Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Tháo gỡ bất cập
GiadinhNet - Ngày 28/5, Đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ do TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh về kết quả thực hiện công tác năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013.
Bà Bùi Thị Phương Loan, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ TP Cẩm Phả phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: M.H |
Ông Nguyễn Văn Tiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội: Nên áp dụng trên toàn quốc
Theo tôi, Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện là hoàn toàn hợp lý. Nó sẽ huy động được cả hệ thống chính trị của huyện vào cuộc. Ví dụ như xã nào để xảy ra tình trạng đẻ nhiều con thứ 3, xã nào công tác phòng bệnh không tốt, thì khi UBND huyện chỉ đạo, UBND các xã phải nghe răm rắp, chứ ông Giám đốc Sở Y tế có xuống chỉ đạo xã cũng không phải dễ! Tôi từng xuống một địa phương. Cán bộ xã ở đây đã nói: “Xong việc với công tác dân số rồi! Vì đã chuyển được cán bộ dân số sang Trạm y tế. Từ nay“chuyện” dân số cứ để Trạm y tế lo” (?!). Đây quả là một điều vô cùng chua xót. Cán bộ dân số sang đấy ngồi thì làm được gì? Được làm gì? Chỉ ngồi trực rồi làm các việc linh tinh thôi! Sắp xếp như thế thì làm sao phát huy được năng lực của anh chị em. Làm sao mà “nói” được các đoàn thể... Tỉnh Phú Thọ cũng như một số địa phương khác đã áp dụng mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Quan điểm của tôi: Tất cả các địa phương nên áp dụng mô hình phù hợp này. Về ngành dọc thì anh cứ chỉ đạo chuyên môn bình thường. Còn tổ chức, giao nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm sẽ thuộc về địa phương. Phải gắn công tác dân số với hệ thống chính trị cơ sở. Có như thế thì địa phương mới có trách nhiệm, mới chi tiền ra để cho ngành dân số hoạt động... Việt Nguyễn (ghi) |
Hiện nay, việc nhận người vào làm công tác dân số do Trung tâm y tế quyết định- Chính vì vậy công tác tổ chức biến động thường xuyên nên đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số cơ sở gặp không ít khó khăn, không yên tâm, toàn tâm toàn ý với công việc.
Bà Bùi Thị Phương Loan- Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ TP Cẩm Phả chia sẻ: Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ không trực thuộc UBND huyện dẫn đến việc quan tâm không được sâu sát. Ngoài ra việc tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo địa phương cũng nảy sinh vướng mắc vì ngành dân số chỉ được phối hợp hoặc đề xuất qua Phòng y tế.
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã đưa ra những con số đáng mừng: Năm 2012, dân số trung bình của Quảng Ninh là 1.187.710 người. Số sinh 21.025 trẻ; tỷ suất sinh 17,70%o, giảm 0,20%o so với năm 2011. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 5,18%, giảm 0,20% so với năm 2011...
Trong 4 tháng đầu năm 2013, số sinh trên địa bàn tỉnh là 6.394 trẻ, giảm 170 trẻ so với cùng kỳ năm 2012. Số con thứ 3 trở lên là 306 trẻ, giảm 30 trẻ so với cùng kỳ năm 2012; tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 80,19%, trong đó tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 72,39%.
Thay mặt Đoàn công tác, TS Lê Cảnh Nhạc chỉ đạo: Thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ của Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khá tích cực. Tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn đối mặt với không ít thách thức bởi đây là 1 trong 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất cả nước. Về cơ cấu dân số, Quảng Ninh đang bước vào giai đoạn già hóa nên vấn đề chăm sóc người cao tuổi cần được quan tâm đúng mức. Ngành dân số cần rốt ráo tham mưu kịp thời cho lãnh đạo địa phương ban hành các chương trình hành động nhằm tăng cường sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền đối với công tác này.
Trước đó, Đoàn công tác đã có cuộc làm việc với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ TP Hạ Long- một trong những đơn vị làm tốt công tác DS-KHHGĐ của tỉnh.
Ý kiến từ cơ sở: Sau khi Báo GĐ&XH đăng tải loạt bài viết đề cập đến tính ưu việt của mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện, Tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của các cán bộ chuyên trách DS cơ sở. Xin trích đăng:
>Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của ông Lương Thế Khanh - Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục DS - KHHGĐ về việc đưa mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ huyện về UBND huyện quản lý.
Nếu như áp dụng mô hình cũ, đã thấy ngay bất cập và khó khăn, đặc biệt là đối với các cán bộ chuyên trách. Một bên là quản lý con người, một bên quản lý chuyên môn. Bên thì ra quyết định về chế độ chính sách. Bên lại trả lương. Qủa là chồng chéo... >Theo tôi, mô hình đưa Trung tâm DS- KHHGĐ trực thuộc UBND huyện, cán bộ chuyên trách dân số làm việc tại UBND xã là tốt nhất. Như thế, khi ngành dân số có triển khai Chiến dịch hay các Đề án thì sẽ nhận được sự quan tâm sát sao, ủng hộ của các cấp huyện, xã, hoạt động sẽ thuận lợi hơn nhiều. Luong Tam @yahoo.com
>Chúng tôi rất đồng ý với quan điểm trên. Như thế, cán bộ chuyên trách dân số cơ sở chúng tôi có cơ hội thể hiện được năng lực của mình. Kính đề nghị Trung ương xem xét sớm để triển khai...
Lê Hồng Văn (Chi cục DS- KHHGĐ Thái Bình) >Tôi là một cán bộ chuyên trách dân số tại Bình Thuận. Tôi thấy mô hình này rất phù hợp với thực tế, nó giúp đội ngũ cán bộ DS như chúng tôi phát huy sở trường của mình. Cảm ơn Báo GĐ&XH. Kính mong Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Tổng cục DS- KHHGĐ quan tâm...
Trần Quý Hợp (Chi cục DS-KHHGĐ Bình Thuận) >Chúng tôi là những cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ gần 20 năm. Chúng tôi thấy bộ máy DS-KHHGĐ hiện nay quay về trực thuộc UBND cấp huyện là rất hợp lý và mang lại hiệu quả rất cao. Chúng tôi rất mong muốn Trung ương sớm có Thông tư hướng dẫn thống nhất trên phạm vi toàn quốc để cán bộ ngành dân số yên tâm công tác... Chúng tôi hoàn toàn nhất trí, cần nhanh chóng củng cố đội ngũ này. Tỉnh Ninh Bình tôi còn chưa làm xong biên chế cho đội ngũ chuyên trách xã. Vậy không biết có về được UBND huyện hay không? Chúng tôi rất mong Tổng cục DS-khhgđ- Bộ Y tế có văn bản thống nhất càng sớm càng tốt. |
Minh Hải
Uống sữa khi bụng đói gây hại như thế nào?
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcMặc dù uống sữa được coi là một thói quen tốt cung cấp chất dinh dưỡng và canxi cho cơ thể, nhưng uống sữa khi bụng đói lại gây hại cho sức khỏe…
Hải Phòng hỗ trợ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh 2 con gái
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcGĐXH - Nhằm khuyến khích các gia đình thực hiện tốt công tác dân số, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thành phố Hải Phòng hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng sinh hai con gái và được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu cấp thành phố.
2 bài tập Pilates tăng cường sức mạnh cho nam giới
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcBài tập Pilates không chỉ giúp khỏe đẹp cho phái nữ mà còn là một phương pháp tập luyện thể hình cho nam giới. Các động tác Pilates giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và giảm thiểu căng thẳng cho phái mạnh.
6 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTrong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu thai kỳ, hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Vì vậy, thai phụ có thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, nguy cơ nhiễm cúm, thủy đậu, sởi, rubella. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám ngay.
Bệnh teo não ở người già có chữa được không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTeo não có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng sinh hoạt, sống phụ thuộc vào người khác. Không những vậy, sức khỏe của người bệnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do căn bệnh này gây ra.
Nam giới nên thận trọng với 4 loại thực phẩm gây hại cho tinh trùng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChất lượng tinh trùng của nam giới suy giảm do nhiều nguyên nhân như tình trạng bệnh lý, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, trong đó có việc lạm dụng thực phẩm không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, thời gian tới, cần đảm bảo cho người cao tuổi được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng; phát huy vai trò, chủ động tham gia các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Ngày Quốc tế Người cao tuổi: Tạo nền tảng khỏe mạnh, hạnh phúc cho dân số già
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống người cao tuổi không chỉ là trách nhiệm Nhà nước, hay một bộ, ngành cụ thể mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRối loạn kinh nguyệt do nhiều yếu tố gây ra và ảnh hưởng đến mỗi phụ nữ theo những cách khác nhau.
Thừa Thiên Huế nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Theo lãnh đạo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, trước thực trạng già hoá dân số, việc thực hiện các chính sách đối với người cao tuổi, cần có sự liên kết và đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể địa phương, nhất là các đối tượng người cao tuổi yếu thế.
4 thói quen giúp sống thọ hơn
Dân số và phát triểnThói quen giúp kéo dài tuổi thọ được hình thành từ lối sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân. Khi xây dựng được cách sống lành mạnh, khoa học thì có thể đẩy lùi được bệnh tật.