Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ phải biết: 5 quy tắc dùng điều hòa để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng

Chủ nhật, 08:21 08/07/2018 | Sống khỏe

Những ngày nắng nóng đỉnh điểm, điều hòa nhiệt độ là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt với những nhà có trẻ sơ sinh. Vậy làm thế nào để sử dụng điều hòa mà không khiến trẻ bị ốm vì thiết bị làm mát này?

Một trong những thắc mắc phổ biến nhất đối với những người lần đầu làm cha mẹ đó là: Liệu máy làm mát, điều hòa nhiệt độ có an toàn cho bé mới sinh không? Câu trả lời là CÓ. Nhiệt độ nóng và ẩm thực sự không tốt cho trẻ sơ sinh .

Không gian thoáng mát, có luồng không khí lưu thông tốt thực sự cần cho trẻ để có giấc ngủ ngon và cơ hội phát triển khỏe mạnh. Do đó, các bác sĩ nhi khuyên nên giữ trẻ trong môi trường mát và thoáng khí.

Tất nhiên, bạn cũng cần đảm bảo một số quy tắc an toàn sau khi sử dụng máy làm mát và điều hòa nhiệt độ cho trẻ sơ sinh, đảm bảo căn phòng không quá lạnh để trẻ ngủ thoải mái nhất:

1. Đảm bảo nhiệt độ phòng thoải mái

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dù chỉ với sự thay đổi nhiệt độ rất nhỏ. Nhiệt độ ở mức cực đoan (quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến trẻ không yên giấc và cảm thấy khó chịu).

Để tránh những trường hợp này, hãy duy trì nhiệt độ phòng ở mức phù hợp tùy thuộc vào nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Bác sĩ, Tiến sĩ Nhi khoa Saroja Balan (Bệnh viện Apollo Delhi, Ấn Độ) khuyến nghị duy trì nhiệt độ phòng trẻ sơ sinh từ khoảng 23 đến 27 độ C.

Các chuyên gia gợi ý đặt hẹn giờ trên điều hòa nhiệt độ trong khoảng thời gian cần thiết để làm mát phòng.

Nếu điều hòa nhiệt độ nhà bạn không có bộ hẹn giờ, hãy sử dụng đồng hồ báo thức để nhắc bạn. Có thể sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ phòng cho chuẩn xác.

2. Không để luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể bé

Trẻ sơ sinh quá nhỏ để có thể đương đầu với những luồng lạnh trực tiếp từ máy làm mát và điều hòa nhiệt độ và bé có thể bị ốm vì những luồng gió lạnh ấy.

Mẹ có thể tránh những luồng không khí mát lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể bé bằng cách:


Chú ý không đặt bé nằm nơi có luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể (Ảnh minh họa).

Chú ý không đặt bé nằm nơi có luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể (Ảnh minh họa).

- Mặc quần áo dài tay nhưng thoáng mát, đảm bảo tay, chân bé không bị tiếp xúc trực tiếp với luồng gió lạnh từ điều hòa nhiệt độ.

- Có thể cho trẻ sơ sinh đi tất cotton mỏng, thoáng trong quá trình ngủ.

- Ngoài việc lựa chọn quần áo thích hợp, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc chăn mỏng, nhẹ để đắp cho trẻ nhưng phải đảm bảo chăn được quấn dưới người để không phủ vào mặt trẻ.

3. Giữ ẩm cho phòng bé

Điều hòa nhiệt độ có xu hướng làm giảm độ ẩm trong phòng và do đó, giảm độ ẩm trên làn da bé sơ sinh. Điều quan trọng là phải giữ ẩm cho da bé. Sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh theo từng quãng thời gian thích hợp để giúp da bé mịn mượt.

Bạn cũng có thể đặt một chậu nước nhỏ trong phòng, gần vị trí có điều hòa nhiệt độ. Việc này giúp cân bằng tình trạng không khí bị khô.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các cách dân gian để đối phó tình trạng khô da ở bé khi sử dụng máy làm mát/điều hòa nhiệt độ.

Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Cách phổ biến nhất mà nhiều cha mẹ thường làm là nhúng đầu tăm bông vào tinh dầu dành cho trẻ sơ sinh, thoa nhẹ vào lỗ mũi bé để ngừa tình trạng mũi chảy máu do niêm mạc mũi bị khô.


Không nên để phòng trẻ sơ sinh có nhiệt độ lạnh sâu (Ảnh minh họa).

Không nên để phòng trẻ sơ sinh có nhiệt độ lạnh sâu (Ảnh minh họa).

4. Bảo dưỡng máy làm mát và điều hòa nhiệt độ định kỳ

Khi bạn có trẻ sơ sinh trong nhà, bạn nên cẩn thận hơn với mọi thứ. Việc bảo dưỡng máy làm mát và điều hòa nhiệt độ định kỳ là cực kỳ cần thiết.

Do bụi bẩn và các chất độc khác bị giữ lại ở bộ lọc điều hòa nhiệt độ, chúng có thể gây hại cho bé. Tham khảo sách hướng dẫn hoặc nhân viên hãng để biết bao lâu nên làm vệ sinh thiết bị nhiệt.

5. Tránh thay đổi nhiệt đột ngột

Bất ngờ đưa bé từ phòng có nhiệt độ mát sang không gian có nhiệt độ nóng có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé.

Cách tốt nhất khi muốn đưa trẻ ra khỏi phòng đang sử dụng điều hòa nhiệt độ là tắt điều hòa nhiệt độ đi, mở cửa phòng, đợi một lúc cho bé quen với nhiệt độ bên ngoài rồi mới bước ra.

Chú ý thật kỹ tới nhu cầu của bé và đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Đặc biệt quan tâm bé nhiều hơn nếu con bạn là trẻ sinh non. Những biện pháp phòng ngừa cơ bản này sẽ giúp bé có một môi trường thoải mái và lành mạnh để lớn nhanh hơn.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 3 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 15 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 20 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo gan của bạn không tốt, 3 nhóm người này cần giải độc gan để phòng bệnh

4 dấu hiệu cảnh báo gan của bạn không tốt, 3 nhóm người này cần giải độc gan để phòng bệnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh nhiệt, giải độc gan vào mùa hè là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt với nhóm người thường xuyên bị nóng gan gây mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt, chán ăn, mệt mỏi...

Top