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, sốt kéo dài hoặc kém ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, sẩn ngứa, mề đay. Ở thể nặng, bệnh gây tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa. Một số người đi khám bệnh, trên siêu âm cũng như chụp cắt lớp vi tính có thể nhầm với ung thư gan và các loại áp xe gan do nguyên nhân khác.
Để phòng ngừa bệnh sán lá gan, bác sĩ Thọ khuyến cáo mọi người thực hiện ăn chín, uống sôi, đặc biệt không nên ăn sống các loại cá, ốc chưa được nấu chín kĩ dưới mọi hình thức, không ăn sống các loại rau thủy sinh.
Thực hiện rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn chín, sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải; không dùng phân tươi để bón rau. Sử dụng nước sạch để ăn uống, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Bệnh sán lá gan truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, bệnh có thể gây nên các biến chứng nặng. Người dân nếu nghi ngờ nhiễm bệnh phải đến cơ sở y tế chuyên khoa sâu để thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.