Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ đang cho con bú ăn vải thiều được không?

Thứ sáu, 09:30 03/06/2022 | Mẹ và bé

GiadinhNet - Mẹ đang cho con bú ăn vải thiều được không? Vải thiều đang vào mùa, cùng mức giá thành phải chăng đang dần trở thành loại quả được nhiều chị em sau sinh và cho con bú quan tâm.

Với những mẹ sau sinh, cho con bú trực tiếp bằng sữa mẹ, việc bổ sung dinh dưỡng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn sữa mẹ. Biết áp dụng đúng cách, chọn loại quả phù hợp giai đoạn cho con bú sẽ giúp việc chăm con nhỏ của mẹ trở nên "thuận buồm" hơn.

Cho con bú ăn vải thiều được không?

Vải thiều là một trong những loại trái cây được đánh giá tiêu thụ nhiều nhất vào dịp hè. Loại quả nhiệt đới này không chỉ rất giàu giá trị dinh dưỡng mà còn mang đến nhiều lợi ích thực sự ấn tượng đối với sức khỏe như hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, chữa lành các tổn thương, tốt cho da, hệ tiêu hóa, hỗ trợ xương khớp chắc khỏe.

Mẹ đang cho con bú ăn vải thiều được không? - Ảnh 1.

Mẹ đang cho con bú ăn vải thiều được không? (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, mẹ cho con bú ăn vải thiều được không? Mặc dù cũng là loại quả nằm trong nhóm trái cây bổ dưỡng nhưng vải lại có tính nóng, hàm lượng đường khá cao nên không tốt cho sức khỏe của các mẹ cho con bú.

Những mẹ cho con bú thường đang trong giai đoạn nội tiết tố thay đổi, khi tiếp nạp thêm các tính nóng từ vải sẽ dễ gây ra tình trạng nổi mụn, sữa nóng và tiết ra ít sữa hơn. Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé đang còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ.

Mẹ đang cho con bú ăn vải thiều có thể gây ra một số vấn đề như:

- Gây nóng trong: Đông y xếp vải vào loại quả đại nhiệt nên có thể gây nóng trong, làm mất cân bằng trong cơ thể, dễ gây nhiệt miệng, mụn nhọt, cơ thể khó chịu. Bên cạnh đó, ăn vải nhiều còn làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ. Sữa mẹ bị nóng, bé bú sẽ nóng theo. Vì thế, bé sẽ dễ quấy khóc, rôm sảy, khó chịu.

- Ngộ độc vải: Ăn vải nhiều, nhất là lúc đói sẽ dễ bị tình trạng say vải do hàm lượng đường trong vải quá cao sẽ làm cho lượng đường trong máu của cơ thể tăng cao đột ngột. Vì vậy mà cơ quan gan sẽ không thể chuyển hóa kịp.

Mẹ đang cho con bú ăn vải thiều được không? - Ảnh 2.

Ăn vải thiều nhiều dễ gây ngộ độc vải. (Ảnh minh họa)

- Dị ứng, bốc hỏa: Với các triệu chứng đi kèm bao gồm phát sốt, cơ thể nóng ran, đầu óc choáng váng, khó chịu, chóng mặt.

- Dễ mắc bệnh tiểu đường: Vải thiều chứa đến 66% là glucose nên sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường, đặc biệt những người đã bị còn dễ bị nặng thêm.

- Tăng nguy cơ nhiễm độc: Quả vải chín quá, thối ủng, dập nát có khả năng dễ bị nhiễm nấm độc Candida tropicalis rất cao. Vì vậy, nếu sử dụng không cẩn thận, người ăn sẽ dễ bị nhiễm độc, biểu hiện như khó thở, hạ huyết áp, nổi mề đay, tiêu chảy…

Đặc biệt, với những mẹ sinh mổ, ăn vải thiều sau phẫu thuật có thể sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và quá trình phục hồi của vết mổ. Thậm chí, nhiều chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên ngừng ăn vải ít nhất là 2 tuần trước khi sinh. Vì vậy, để đảm bảo thật tốt cho sức khỏe của mẹ và bé thì dù thích loại quả này đến mấy, mẹ đang cho con bú cũng nên hạn chế nhé.

Một số loại quả đối với mẹ cho con bú

Mẹ đang cho con bú cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa mẹ tốt nhất. Nếu vải là loại quả được khuyến khích không nên ăn thì một số loại quả dưới đây lại rất tốt cho mẹ cho con bú:

- Chuối tiêu: Nhờ hàm lượng xenlulozo và sắt cao, chuối có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, bổ máu. Lượng sắt nạp vào cơ thể mẹ càng nhiều thì lượng sắt trong sữa mẹ càng cao, hỗ trợ phòng tránh hiện tượng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Do vậy, sản phụ ăn nhiều chuối tiêu có thể tránh được hiện tượng thiếu máu và táo bón sau sinh.

- Đu đủ chín: Đu đủ chín chứa nhiều chất khoáng, sắt và vitamin, chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn. Ăn đu đủ thường xuyên sẽ giúp bổ máu, nhuận tràng, tăng sức đề kháng. Không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà đu đủ còn giúp tăng tiết sữa cho mẹ, chữa suy nhược cơ thể và giảm căng thẳng đầu óc.

Mẹ đang cho con bú ăn vải thiều được không? - Ảnh 3.

Đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú. (Ảnh minh họa)

- Táo: Là sự lựa chọn hàng đầu với những mẹ có nhu cầu giảm cân sau sinh mổ. Chỉ với 1 quả táo/ngày, mẹ đã bổ sung vào cơ thể rất nhiều dưỡng chất tốt: 3g chất xơ, 15% hydrocarbon, vitamin A, C và E. Lượng canxi, chất chống oxy, kali có nhiều trong táo còn giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cảm cúm.

- Na: Quả na nằm trong danh sách những thực phẩm tốt cho bà bầu nhờ có nguồn vitamin C tuyệt vời. Theo các nghiên cứu, một quả na trung bình có thể cung cấp tới 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của mẹ. Đồng thời, loại quả này còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của sản phụ sau sinh.

Ngoài những loại quả trên, mẹ đang cho con bú có thể tham khảo một số loại quả khác như quả sung, quả sơn trà, quả vú sữa, các loại quả họ cam, quýt...để đảm bảo tối đa nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ khi cho bé bú.

LINH SAN
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Bị nấm miệng phải làm sao?

Bị nấm miệng phải làm sao?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Top