Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ Hà Nội chi hàng trăm triệu đồng thay đổi tư duy quý tử

Thứ sáu, 13:30 10/05/2019 | Gia đình

Chị Thọ không ngần ngại ký bản hợp đồng 'cố vấn cuộc sống' giá trị cao nhất cho con trai, với hy vọng con hoàn thiện tốt các kỹ năng.

Sau gần một năm ký hợp đồng mentor coaching (cố vấn cuộc sống) cho con trai 16 tuổi, chị Nguyễn Thọ, sinh năm 1978, ở Thanh Xuân, Hà Nội, hiện làm ở một công ty thiết bị y tế, hài lòng với những gì nhận được sau khi bỏ ra cả khoản tiền lớn đầu tư. Dưới đây là chia sẻ của chị:

Con trai tôi năm nay học lớp 10 tại một trường tư thục quốc tế tại Hà Nội. Cháu là con một, đích tôn, nên từ nhỏ đã nhận được nhiều sự quan tâm của cả gia đình. Từ lớp một cho tới lớp 6, con học trường công, điểm tổng kết luôn trên 9 phẩy. Các thầy cô giáo yêu mến bởi con ngoan ngoãn, thông minh.

Năm con học lớp 6, tôi vào ban phụ huynh lớp, nhận ra nhiều cha mẹ đang có cuộc đua thành tích, điều mà tôi từng thấu hiểu khi còn là giáo viên. Mặt khác tôi cũng muốn cho con đi du học, nên sang lớp 7, tôi chuyển cho con sang học trường tư, để con có thể tham gia nhiều hoạt động hơn là chỉ lo nạp kiến thức.

Chuyển sang trường mới là quyết định tuyệt vời của vợ chồng tôi và con. Ngôi trường này chú trọng việc giáo dục nhân cách song song với phát triển trí tuệ và phát huy sở trường của bản thân. Ở đây con được trao cơ hội tham gia rất nhiều cuộc thi tranh biện trong nước và quốc tế, hay hội nghị mô phỏng liên hợp quốc...

Nhưng chính khi phải phối hợp đội nhóm, làm việc tập thể, điểm yếu của con mới lộ ra. Bạn nhắn tin, gọi điện con ít khi trả lời, phân công công việc con nhận nhưng lại không hoàn thành theo đúng cam kết... Nếu con cứ học công lập, có lẽ cả đời tôi không biết con mình có vấn đề về giao tiếp, bởi con cứ học xong là đi về, không tham gia hoạt động gì, thi thố cũng chỉ về kiến thức môn học...

Sau 2-3 năm học ở trường mới con đã tiến bộ lên nhiều, các thầy cô luôn yêu thương con, tận tình, chu đáo, theo sát các hoạt động, giúp con có thêm nhiều kiến thức. Con đã gặt hái khá nhiều thành công, tuy nhiên sự thiếu chủ động trong công việc, thiếu tính bao quát của con vẫn còn. Năm con học lớp 9, con và các bạn vô địch giải tranh biện tiếng Anh Hà Nội mở rộng, nhưng con ngủ quên, để các bạn cả đêm thức làm thay phần đã phân công cho mình.


Người mẹ trăn trở làm sao con có thể hợp tác tốt với mọi người, hoàn thiện kỹ năng. Ảnh minh họa: StraitsTimes.

Người mẹ trăn trở làm sao con có thể hợp tác tốt với mọi người, hoàn thiện kỹ năng. Ảnh minh họa: StraitsTimes.

Sau những chuyện đó tôi đã có rất nhiều cuộc nói chuyện thẳng thắn với con: "Mẹ thấy mẹ đầu tư rất nhiều nhưng dường như con không biết tận dụng hết. Khi con đi thi thố nhiều như thế, hợp tác các bạn nhiều như thế, nhưng con vẫn không nghiêm khắc với bản thân, vẫn để những việc như thiếu chủ động, thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Nếu con tiếp tục như thế này mẹ sẽ không đầu tư cho con nữa và con tự đánh mất đi cơ hội của mình".

Khi đó, tôi thậm chí đã tính tới khả năng cho con về học công lập vì thấy con không thay đổi. Biết đâu cú sốc cuộc đời này sẽ kích hoạt những bản năng sinh tồn của con, con sẽ thay đổi, vì từ trước tới giờ cuộc đời của con êm đềm quá.

Khi tôi thổ lộ suy nghĩ, mọi người cứ nghĩ tôi quá khắt khe với con, "muốn con trở thành người hoàn hảo hay sao?", nhưng điều tôi cần không phải vậy. Tôi muốn con biết chia sẻ, hợp tác với mọi người, có trách nhiệm với việc mình làm, chủ động trong cuộc sống. Các cụ vẫn nói: "Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau". Ước mơ của con là trở thành một nhà ngoại giao. Nhưng con sẽ không thể trở thành một người thành công, có ích cho gia đình, xã hội nếu như con không thay đổi những tồn tại về các kỹ năng của mình.

Tôi kể cho con nghe những câu chuyện thực tế mình từng chứng kiến. Tôi từng tuyển những nhân viên tốt nghiệp trường đại học thuộc top đầu về y, dược với hy vọng với kiến thức họ có sẽ đáp ứng tốt công việc. Nhưng tôi đã không thể làm việc lâu dài với họ vì sự thiếu chủ động, kỹ năng làm việc teamwork kém....

Tôi cũng kể cho con nghe về những người xung quanh, về một người bạn có kiến thức chuyên môn giỏi, có thành tựu về lĩnh vực mình nghiên cứu. Nhưng rồi họ không thể vươn lên vị trí cao hơn... vì họ sống khép kín, ít chia sẻ với mọi người, ít tham gia các công việc đội nhóm. Khi cần sự ủng hộ của tập thể, họ sẽ bị mất cơ hội vào tay những người có thể không giỏi bằng nhưng có kỹ năng sống tốt, năng nổ, hòa đồng hơn...

Mỗi ngày, tôi không ngừng đưa ra các ví dụ thực tế để con hiểu rằng trong cuộc sống, chỉ có kiến thức không là chưa đủ, con phải không ngừng rèn luyện các kỹ năng mềm, phát triển EQ. Tôi thực sự muốn tìm một người có thể giúp con mình thay đổi tư duy lối sống, và không ngần ngại tìm các khóa học, giúp con có thể hoàn thiện kỹ năng.

Tháng 8/2018, một người bạn đã giới thiệu cho tôi một tổ chức giáo dục mới của Mỹ tại Việt Nam. Các thầy hầu hết đều xuất phát từ quân đội Mỹ, từng làm trong lực lượng đặc biệt của Mỹ, từng bảo vệ cựu Tổng thống Obama, có kiến thức sâu rộng và nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục cũng như tư vấn về cuộc sống... Tôi đã kể hết các vấn đề con gặp phải cho các thầy cố vấn và những nỗi trăn trở của mình. Các thầy sau đó nói rằng điều quan trọng bây giờ không cần truy tìm sâu xa nguồn gốc, điều tối ưu là khắc phục, cải thiện cho con từng kỹ năng trong cuộc sống.

Vậy là hợp đồng "cố vấn cuộc sống" đã được ký kết, với một khoản tiền lên tới vài trăm triệu một năm. Có thể nói tôi là một trong những trường hợp đầu tiên ở Việt Nam ký hợp đồng dạng này ở mức cao nhất cho con. Các thầy sẽ theo sát các hoạt động của con hàng ngày, chỉ ra những điều chưa được, nhắc nhở con phải làm những gì... Từng là một giáo viên, tôi luôn giáo dục con theo quan điểm "yêu thương nhưng nghiêm khắc" nên vợ chồng tôi cảm thấy đồng cảm khi các thầy cố vấn cũng giáo dục con theo phương châm đó.

Ví dụ, để cải thiện việc con không hay trả lời tin nhắn, cuộc gọi của bè bạn, thầy yêu cầu con 30 phút - 1 tiếng phải kiểm tra điện thoại một lần. Nếu con không làm, con sẽ bị phạt thích đáng, ví như phải chống đẩy hay hoạt động thể chất... theo đúng tinh thần trong quân đội. Khi con hợp tác teamwork không tốt, thầy sẽ phân tích rõ ràng cho con hiểu, rằng con thử đặt mình trong địa vị của đồng đội, để hiểu cảm giác của họ thế nào... Con sẽ ra sao khi nhắn tin, gọi không nhận được hồi đáp, hay vất vả gồng gánh công việc cho người khác.

Các thầy lập một nhóm chat lớn có cả bố mẹ, các cô, các anh chị có liên quan đến các công việc hàng ngày của con, để trao đổi từng hoạt động của con: Con cần tham gia những hoạt động ngoại khoá gì? Cần chuẩn bị như thế nào? Con lỡ deadline nào? Chưa hoàn thành trách nhiệm ở nhiệm vụ gì? Con cần tập thể chất ra sao?

Mỗi tuần, con sẽ gặp các thầy vài tiếng vào chủ nhật để trao đổi trực tiếp những vấn đề gặp phải. Con cũng được các thầy hướng dẫn tập luyện thể chất, tham gia các hoạt động dã ngoại nâng cao sức khỏe. Dần dần, con đã rèn cho mình thói quen tốt, con khoẻ mạnh hơn, thon thả gọn gàng hơn, có trách nhiệm hơn và đặc biệt con chủ động hoàn toàn việc học cũng như sinh hoạt. Sau gần một năm, từ một cậu bé mũm mĩm, con đã cao 1,78 m, cơ thể gọn gàng, săn chắc hơn rất nhiều.

Tôi cũng hoàn toàn không cần phải giám sát lịch học, lịch thi hay bất kì hoạt động gì của con. Ngày con thi TOEFL, tôi còn vi vu về quê ăn cưới, đến tối con bảo con thi buổi sáng mẹ "ớ" ra. Rồi con nói kết quả thi TOEFL con được 111/120, tôi mới sững sờ vì con chưa từng luyện thi hay học TOEFL trước đây.

Tháng 4 vừa qua, con tiếp tục vô địch giải tranh biện tiếng Anh Hà Nội mở rộng. Năm ngoái con cũng vô địch nhưng tôi không vui vì còn nhiều tồn tại trong việc chịu trách nhiệm và hợp tác đội nhóm... Nhưng năm nay con đã khác, con đã chủ động mọi thứ, phối hợp với những đồng đội mới và gánh đỡ cho người khác. Con thực sự khiến tôi rất tự hào.

Ngày 20/10, khi tôi đang ở quê, con gọi điện và nói: "Con muốn giới thiệu với mẹ một thành viên mới trong gia đình". Tôi nghĩ hay là con có bạn gái, nhưng hóa ra con mua cho tôi một con gấu bông. Thằng bé mọi năm vẫn chỉ viết một cái thiệp nhỏ, năm nay khiến tôi rơi nước mắt với lời chúc: "Khi nào mẹ đi công tác, hay không có con ở bên, mẹ hãy ôm em gấu này như có con ở bên nhé".

Tôi sẽ không ngần ngại chi nhiều tiền để con tiếp tục thay đổi EQ vì tôi biết con còn chưa trưởng thành, việc còn nhiều thiếu sót là đương nhiên. Tuy nhiên khi con còn là học sinh, việc phát hiện ra vấn đề và giải quyết nó sẽ giúp con đỡ phải trả giá khi con ra cuộc đời. Cuộc sống vốn không hoàn hảo, nhưng nếu mỗi người chịu nhìn nhận ra những vấn đề của bản thân và nỗ lực để hoàn thiện nó thì mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

Hiện nay, có rất nhiều gia đình có điều kiện. Họ có thể sẵn sàng mua cho con những chiếc xe cả trăm triệu, những bộ quần áo hàng hiệu, những món đồ chơi đắt tiền... nhưng tôi nghĩ, những điều đó sẽ không mang lại giá trị thiết thực bằng cách đầu tư cho con các kỹ năng, để con dần hoàn thiện, tự tìm hướng đi cho cuộc đời mình trong tương lai.

Chuyên gia tâm lý Trần Thị Kim Thành cho biết những hành vi biểu hiện mà người mẹ kể trong bài của con là có thể chấp nhận được ở tuổi của cháu, chưa có gì nghiêm trọng. Việc người mẹ sát sao, nhìn nhận ra vấn đề của con, tìm người cố vấn giúp đỡ con trong quá trình phát triển trong bài là rất đáng quý, và cần làm.

Quan tâm ứng xử của con để uốn nắn kịp thời là điều rất tốt và cần thiết. Với gia đình có điều kiện kinh tế, cha mẹ đầu tư cho con học những chương trình phát triển kỹ năng mềm, tìm người cố vấn giúp đỡ con trong quá trình phát triển như người mẹ trong bài là tiến bộ, cho thấy mẹ thực sự quan tâm tới việc giáo dục con. Đó là cách cho con khôn ngoan, vì sự phát triển lâu dài của con chứ không chỉ thỏa mãn niềm vui vật chất tức thời.

Theo VnEpxress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Nuôi dạy con - 3 giờ trước

Không quát nạt, cách làm của cô giáo khi thấy học sinh mẫu giáo có cử chỉ thân mật khiến phụ huynh hết lời khen ngợi.

Ức chế vì mẹ vợ thường xuyên đến chơi rồi cằn nhằn, soi mói, con rể làm 1 việc khiến bà khiếp đảm

Ức chế vì mẹ vợ thường xuyên đến chơi rồi cằn nhằn, soi mói, con rể làm 1 việc khiến bà khiếp đảm

Gia đình - 4 giờ trước

GĐXH - "Tôi không bao giờ được nghỉ ngơi khi mẹ vợ thường xuyên cằn nhằn, soi mói và không có được sự riêng tư cho mình".

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Chuyện vợ chồng - 8 giờ trước

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu này, các ông chồng không bao giờ có thể nghĩ về người thứ ba.

Lây nhiễm ngoại tình

Lây nhiễm ngoại tình

Chuyện vợ chồng - 12 giờ trước

GĐXH - Sự tiếp xúc với sự không chung thủy có thể thuyết phục não bộ một người bình thường hóa hành vi đó và khiến bạn ít coi trọng sự chung thủy, mong muốn có đối tác thay thế.

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Chuyện vợ chồng - 15 giờ trước

Lý do cô vợ Trung Quốc dội nước sôi vào chồng được cho là để trả thù vì xin tiền mua nhà cho em trai không được, diễn biến phức tạp sau đó khiến cảnh sát vào cuộc.

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Cãi nhau với bố chồng về vấn đề chăm sóc trẻ nhỏ, cô con dâu tuyên bố: 'Bố trông con cũng chẳng yên tâm. Con của con, con sẽ tự mình chăm sóc'.

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Có những chàng trai bề ngoài luôn tỏ ra cực bình thản, vô sự nhưng lại giấu trong lòng những xúc cảm vô cùng "dậy sóng".

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Trung bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ đang dọn sẵn sự thất bại cho con nếu vẫn đang nuôi dạy con theo cách này.

Top