Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹo phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

Thứ sáu, 19:05 10/06/2022 | Sống khỏe

Chuyến đi du lịch sẽ không trọn vẹn nếu bạn bỏ lỡ cơ hội thưởng thức ẩm thực địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khách du lịch dễ mắc phải các bệnh liên quan đến thực phẩm.

Khi đi du lịch, bạn có thể bị ngộ độc hoặc tiêu chảy do ăn thức ăn và uống nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm đi ngoài thường xuyên, phân lỏng, khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn mửa và sốt.

Để tránh những bệnh về thực phẩm này và giữ an toàn cho sức khỏe trong suốt chuyến đi của mình, bạn cần thực hiện các biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mẹo phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch - Ảnh 1.

Cách để tránh thực phẩm và nước bị ô nhiễm khi đi du lịch

Chỉ mua thực phẩm từ nguồn đáng tin cậy và được công nhận

Nếu bạn không biết nhiều về địa điểm bán đồ ăn đường phố, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè địa phương, hướng dẫn viên và các chuyên gia khác. Trước khi thử bất kỳ món ăn địa phương nào, bạn cũng nên hỏi mọi người xung quanh và quan sát xem nơi đó có hợp vệ sinh và được khử trùng hay không.

Tránh ăn ở những nơi không đậy thức ăn

Bạn nên tránh ăn ở những nơi thức ăn không được che đậy để tránh bụi và ruồi. Đây là những nơi vi trùng dễ phát triển. Việc tuân theo biện pháp phòng ngừa an toàn thực phẩm đơn giản này có thể bảo vệ bạn khỏi rất nhiều vấn đề.

Ăn ở những nơi có dụng cụ sạch sẽ

Hầu hết những người bán thức ăn đường phố sử dụng đĩa bỏ đi, nĩa nhựa, lá cây và các vật liệu tự nhiên khác. Nếu bạn muốn sử dụng đồ dùng bằng kim loại, hãy làm sạch chúng bằng khăn lau hoặc các vật liệu khác của riêng bạn.

Đồ uống an toàn

Uống nước là cách tốt nhất để cung cấp đủ nước cho cơ thể khi bạn đi du lịch. Một số cách đơn giản để đảm bảo nước an toàn bao gồm:

-   Uống nước đóng chai có tem niêm phong từ nguồn đáng tin cậy.

-   Sử dụng nước đóng chai để đánh răng

-   Đun sôi nước máy

-   Sử dụng nước ở máy lọc

-   Khử trùng nước bằng cách sử dụng các viên nước uống có chứa i-ốt.

-   Tránh sử dụng đá viên trừ khi bạn biết chắc chắn chúng được làm từ nước đóng chai an toàn.

Luôn vệ sinh cá nhân ở những nơi công cộng

Cách tốt nhất để giữ an toàn khỏi các bệnh thông thường khi đi du lịch là giữ vệ sinh cá nhân. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh, và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn; không cho ngón tay vào miệng. Nếu không có sẵn nước sạch, hãy sử dụng khăn ướt dùng một lần hoặc chất khử trùng tay có cồn. Bạn cũng nên tránh bốc thức ăn, thay vào đó, nên sử dụng thìa hoặc nĩa để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Cách lựa chọn thực phẩm

-   Thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao thường an toàn để ăn.

-  Hãy thận trọng với thực phẩm được nấu chín và sau đó được giữ ấm hoặc để ở nhiệt độ phòng (chẳng hạn như buffe).

-   Thực phẩm khô, đóng gói và niêm phong tại nhà máy (chẳng hạn như bánh mì, khoai tây chiên và cá ngừ đóng hộp) thường an toàn để ăn.

-   Salad, thịt sống và hải sản chưa nấu chín cũng có nhiều khả năng chứa vi trùng.

-   Nếu bạn đang mang thai hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu, hãy tránh các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Điều trị bệnh liên quan đến thực phẩm khi đi du lịch

Nếu bạn không may bị bệnh tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch, đừng hoảng sợ mà hãy:

-  Tạo cho mình cảm giác thoải mái nhất có thể tại nơi bạn đang ở. Bạn có thể lên kế hoạch lưu lại vài ngày bởi cơ thể cần được nghỉ ngơi.

-  Uống thuốc chống tiêu chảy hoặc chống nôn.

-  Uống nước sạch hoặc đồ uống bù nước.

-  Khi bạn bắt đầu cảm thấy sẵn sàng ăn trở lại, hãy ăn những thức ăn đơn giản như bánh mì nướng, bánh quy giòn, chuối và cơm./.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 14 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Top