Mẹ đi Bắc Giang chống dịch, nghĩ đến con là sữa tràn về
GiadinhNet - Điều dưỡng Phùng Thị Hạnh không thể nhớ nổi đây là đêm thứ bao nhiêu chị trằn trọc, mất ngủ. Mỗi lần nhớ đến bé Kem ở nhà khóc đòi mẹ, ngực chị lại nhói đau, sữa tràn về…
Cách đây 11 ngày, đúng 22h đêm khi đang bế con ru ngủ, chị Hạnh nhận được lệnh của cấp trên báo sáng hôm sau lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch. Đêm ấy chị thức trắng, ôm con gái trong tay với tâm trạng rối bời.
Chiều hôm trước, mẹ của bác giúp việc bị tai nạn nên đã xin nghỉ. Do lịch quá gấp nên trước mắt, chị nhờ bà nội trông con. Điều chị lo lắng nhất là bé Kem đã 19 tháng tuổi nhưng vẫn chưa cai sữa mẹ. Thường ngày đi làm, buổi trưa chị vẫn tranh thủ về nhà cho con bú. Thứ cảm giác đong đầy yêu thương mà nghĩ đến thôi cũng đủ xua tan mọi mệt nhọc, âu lo trong chị.
"Hồi cai sữa cho con, buổi tối bé Kem ngủ trong phòng với bố còn tôi ngủ phòng bên. Thế nhưng cứ nghe tiếng con khóc ngằn ngặt đòi sữa, tôi lại thấy có lỗi. Bao lần quyết tâm, nào là uống thuốc tiêu sữa, nào là cho con bú sữa bình nhưng đều thất bại. Vậy là tôi để theo tự nhiên, cứ cho con bú thêm đến năm 2 tuổi, thậm chí 3 tuổi", nữ điều dưỡng 28 tuổi cười ngượng.
Điều dưỡng Phùng Thị Hạnh - bậc hàm trung uý, hiện đang công tác tại khoa Chẩn đoán Chức năng của Bệnh viện Quân y 103.
Chị Phùng Thị Hạnh 1 trong hơn 100 y bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Quân y 103 đến chi việc cho Bắc Giang chống dịch.
Ngày hôm sau, chị Hạnh dậy thật sớm, chỉ dám nhẹ nhàng đứng nhìn con từ xa, không dám thơm tạm biệt vì sợ con thức giấc. 7h30, chị có mặt tại Bệnh viện Quân Y 103 nghe phổ biến các quy định sau đó lên đường đến Trung đoàn 831 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang nhận nhiệm vụ. Ngay đêm đầu tiên xa con nhỏ, chị Hạnh bị tắc sữa, sốt li bì. Chị phải nhờ một số chị em trong đoàn hỗ trợ vắt sữa vào chai nhựa bỏ đi, sau đó uống thuốc hạ sốt lấy sức khoẻ ngày hôm sau làm việc.
"Dù biết bé Kem ở nhà khát sữa mẹ lắm nhưng tôi không thể gửi sữa này về nhà vì công việc của tôi là trực tiếp chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Những ngày đầu, cái cảm giác nóng bức do mặc bộ quần áo bảo hộ kín mít suốt nhiều giờ cùng với bầu ngực căng sữa khiến tôi nhiều lúc căng thẳng vô cùng.
Mỗi lần nói chuyện qua điện thoại, con lại òa lên, đòi bế. Nhớ con lắm nhưng tôi đành phải tắt máy rồi quay mặt đi lau nước mắt. Dù hứa với con "mấy hôm nữa mẹ về", nhưng đó là nói dối. Bởi tôi hay những cán bộ y tế khác đâu biết trước khi nào có thể về nhà. Ở vùng dịch, tôi chỉ có thể thật cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm. Bởi nếu không may mình bị lây nhiễm, thành F0 thì thời gian được trở về bên con sẽ còn lâu hơn nữa...", chị Hạnh tâm sự.
Điều dưỡng Phùng Thị Hạnh cùng đồng nghiệp làm việc tại Trung đoàn 831 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang.
"Nếu nói xông vào tâm dịch mà không có chút sợ hãi thì không đúng. Chúng tôi cũng có sự lo lắng, lo việc phải điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân, lo ai đó có thể bị lây nhiễm chéo thì lấy ai điều trị cho bệnh nhân, rồi nhỡ lây sang cho đồng đội… Mỗi tuần chúng tôi đều được xét nghiệm. Và đó là khoảnh khắc nín thở, chỉ cầu mong bản thân mình và tất cả y bác sĩ, nhân viên y tế đều an toàn, không ai trở thành F0", nữ điều dưỡng tâm sự.
Bệnh viện dã chiến nằm trong doanh trại của Trung đoàn 831, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Tuy vậy, nữ trung úy và những đồng đội của mình cố gắng khắc phục từng chút, chỉ mong điều trị bệnh nhân thật tốt để nhanh hết dịch. Theo chị Hạnh,nhiều sĩ quan khác có vợ, chồng cùng công tác trong các đơn vị trực thuộc Học viện Quân y. Họ cũng đang lên phương án gửi con để cùng nhau đi chống dịch. Những người còn ở Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng quân tư trang, từ chăn chiếu, gói xà phòng… để sẵn sàng lên đường khi nhận lệnh.
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của nhóm bác sỹ, điều dưỡng đến từ Bệnh viện Quân y 103.
"Hôm trước bệnh viện dã chiến nhận thêm rất nhiều bệnh nhân mới, đoàn chúng tôi lại phải thu dọn đồ đạc, nhường nơi ở làm phòng điều trị. Sau đó mọi người di chuyển khoảng 10km về Trung đoàn rồi nhận phòng. 12h đêm, nhóm bác sỹ, điều dưỡng vẫn tất bật dọn dẹp, kê giường, lau sàn. 6 chị em một phòng, mỗi giường cách nhau 2m, đúng khoảng cách quy định. Do chưa quen giường nên tôi hay bị đau lưng, thành ra cứ trằn trọc mãi. Mà mất ngủ thì nhớ con. Bé Kem nhà tôi cũng hay ngủ muộn, đêm nào cũng phải bú no sữa mới chịu ngủ. Không được ti mẹ chắc bé quấy khóc lắm...", chị Hạnh bộc bạch.
"Dạo này trời nắng nóng, oi bức nên nhiều hôm mọi người ngại ăn cơm, up mì ăn cho nhanh. Ăn nhiều mì tôm đến ngán nên có hôm ngủ mơ tay cầm chiếc khẩu trang mà cứ ngỡ là gói mì tôm. Buổi sáng nhận gói xôi nhưng mọi người ham việc, đến lúc tranh thủ ăn thì cảm giác chiếc thìa cắm vào muốn gãy luôn do quá cứng. Mà ngay cả lúc ăn mỗi người cũng ngồi một góc để giữ khoảng cách chứ chẳng được trò chuyện, tâm sự gì. Bù lại, lãnh đạo, chỉ huy Bệnh viện 103 và trung đoàn 831 cũng rất tâm lý, thường xuyên hỏi thăm, động viên chúng tôi nên mọi người ai cũng cố gắng, đồng lòng vì mục tiêu chung là đẩy lùi dịch bệnh", chị Hạnh chia sẻ.
Mỗi lần gọi điện thoại, nhìn thấy mẹ, bé Kem lại khóc đòi bế, đòi ti mẹ.
Hình ảnh em bé khóc nức nở khi thấy mẹ trên tivi khiến nhiều người xúc động.
Trưa 29/5, em gái gửi cho chị Hạnh đoạn video ghi lại cảnh chị xuất hiện trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam. Lúc này đang ăn cơm, bé Kem thấy mẹ trên tivi đã khóc oà, chìa tay ra đòi mẹ bế. Cả chồng chị và mọi người đều bất ngờ khi chị Hạnh đeo khẩu trang mà bé Kem vẫn nhận ra.
"Thấy con khóc ngặt vậy tôi xót xa lắm. Mỗi khi nhớ đến con, ngực tôi lại đau nhói, sữa tràn về. Nhưng tôi là điều dưỡng, lại là một quân nhân nên chỉ biết cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Tôi tin rằng với sự cố gắng ngày đêm của lực lượng tuyến đầu chống dịch, cũng như sự chung tay của người dân cả nước, dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi. Có như vậy những người mẹ xa con nhỏ như tôi mới sớm được về nhà", chị Hạnh bật khóc.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang, tính đến hết sáng 30/5, địa phương này xuất hiện 3 ổ dịch với tổng số F0 là 2.092 trường hợp (tăng 170 trường hợp); F1 là 15.863 trường hợp (tăng 780 trường hợp); F2 là 65.850 trường hợp (tăng 1.723 trường hợp).
Hiện Bắc Giang đã bố trí 13 khu điều trị cho bệnh nhân COVID-19 với tổng công suất 3.600 giường và chuẩn bị các cơ sở mới đáp ứng thêm khoảng 1.800 giường.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.