Hà Nội
23°C / 22-25°C

Men tiêu hóa và men vi sinh có dùng kéo dài được không?

Thứ ba, 10:10 20/02/2024 | Bệnh thường gặp

Hiện nay, không ít người tự ý bổ sung men tiêu hóa và men vi sinh như một biện pháp kích thích ăn ngon miệng. Vậy có nên dùng men tiêu hóa và men vi sinh kéo dài hay không?

1. Tác dụng của men tiêu hóa và men vi sinh

Theo ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Song Thao, Phó Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị, men tiêu hóa là các loại men (hay còn gọi là enzyme) được tiết ra bởi các tuyến tiêu hóa giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Ví dụ tuyến nước bọt tiết ra men amylaza để tiêu hóa tinh bột, dạ dày tiết ra men pepsin để tiêu hóa chất đạm, tuyến tụy tiết men lipase tiêu hóa lipid, men proteaza tiêu hóa chất đạm, men lactaza… tiêu hóa chất đường, chất xơ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm men tiêu hóa, thường là các enzym của dạ dày, nước bọt và tụy được bào chế để hỗ trợ phân cắt những tảng thực phẩm lớn thành những mảnh thực phẩm nhỏ và dần dần thành những chất dinh dưỡng như đường đơn, axit amin, axit béo để cơ thể hấp thu.

Trong khi đó, men vi sinh , hay còn gọi là probiotic, là các vi khuẩn sống có lợi trong đường ruột. Những vi khuẩn có lợi tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa thức ăn và bảo vệ ruột già, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động.

Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung men vi sinh trong các trường hợp mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ...

Men tiêu hóa và men vi sinh có dùng kéo dài được không?- Ảnh 1.

Men tiêu hóa có chức năng giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

2. Men tiêu hóa dùng thế nào cho đúng?

ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Song Thao cho biết, men tiêu hóa có thể được dùng trong các trường hợp rối loạn hoạt động tiết men tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, bụng ậm ạch, chậm tiêu ... Hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và lượng men tiêu hóa thường tiết ra không đủ, có thể biếng ăn kèm theo suy dinh dưỡng, đi ngoài phân sống… thì cũng có thể bổ sung men tiêu hóa theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, không nên dùng men tiêu hóa liên tục hoặc kéo dài quá 2 tuần. Bởi việc lạm dụng kéo dài có thể gây tình trạng ức chế ngược, làm cho các cơ quan trong cơ thể giảm tiết men tiêu hóa, lâu ngày sẽ gây suy và mất chức năng các tuyến này. Điều này cần đặc biệt lưu ý bởi hiện nay, không ít cha mẹ tự ý cho con bổ sung men tiêu hóa như một biện pháp kích thích ăn ngon, ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Song Thao nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ngoài tác dụng tiêu hóa thức ăn, bổ sung quá nhiều men tiêu hóa cũng gây bào mòn cơ chế tự bảo vệ của các chất nhầy trong lòng dạ dày, ruột, dẫn đến viêm loét dạ dày - tá tràng .

Khi sử dụng, tốt nhất nên bổ sung men tiêu hóa cùng bữa ăn hoặc ngay sau ăn. Không nên dùng khi đói vì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến viêm loét.

Người bị tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày và viêm tụy không nên dùng men tiêu hóa vì men tiêu hóa bổ sung sẽ là tác nhân làm trầm trọng thêm bệnh và gây viêm loét ống tiêu hóa nặng hơn.

ThS.BSCKII. Nguyễn Thị Song Thao, Phó Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị nhấn mạnh không nên tự ý bổ sung men tiêu hóa và men vi sinh kéo dài.

3. Cách dùng men vi sinh

ThS.BSCKII. Nguyễn Thị Song Thao cho hay, men vi sinh thường được sử dụng trong các trường hợp người bệnh dùng kháng sinh kéo dài dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do kháng sinh có tác dụng phụ là tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột và tạo đà cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là giúp cho vi khuẩn yếm khí lây lan, sinh ra chứng đau bụng khó chữa, đi ngoài phân sống, tiêu chảy... Các trường hợp tiêu chảy cấp do virus cũng được khuyên nên sử dụng men vi sinh.

Thế nhưng, tất cả các trường hợp này cũng chỉ nên dùng ngắn ngày. Người bệnh dùng kháng sinh mà không gặp các biểu hiện bất lợi ở đường tiêu hóa, cũng không nên bổ sung men vi sinh.

Khi bổ sung men vi sinh, nên uống vào thời điểm trước bữa ăn khoảng 30 phút. Khi đó dạ dày đang rỗng, để những lợi khuẩn này nhanh chóng thoát qua khỏi dạ dày, xuống ruột non nhằm giảm thiểu lợi khuẩn bị suy giảm bởi dịch acid dạ dày. Cần pha men vi sinh trong nước nguội để các vi khuẩn có ích vẫn sống và được đưa tới đường ruột để bảo vệ hệ tiêu hóa một cách hiệu quả.

Minh Tâm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Ở tuổi U50, ca sĩ Quách Thành Danh không còn như xưa. Lần gần nhất khám tổng quát, giọng ca 7X bị cảnh báo vì chỉ số cholesterol vượt ngưỡng nên vợ bắt ăn kiêng. Gần đây, nam ca sĩ phải nhập viện do rối loại tiền đình.

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Thoát vị đĩa đệm là thể bệnh đặc biệt của bệnh lý đĩa đệm nằm trong bệnh cảnh chung của các hội chứng cột sống. Cùng với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, tập luyện có vai trò hết sức quan trọng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Ngô bao tử hay còn gọi là ngô non (bắp non), không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn là một viên "ngọc dinh dưỡng",

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Top