"Mệnh lệnh trái tim" của bác sĩ khoa sản
GiadinhNet - Khi nhận được điện thoại của khoa sản, trong bất cứ trường hợp nào, bác sỹ khoa sơ sinh cũng ngay tức khắc phải có mặt tại nhà đẻ, bởi đó là “mệnh lệnh trái tim”…
"Khó mà nói cho hết được những tai biết bất ngờ có thể xảy ra đối với một ca sinh nở. Những lúc ấy, nhà đẻ và sơ sinh phải nỗ lực, phối hợp một cách tốt nhất bằng bất cứ mọi giá để mẹ tròn con vuông. Bởi cả cuộc đời các cháu sau này, có thể phụ thuộc vào ngay giây phút ra khỏi bụng mẹ”, bác sỹ CK1 Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng khoa Sơ sinh (BV Sản Nhi Nghệ An) cho biết.
Vượt cạn cùng sản phụ
Cho đến tận bây giờ, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vẫn nhớ như in trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Kim Dung, phường Cửa Nam, TP Vinh. Đúng đêm 30 tết, khi đón đứa trẻ bụ bẫm 3,5kg chào đời, cả gia đình và các bác sĩ ai nấy đều vui mừng phấn khởi, xúc động. Nhưng mẹ bé, chị Dung bỗng có diễn biến phức tạp, biểu hiện băng huyết sau sinh...
Ngay lập tức, bệnh viện đã điều các bác sĩ hồi sức, gây mê, sản nhi đang trực tết đến hội chẩn khẩn cấp. Lúc này, bệnh nhân đã tím tái, không đo được huyết áp, mạch… Chị Dung mất nhiều máu, 30 đơn vị máu và chế phẩm của Trung tâm Huyết học truyền máu Nghệ An được truyền liên tục nhưng chị vẫn đang trong tình nguy kịch. Kho cũng đã hết máu dự trữ. Trước tình hình đó, 7 nhân viên thuộc ca trực đêm 30 Tết đã tình nguyện hiến máu của mình cho bệnh nhân…
Từng giây phút căng thẳng, giành giật sự sống với tử thần, cuối cùng, chị Dung đã qua cơn nguy kịch. Các bác sĩ, y tá thở phào nhẹ nhõm, vui mừng như kịp đón chuyến tàu muộn kịp đến trước thềm năm mới.
Những ca đẻ có nguy cơ cao bao giờ cũng cần sự phối hợp của cả khoa sản và sơ sinh.
Cũng có những trường hợp khiến các bác sĩ khoa sản khóc dở mếu dở, khi thai phụ bình thường, em bé mạnh khỏe, không quá to, nhưng gia đình nhất quyết đòi mổ đẻ chứ không sinh thường. Nguyên nhân do sợ đau, sợ tai biến, sợ không đẻ được, và có thể để sinh đúng ngày giờ đẹp… dù bác sĩ đã hết sức thuyết phục.
“Mọi người nên hiểu rằng, cái gì thuộc về tự nhiên vẫn là tốt hơn. Có thể sản phụ phải trải qua một cuộc trở dạ vất vả, đau đớn hàng ngày trời, nhưng đứa trẻ sinh ra bình thường sẽ mạnh khỏe, và là niềm hạnh phúc lớn lao của người mẹ, quên đi mọi đau đớn về thể xác vừa qua. Còn nếu mổ đẻ, có thể tránh được đau đớn lúc sinh do gây tê, nhưng sau đó, phải mất đến hàng tuần chịu đau để vết mổ lên da, chưa kể đến nguy cơ nhiễm trùng dính ruột… Nếu chỉ nghĩ cho chúng tôi, một ca mổ đẻ đơn giản, đỡ tốn thời gian rất nhiều so với việc đỡ đẻ bên cạnh sản phụ từ 12 – 24 tiếng/ca", bác sĩ Nguyễn Thị Ngân, Phó khoa Sản tâm sự.
Có lúc, gia đình bệnh nhân vận dụng đủ mối quan hệ để gây áp lực cho bác sĩ phải nghe theo ý mình. “Chúng tôi buộc lòng phải kìm nén mọi bức xúc, cố gắng tư vấn, mục đích cuối cùng cũng chỉ mong những điều tốt đẹp nhất cho mẹ và bé. Nhưng sản phụ từ trên bàn sinh vẫn luôn miệng yêu cầu mổ, chúng tôi đành phải sử dụng thủ thuật, tiêm thuốc B1, và nói chuẩn bị gây tê, đẻ chỉ huy, nhưng chỉ sau đó 10 phút, thì sản phụ đó đã sinh thường một cháu bé mạnh khỏe”, bác sĩ Ngân nói.

Việc khám sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng nhằm phát hiện và can thiệp sớm đối với các dị tật của thai nhi
Cũng theo bác sĩ Ngân, xử lý một ca đẻ có nguy cơ cao, rất cần sự hỗ trợ của khoa sơ sinh để phối hợp cấp cứu sơ sinh sau đẻ đối với trẻ đẻ ra có nguy cơ suy hô hấp, ngạt thở, ngừng tim.
Những trường hợp này trước đây do không được sàng lọc trước sinh nên rất nhiều trường hợp trẻ sau khi chào đời đã bị tử vong và mọi trách nhiệm hầu như đều đổ lên đầu bác sỹ sản.
Hiện việc sàng lọc trước sinh đã được thực hiện ở ngay trong BV Sản Nhi nhằm phát hiện và can thiệp sớm đối với các dị tật của thai nhi, đồng nghĩa với việc một tỷ lệ trong số họ đã cho ra đời những đứa khoẻ mạnh.
Nước mắt và nụ cười
Hiện nay, những ca đẻ có nguy cơ cao ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân là thai phụ có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng hơn nên cân nặng của bé trong bụng mẹ lớn, mặt khác, lao động tay chân nặng nhọc giảm, ít vận động cũng khiến việc sinh nở khó khăn hơn.
Việc đẻ moc-xép, vàng da sơ sinh hay những tai biến sản nhi khó lường kéo theo nhiều hệ hụy đòi hỏi sản nhi phải kết hợp với nhau không thể tách rời, để có thể đảm bảo cho một cuộc vượt cạn mẹ tròn con vuông.
Bác sĩ CK I Thanh Hương- Trưởng khoa Sơ sinh cho biết: Trước đây, khi sản và nhi chưa được sáp nhập, có rất nhiều trường hợp, khi được chuyển sang Nhi điều trị hầu như đã muộn, nhưng bây giờ, tỷ lệ đó đã giảm đi rất nhiều nhờ sự phối hợp sản – nhi lại làm một.
Với một ca đẻ bình thường thì không sao, nhưng những trường hợp có nguy cơ cho mẹ và bé, nghĩa là bất cứ trường hợp có tiên lượng xấu, rất cần có kỹ năng luôn luôn sẵn sàng phối hợp của sản và nhi. Chính sự phối hợp này góp phần đem lại kết quả tốt nhất, mẹ tròn con vuông.
Mới đây, trung tuần tháng 12, sản phụ Lê Thị Hằng đến bệnh viện sinh con lần thứ 3, cháu bé chào đời nặng 4,1kg, nhưng sau đó bé tím tái, tiên lượng xấu. Ngay lập tức, bệnh nhi đã được đặt ống khí quản, thở máy…
Các bác sĩ vừa cấp cứu, vừa chịu bao nhiêu áp lực trước sinh mạng một đứa bé vừa mới chào đời, và cả sự lo lắng, thậm chí giận dữ mất kiểm soát của người nhà. Cuối cùng cháu bé đã thở bình thường trở lại, qua cơn nguy hiểm, cả kíp trực như trút được gánh nặng, thở phào nhẹ nhõm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Linh, Khoa sơ sinh, người trực tiếp phối hợp cùng khoa sản cấp cứu sơ sinh cho trường hợp sản phụ Hằng kể lại: "Khi đó, nhận được điện thoại của khoa sản, tôi và một điều chạy đi ngay, bởi đó đó là “mệnh lệnh trái tim”. Việc đầu tiên là bắt tay vào cấp cứu, bé phải đặt ống khí quản để hỗ trợ, sau đó mới đưa về khoa sơ sinh để kịp thời chuyển lên bệnh viện tuyến trên để phẫu thuật bởi vì trường hợp này bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh, có một lỗ hổng bẩm sinh ở cơ hoành, khiến ruột và dạ dày chèn lên phổi. Những trường hợp thế này trước đây nguy cơ tử vong rất cao, nhưng nay nhờ được sàng lọc trước sinh cùng với sự kết hợp sản và nhi nên bé đã qua được nguy kịch".
Tuy nhiên, cũng có những lúc các bác sĩ cũng đành bất lực, “chữa được bệnh nhưng không cứu được mệnh” trước số phận không may của một đứa trẻ, sinh ra không lành lặn hoặc có bệnh lý phức tạp như tim bẩm sinh, thoát vị hoành, hay não úng thủy cực kỳ khó, cấp cứu hồi sức thành công cũng không thể chữa trị khỏi được, lúc ấy, chính chúng tôi cũng rất đau lòng.
Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, hiện có 10% các ca sinh đẻ cần có sự can thiệp của cán bộ y tế, và 1% cần hồi sức chuyên sâu. Nếu không xác định đúng nguyên nhân và cấp cứu kịp thời, hậu quả cho một đứa trẻ có thể kéo dài đến suốt cả cuộc đời, gây bao nhiêu thương tâm cho phía gia đình và cả xã hội.
Những tai biến trong khoa sản nhi là không thể nào nói hết được. Nhưng rất may, công tác sàng lọc trước sinh, phát hiện những bé có nguy cơ như: ngạt, cạn ối, hít phải phân su… hay những trường hợp mắc bệnh lý như tim bẩm sinh, viêm não… thông báo sớm cho người nhà chuẩn bị tâm lý nên giảm được tình trạng “bắt đền” bác sĩ như trước đây,
Nghề nào cũng có buồn vui, nhưng riêng với nghề y, nghề liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người thì có muôn vàn những câu chuyện về từng số phận, cảnh đời, nụ cười nước mắt và cả những ám ảnh khôn nguôi.
Đặc biệt, với bác sĩ sản nhi, bệnh nhân là những người mẹ mang nặng đẻ đau, những đứa trẻ ngây thơ mới bắt đầu mở mắt nhìn thế giới bên ngoài… đặt lên vai họ bao nhiêu trọng trách và cả lương tâm. Để vượt qua tất cả áp lực khó khăn, họ cố gắng làm hết sức mình, chỉ để cuối cùng nhận được 1 tiếng khóc mạnh khỏe, hay nụ cười yếu ớt ngập tràn hạnh phúc… là món quà vô giá nhất.
Trước đó, ngày 20/4/2012, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định thành lập Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An trên cơ sở sáp nhập khoa Phụ - Sản của Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao. Và đầu tháng 9/2014, Bệnh viện chính thức tiếp nhận hệ Sản - Phụ về hoạt động. Mới chỉ trong thời gian ngắn, nhưng Hệ Sản - Phụ đã khẳng định hiệu quả. Đã có nhiều ca sản khó được các y, bác sỹ tại đây xử lý hiệu quả “mẹ tròn con vuông”. Những kỹ thuật chẩn đoán trước sinh, bao gồm: Phát hiện những nguy cơ đối với mẹ, những nguy cơ đối với con; Quản lý và theo dõi để giúp đỡ tư vấn phụ nữ mang thai khi chưa sinh; Theo dõi xử lý những nguy cơ đối với mẹ và con trong thời kỳ sản phụ sinh nở... đã được triển khai thưc hiện. Ngay tại phòng sản có sự tham gia của bác sỹ hồi sức cấp cứu sơ sinh để xử lý kịp thời khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bất thường. Nguy cơ cho trẻ sơ sinh được giảm thiểu đến mức thấp nhất.
Hồ Hà- Thu Hiền/Báo Gia đình & Xã hội

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 47 phút trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.