Mẹ ép con thơ cùng tự tử: Lên án nhưng cũng nên cảm thông?
GiadinhNet - Vì sao các bà mẹ lại chọn cái chết để giải thoát cho mình? Vì sao họ lại nhẫn tâm kéo theo những đứa con – những đứa trẻ vô tội phải lìa xa cõi đời? PV Báo GĐ&XH đã tìm đến các chuyên gia tâm lý để tìm câu trả lời.
Họ không có thời gian để suy nghĩ
Nguyên nhân dẫn đến những sự việc đau lòng trên phần lớn là do cuộc sống “cơm không lành, canh không ngọt” của các cặp vợ chồng. Nhiều người cho rằng, việc một số phụ nữ chọn cách quyên sinh chỉ chứng tỏ sự bạc nhược, đầu hàng thực tại, thậm chí ích kỷ, nhỏ nhen. Họ không chỉ chọn cho bản thân cách xử lý tiêu cực mà họ còn ép con mình phải chịu chung số phận. Những người này làm như vậy phải chăng vì muốn “đối phương” phải đau khổ suốt phần đời còn lại hay vì sợ con mình ở với “người mới” của chồng sẽ khổ? Có thể có hàng trăm lý do mà chỉ những người gây ra thảm cảnh này mới hiểu rõ.
Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ nhân văn, những người phụ nữ trong các vụ việc trên thường bị nỗi bức xúc, thiệt thòi dồn nén lâu ngày, bức bí trong cuộc sống, trong khi họ thiếu kỹ năng sống, không tìm được người để chia sẻ... dẫn đến việc cảm xúc lấn át lý trí, hành động tiêu cực.
Chuyên gia tư vấn tình cảm tâm lý gia đình Lê Thị Túy (Trung tâm Tư vấn tuổi trẻ hạnh phúc) cho rằng, việc tự tử rồi kéo con chết cùng là yếu tố đặc biệt tồn tại trong tâm lý người phụ nữ. Họ cho rằng nếu mình chết đi con sẽ rất khổ, không có chỗ bấu víu. Đặc biệt, họ sợ nếu chồng lấy vợ khác thì con sẽ không được yêu thương...
“Qua những vụ án đau lòng trên, tôi thấy đa số những người mẹ này tìm đến cái chết đều xuất phát từ mâu thuẫn vợ chồng hoặc với gia đình nhà chồng. Tôi nghĩ, đó là do họ quá bức xúc mà không tìm được lối thoát. Bởi người phụ nữ nào cũng có ước mơ lấy được một người chồng tử tế, người thương yêu mình, chia sẻ mọi thứ với mình và họ luôn mơ ước một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, cuộc sống không như ta nghĩ, khi về chung sống với nhau, chuyện cơm áo gạo tiền và những mâu thuẫn trong cuộc sống nảy sinh. Không hiểu nhau, chia sẻ được với nhau nên những câu chuyện nhỏ nhặt bị đẩy lên đỉnh điểm. Từ cãi nhau bình thường, dẫn tới đánh đập, chửi bới, sỉ vả nhau. Khi không tìm được sự chia sẻ, đồng cảm của người thân, của xã hội, họ đã nghĩ đến chuyện tự vẫn”, chuyên gia tư vấn tình cảm tâm lý gia đình Lê Thị Túy nói.
Theo bà Túy, một vấn đề mà bà gặp rất nhiều trường hợp trong thực tế khi tìm đến tư vấn đó là sự “trả thù”. Việc cả mẹ lẫn con chết là họ muốn gieo những nỗi đau cực mạnh, để lại sự quan tâm của dư luận xã hội đến những người khiến họ phải tự vẫn. Chuyện nữ y tá ở Phú Thọ vừa qua là một điển hình. Chính vì thương con, vì hận thù cao độ nên họ chọn theo cái chết cùng con, họ chọn cái chết này để cuộc sống người ở lại sẽ đau khổ, thê thảm hơn. Và thực tế trong cuộc sống điều này diễn ra rất nhiều. Người chết thì đã chết rồi, nhưng người ở lại sẽ phải ân hận, sống không được thanh thản vì cảm giác tội lỗi.
“Có nhiều người cho rằng những trường hợp này đáng lên án. Nhưng chúng ta cũng nên hiểu và cảm thông, vì cuộc sống, sự mâu thuẫn cùng nhiều yếu tố khác đã đẩy họ đến đường cùng. Họ là người phụ nữ yếu đuối, nên khi cùng cực, họ không có thời gian để dừng lại, để suy nghĩ nữa. Tôi từng tư vấn cho nhiều trường hợp mà đối tượng được tư vấn ở đây là học sinh. Có nhiều trường hợp bị cô giáo phạt ở lớp, bị bạn bè dè bỉu, khi gặp tôi, các em này đều bảo chỉ muốn chết. Các em nghĩ khi chết sẽ làm con ma, sẽ về hiện hồn làm cho cô giáo, bạn bè phải khốn đốn. Khi chúng chết, cả cô giáo, bạn bè sẽ phải cúi trước di ảnh của nó để thắp hương, xin lỗi, khóc lóc, ân hận...”, chuyên gia Lê Thị Túy nói.
Bà Túy cho rằng, tự tử chưa bao giờ là một cách giải thoát thực sự, đặc biệt đối với những người mẹ. Hãy luôn bình tĩnh, thấu đáo và sáng suốt đừng để một phút bốc đồng mà mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa.
Hãy quan tâm tới người loạn thần
Với những phụ nữ tự tử vì bệnh lý, theo BS Phạm Văn Trụ (nguyên Phó Giám đốc BV Tâm thần TP HCM, trong một số trường hợp, chưa thể khẳng định đó là tội ác. “Với người mắc chứng loạn thần sau sinh sẽ không còn khả năng nhận thức hay kiểm soát hành vi của mình. Một số trường hợp mắc chứng loạn thần sau sinh sẽ xuất hiện suy nghĩ để con sống còn khổ hơn là chết mà trong chuyên môn có thuật ngữ “vị tha” mô tả bệnh lý này. Một suy nghĩ khác cũng sẽ xuất hiện đối với người mắc chứng loạn thần là “không muốn buồn một mình”. Với suy nghĩ này, người mẹ sẽ tìm ai đó để chia sẻ, dù là vấn đề chấm dứt sự sống. Việc chia sẻ với chồng về chuyện tự tử là điều không thể nên đa phần các bà mẹ tìm đến con cái của họ”, BS Phạm Văn Trụ nói.
BS Phạm Văn Trụ cũng đề cập đến số liệu 90% tỷ lệ người tự vẫn liên quan đến bệnh tâm thần mà thế giới đang thừa nhận. Các nhà nghiên cứu đã liệt kê tóm tắt các yếu tố tâm lý xã hội có thể làm tăng nguy cơ tự tử, đó là thiếu vắng sự hỗ trợ xã hội, không việc làm, tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng, bất hòa, bạo lực trong gia đình, sang chấn tinh thần trầm trọng, bạo lực và lạm dụng tình dục ở trẻ em… “Bệnh nhân tâm thần tự tử vì ý tưởng hoang tưởng bị hại, vì ảo giác sai khiến, vì không nhận thức được hậu quả hành vi… là những cảnh báo quan trọng cho nhân viên y tế chuyên khoa và cho cả gia đình người bệnh. Quan trọng hơn nữa là tình trạng trầm cảm không còn hứng thú với cuộc sống, buồn chán, tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác tội lỗi nên có thể dẫn đến hành vi tự tử. Ngày nay trầm cảm là tình trạng bệnh lý xuất hiện khá nhiều ở cả người cao tuổi, người mắc bệnh kéo dài, người nghiện ma túy… nên rất cần được sự quan tâm chú ý bằng cách thăm khám chuyên khoa sớm”, BS Phạm Văn Trụ khuyến cáo từ góc độ chuyên môn.
BS Phạm Văn Trụ cho biết thêm, việc các bà mẹ bức tử con rồi tự vẫn cũng nằm trong các tình huống tự tử nói chung: “Thế giới đã có “Hội Phòng chống tự tử - IASP” với sự tham gia của hơn 40 quốc gia. Thế giới cũng có Ngày phòng chống tự tử 10/9, vốn là một sáng kiến thúc đẩy mọi người cùng hành động hướng về mục tiêu phát triển và sáng tạo các phương pháp mới nhằm loại bỏ sự kỳ thị người bệnh tâm thần và người tự tử. Tiếc là ở Việt Nam mình chưa có nhiều hoạt động liên quan đến vấn đề này”. Chia sẻ thêm về góc độ chuyên môn, vị chuyên gia tâm thần học cũng nói rằng ngăn chứng loạn thần sẽ là cách gián tiếp và dễ thực hiện hơn là ngăn người loạn thần tự tử.
Những bà mẹ trẻ nghĩ gì?
Không ai được tước đoạt quyền làm người của con!
“Người yêu cũ của tôi là một đồng hương xứ Nghệ. Ngày tôi chân ướt chân ráo bước chân ra Thủ đô xin việc, vì quý mến nên chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu mãnh liệt. Nhưng vì không hợp nhau nên chúng tôi chia tay. Một lần níu kéo, tôi với anh đi quá giới hạn. Khi mầm thai được 3 tuần, tôi tưởng anh cũng sẽ rất vui. Nhưng, anh đã bỏ mặc mẹ con tôi trong hoang mang lo sợ.
Rất nhiều đêm tôi thức trắng, thương con trong nước mắt. Nhiều lúc tôi cũng có suy nghĩ muốn xa rời cái cõi trần đầy buồn tủi này với đứa con trong bụng, nhưng thương con, nó có tội tình gì, mình có quyền gì tước đoạt quyền làm người của con? Rồi người thân mình họ sẽ sống ra sao?
Sau khi sinh con ra, tôi được một người đàn ông yêu thương, lấy làm vợ. Nhưng cuộc đời như trêu đùa với số phận. Sinh ra đứa con trai thứ hai, chồng tôi có căn tu và tìm về Phật pháp. Một mình nuôi hai con trai trong khổ đau, buồn tủi. Có những lúc tôi muốn tìm về với ông bà đã khuất, nhưng tôi tự nhủ, ai sẽ nuôi con và tương lai của chúng sẽ ra sao?
Tôi bình tâm suy nghĩ thật kỹ mọi việc, mọi vấn đề và tìm về Phật pháp để tìm sự thanh thản. Kinh Phật dạy tôi lối suy nghĩ tích cực, thanh thản. Sau này tôi làm trong lĩnh vực sinh trắc học, nghiên cứu tính cách chuyên sâu của con người. Với tính cách lí trí mạnh mẽ, quyết đoán của mình tôi có thể vượt qua những giai đoạn thử cách của cuộc đời”.
Nguyễn Thị Lan Phương
(Nhân viên Trung tâm Toán tư duy A Plus, TP Vinh, Nghệ An)
Tự tử là tự mình tìm một lối thoát ích kỷ
“Việc tự tử rồi kéo theo cái chết cho những đứa con là hành động cần bị lên án. Là một người mẹ nhưng không có nghĩa bạn có thể có quyền tước đoạt cuộc sống của con. Cuộc sống luôn có hai mặt và đương nhiên chúng ta không thể lúc nào cũng có thể cảm thấy hạnh phúc. Có nhiều lúc mọi thứ xung quanh đẩy bạn vào bế tắc, cùng cực nhưng dù thế nào đi chăng nữa tự tử chưa bao giờ là một lựa chọn đúng. Tự tử là tự mình tìm một lối thoát ích kỷ nhưng để lại biết bao gánh nặng cho người thân. Và sai lầm hơn nữa đó chính là tước đi cuộc sống của đứa con thơ dại. Đứa trẻ được sinh ra và có quyền được sống. Bạn không thể chỉ vì một phút giải thoát bốc đồng của bản thân mà cướp đi quyền sống của con mình”.
Hoàng Đông
(Trưởng phòng Đào tạo - Công ty Vietway, Cầu Giấy, Hà Nội)
Hãy để cho những đứa trẻ cơ hội được sống!
“Cách đây hơn một năm, tôi bị người yêu ruồng rẫy cùng đứa con trong bụng đã ngoài 4 tháng. Hơn 20 tuổi trở thành một bà mẹ đơn thân có lẽ cũng chẳng hề dễ dàng gì khi mà định kiến trong xã hội vẫn còn khá nặng nề. Người ta luôn nhìn những cô gái không chồng mà có con như tôi bằng một ánh mắt dò xét rồi những lời đàm tiếu. Nhưng tôi vẫn quyết tâm giữ lấy đứa con của mình.
Bố mẹ tôi vì sợ xấu hổ, sợ người ta chê bai nên bắt tôi phải cho đứa con ngay sau khi nó được sinh ra rồi quay trở về quê sống. Nhưng là một người mẹ làm sao tôi có thể làm được điều độc ác là giết chết đứa con như vậy? Tôi quyết định ôm con chạy trốn với hy vọng bố mẹ sẽ tha thứ cho tôi và chấp nhận đứa cháu tội nghiệp này. Bây giờ khi nghĩ lại những ngày tháng ấy tôi vẫn chưa hết sợ hãi.
Có những lúc tôi cũng thấy bất lực nhưng đứa con ấy chính là niềm vui sống giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Hãy để cho những đứa trẻ cơ hội được sống, được yêu thương, được chăm sóc, đừng hủy hoại đi một trái tim vẫn còn nhịp đập”.
Phùng Thị Trang
(Nhân viên kinh doanh của một trung tâm thương mại, Hà Nội)
Kim Oanh (ghi)
Quang Khánh- Đỗ Bá
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 1 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 2 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 3 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 6 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn tổ chức sử dụng trái phép ma túy, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai tổ công tác đấu tranh, bắt giữ ngay trong đêm.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.