Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mô hình Chi trả dịch vụ KHHGĐ qua thẻ khách hàng: Công bằng và hiệu quả

Thứ sáu, 15:18 23/03/2012 | KHHGĐ

GiadinhNet - Tới đây, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi) có nhu cầu thực hiện các dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế như đặt, tháo vòng tránh thai; tiêm, cấy thuốc tránh thai, triệt sản… sẽ không phải chi trả tiền mặt mà thanh toán qua hình thức Thẻ khách hàng.

Phương thức này sẽ giúp người dân được tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn, thủ tục thanh quyết toán đơn giản hơn.
 

80% phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai. Ảnh: TL

 
Thách thức trong thanh toán dịch vụ KHHGĐ
 
Thẻ khách hàng dự kiến được thiết kế như một loại phiếu có các ô thể hiện các dịch vụ mà khách hàng sẽ được cung cấp về chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Bên thực hiện dịch vụ sẽ cắt các ô trên thẻ theo các dịch vụ khách hàng lựa chọn. Dự kiến ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp qua thẻ cho khách hàng thuộc đối tượng hộ nghèo là 100%; hỗ trợ dịch vụ mức 80% cho đối tượng thuộc hộ cận nghèo và 50% số còn lại.
Hàng quý, Ban Quản lý mô hình đối chiếu thanh toán, tạm ứng với các cơ sở làm dịch vụ tránh thai lâm sàng đã ký hợp đồng trước đó. Căn cứ để thanh toán là Báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng hàng quý, chứng từ gốc kèm theo báo cáo là “ô phiếu” được cắt ra từ “Thẻ khách hàng”.
Công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam đã đạt được kết quả ngoạn mục: Số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm rõ rệt từ 6,4 con (năm 1960) xuống còn 2 con (năm 2009). Sở dĩ chúng ta đạt được kết quả như vậy là nhờ tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai tăng lên gần 80%, trong đó tỉ lệ sử dụng BPTT hiện đại lên gần 70%.

Hiện nay, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 25 triệu người, trong giai đoạn tới con số này sẽ tiếp tục tăng và đạt tối đa vào năm 2045 – 2050. Do đó, vấn đề được đặt ra là phải đảm bảo an ninh hàng hóa các phương tiện tránh thai, đáp ứng cung cấp cho những người có khả năng chi trả thông qua kênh thương mại và cung cấp miễn phí cho đối tượng nghèo.
 
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận được các dịch vụ KHHGĐ. Nếu như trước năm 2000, chỉ có các cơ sở y tế công lập được phép cung cấp các dịch vụ thì đến nay đã có sự tham gia của các cơ sở y tế tư nhân, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Người dân có nhiều lựa chọn hơn đối với dịch vụ KHHGĐ, nhưng chính điều này đặt ra thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Đặng Văn Nghị - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, kết quả khảo sát của Tổng cục tại một số tỉnh, thành phố cho thấy: Đa số nhà quản lý và cán bộ cung cấp dịch vụ cho rằng cơ chế thanh toán hiện nay còn nhiều bất cập. Việc thanh toán dịch vụ yêu cầu quá nhiều loại chứng từ thanh toán, định mức thuốc thiết yếu và vật tư tiêu hao thấp, nhiều khâu trung gian khiến cho cả phía cung cấp và người nhận dịch vụ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến một số vấn đề tiêu cực.
 
Cần nhân rộng mô hình

Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần cải tiến cách thức cung cấp dịch vụ, phương thức và thủ tục thanh quyết toán kinh phí dịch vụ dễ dàng hơn, đơn giản hơn, hướng tới mục tiêu đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ KHHGĐ có chất lượng.

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện dịch vụ thông qua Thẻ khách hàng, bà Nguyễn Thị Quý Linh - đại diện của tổ chức Marie Stopes International (MSI) cho biết, MSI đã áp dụng thẻ dịch vụ cho khách hàng có nhu cầu KHHGĐ, chăm sóc SKSS từ năm 2010 đến nay. Với các loại dịch vụ dành cho người nhập cư tại khu công nghiệp, phụ nữ có thu nhập thấp ở nông thôn, trên 100.000 thẻ dịch vụ đã giúp những khách hàng này được tiếp cận dịch vụ với chi phí phù hợp, một số đối tượng được miễn giảm.
 
Hiện nay, kinh nghiệm thẻ dịch vụ của MSI đã được thực hiện ở một số nước như Kenya (2005), Uganda, Pakistan (2008). Theo bà Linh, hình thức thanh toán bằng thẻ nên được áp dụng tại Việt Nam vì nước ta có tỉ lệ người có thẻ bảo hiểm y tế cao, mạng lưới y tế xã, phường tốt; có nhân sự có thể đào tạo; trạm y tế và cơ sở y tế tư nhân ở tuyến cơ sở có cơ hội tốt để cải thiện tình trạng SKSS, sức khỏe tình dục và KHHGĐ của phụ nữ vùng nông thôn; dễ tiếp cận đối với phụ nữ ở các xã, phường…

Đề cập đến tính ưu việt của thẻ dịch vụ SKSS ở Kenya, ông Ashish Bajracharya – cán bộ chương trình Hội đồng Dân số tại Việt Nam cho biết, phương thức này đã kích cầu người dân tăng sử dụng dịch vụ, tăng cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ về chất lượng phục vụ, hướng dịch vụ đến các nhóm đích ưu tiên cao như người nghèo và thanh toán phí dịch vụ theo thỏa thuận. Một số ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia trong nước cũng đồng tình với việc triển khai phương thức thanh toán qua Thẻ khách hàng.
 
Ông Nguyễn Duy Khê - Vụ trưởng Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế đề nghị cần xem xét thêm các địa bàn để thí điểm mô hình. Ông Phạm Bá Nhất – Phó Chủ tịch Hội KHHGĐ Việt Nam đề nghị nên triển khai hình thức dịch vụ này ở cả y tế công lập và y tế tư nhân; đồng thời kết hợp với chương trình tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai lâm sàng.

TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, trong mấy năm qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã tiến hành mô hình thí điểm chi trả các dịch vụ KHHGĐ lâm sàng thông qua một hệ thống trung gian - Thẻ khách hàng (chức năng gần giống như là BHYT) tại một số tỉnh, thành phố. Đây là một bước nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi và bền vững để nhằm đề xuất nhân rộng mô hình phù hợp trên phạm vi cả nước.
 
Hướng tới công bằng, hiệu quả
 

Từ thế kỷ trước, nhiều nước và khu vực đã cải tiến phương thức cung cấp dịch vụ, trong đó có loại hình dịch vụ KHHGĐ thông qua thẻ khách hàng. Đài Loan (Trung Quốc) là một ví dụ tiêu biểu triển khai hình thức sử dụng dịch vụ này. Thông qua Thẻ khách hàng, người sử dụng có nhiều lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ hơn; nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở cung cấp dịch vụ, tài chính được minh bạch. Qua đó thúc đẩy cơ sở cung cấp dịch vụ sáng tạo, chất lượng, chi phí hiệu quả, nhiệt tình với khách hàng.

Trong năm 2011, Tổng cục DS-KHHGĐ đã tiến hành khảo sát thực trạng thanh quyết toán và nhu cầu sử dụng Thẻ khách hàng trong quản lý các dịch vụ KHHGĐ tại 4 tỉnh, thành phố: Nam Định, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Vĩnh Long từ tháng 10 – 12.

Khảo sát đã cho thấy: 67% khách hàng mong muốn được cung cấp dịch vụ theo phương án mới và 29,5% cho ý kiến theo phương án mới hay cũ đều được; 84% khách hàng mong nhận được dịch vụ theo phương án cấp miễn phí; 48/48 cán bộ quản lý nhận thức được những ưu điểm phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ thông qua Thẻ khách hàng và  đồng ý triển khai cung cấp dịch vụ theo phương án này.

Tại hội thảo “Xây dựng dự án thí điểm chi trả dịch vụ tránh thai lâm sàng qua phương thức trung gian” ngày 20/3, TS Dương Quốc Trọng đã nhấn mạnh: “Hình thức đổi mới thanh toán này cũng là một trong những cố gắng để chúng ta đổi mới cơ chế tài chính y tế nói chung, góp phần thực hiện định hướng công bằng, hiệu quả, phát triển”. Các bài trình bày và ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia tại Hội thảo đã khẳng định, trong thời gian tới cần tiến hành dự án cung cấp thí điểm việc chi trả các dịch vụ tránh thai lâm sàng qua phương thức trung gian - Thẻ khách hàng. Phương thức này cũng đã được khẳng định trong Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 – 2020 mà Chính phủ đã phê duyệt.

TS Dương Quốc Trọng đề nghị Vụ Kế hoạch tài chính, Tổng cục DS-KHHGĐ khẩn trương lấy ý kiến các chuyên gia, các địa phương xây dựng đề án cụ thể về các vấn đề từ công tác quản lý, in ấn thẻ, phát thẻ, hợp đồng với các cơ sở dịch vụ y tế công, y tế tư nhân, đặt tiêu chí cho tiêu chuẩn các cơ sở có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ… Nhân dịp này, TS Dương Quốc Trọng cũng cảm ơn tổ chức PATH (Mỹ) đã hỗ trợ Tổng cục DS-KHHGĐ triển khai Dự án “Nâng cao tính công bằng và bền vững trong công tác DS-KHHGĐ” trong thời gian qua và mô hình “Quản lý sử dụng dịch vụ KHHGĐ thông qua Thẻ khách hàng” trong thời gian tới.
 
Hà Thư
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top