Môi giới làm giá, thổi giá chung cư cao gấp đôi thị trường
Dù căn hộ có diện tích, vị trí tương đương ở cùng dự án nhưng các môi giới lại báo với khách hàng những giá chênh lệch nhau khá cao, thậm chí nâng giá từ 45 - 55 triệu đồng/m2 lên 80 - 100 triệu đồng/m2 khiến người mua nhà tá hỏa còn chuyên gia phải lên tiếng cảnh báo.
Môi giới nâng giá căn hộ gấp nhiều lần
Khoảng 1 tháng nay, chị V (45 tuổi, Hà Nội) liên tục nhờ người quen có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực bất động sản giúp nghe ngóng và tìm kiếm một căn chung cư ít nhất có 2 phòng ngủ, được trả góp dài hạn cho vợ chồng con trai và 3 cháu nhỏ.
Nhiều người khuyên chị V nên tìm đến một đơn vị môi giới chuyên nghiệp để họ tư vấn và giúp chị sớm tìm được nhà, thay vì nhờ người quen bởi nhờ vả thì mọi người ít có trách nhiệm hơn.
Tuy nhiên, sau 2 tuần nhờ môi giới tìm dự án phù hợp với nhu cầu, chị V tá hỏa phát hiện, cùng một số căn hộ có diện tích, vị trí tương đương ở cùng dự án nhưng các môi giới mà chị liên hệ lại báo những giá chênh lệch nhau rất nhiều.
Điển hình, tại dự án Chung cư Ngoại giao Đoàn (Bắc Từ Liêm). Thời điểm mở bán vào giai đoạn 2016 – 2019, mỗi căn hộ tại đây có giá khoảng 16 – 35 triệu đồng/m2, tùy tầng và góc.

Thời điểm mở bán giai đoạn 2016 - 2019, các căn hộ tại dự án Chung cư Ngoại giao Đoàn có giá từ 16 - 35 triệu đồng/m2.
Đến giai đoạn hiện tại, theo sự biến động của thị trường, các căn hộ ở khu vực này được rao bán phổ biến trong khoảng 45 – 55 triệu đồng/m2, tùy tầng và góc. Theo đó, để sở hữu một căn hộ 3 phòng ngủ diện tích 103m2 thì chị V phải bỏ ra từ 4,6 – 5,6 tỷ đồng.
Điều đáng chú ý là khi thông tin về dự án, không ít môi giới cho biết các căn hộ tại dự án đến nay đều đã lên giá, dao động từ 80 đến hơn 100 triệu đồng/m2. Vì thế, để sở hữu một căn hộ 3 phòng ngủ diện tích 103m2 thì chị V phải bỏ ra từ 8,2 – 10,3 tỷ đồng, chênh với mức giá mà thị trường rao bán từ 35 – 45 triệu đồng/m2.


Trong khi chủ nhà và một số môi giới rao bán căn hộ tại dự án Ngoại giao Đoàn trong khoảng 45 - 55 triệu đồng/m2 thì không ít môi giới rao bán ở mức 80 - 101 triệu đồng/m2 và mức giá ngày càng tăng.
Thậm chí, để chị V tin tưởng, những môi giới này còn liên tục gửi chị link bài viết trên các Fanpage, group mạng xã hội chuyên đăng tải những bài viết liên quan đến dự án Chung cư Ngoại giao Đoàn với mức giá tương tự với khoảng giá mà họ giới thiệu với chị.
Do đó, chị V quyết định nhờ người quen tư vấn cũng như bản thân tự tìm hiểu để tìm mua chung cư chứ không nhờ môi giới nữa.
Khảo sát thực tế, không chỉ dự án chung cư Ngoại giao Đoàn mà nhiều dự án nhà ở và đất nền trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đều gặp phải tình trạng bị môi giới nâng giá quá cao so với mức giá sàn mà chủ đầu tư mở bán, khiến người mua thực khó tiếp cận với sản phẩm.
Cẩn trọng với chiêu trò của môi giới
Chia sẻ với Tiền Phong, môi giới N.V.T (37 tuổi) cho biết, hiện nay không hiếm môi giới dùng chiêu trò “lướt sóng” để ăn lợi nhuận bằng cách chỉ đặt cọc với chủ nhà, chủ đất sau đó rao bán lại, khi có khách mua thì họ sang tay ngay để ăn chênh lệch.
Thậm chí, những môi giới này còn lập ra các Fanpage, hội nhóm mạng xã hội và website chuyên rao bán nhà, đất rồi thay phiên nhau rao bán nhà, đất ở mức giá cao. Để những thông tin này chân thực hơn, các môi giới còn liên kết với nhau để tự tương tác, bình luận khen ngợi về mảnh đất, căn hộ hoặc tự tạo ra các giao dịch mua bán BĐS ảo nhằm “lòe” người mua không có kinh nghiệm.

Không ít môi giới dùng chiêu trò tạo giao dịch ảo để "lòe" khách hàng có nhu cầu.
Hay như việc khi cần rao bán một dự án nào đó, môi giới sẽ tung chiêu liên tục đăng tải bài viết trên các phương tiện mạng xã hội để tạo hiệu ứng kích cầu , cho khách hàng thấy rằng khu vực này đang “sốt”, từ đó thu hút người quan tâm.
“Dĩ nhiên, môi giới là nghề trung gian, thu nhập từ việc ăn phần trăm lợi nhuận chênh lệch trong các giao dịch nhà, đất nhưng mức chênh lệch ấy cần phù hợp, không nên quá cao so với thị trường, khiến người mua mất dần lòng tin”, môi giới N.V.T bày tỏ.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản (VARS) cho rằng, việc môi giới tung chiêu hô hào thị trường BĐS đã "ấm" lên từ trước đến nay không phải hiếm, thường xuyên diễn ra nhằm tạo sóng ảo. Ông Đính chỉ rõ, có những nhóm môi giới, chủ nhà và cả chủ đầu tư còn bày trò "bắt tay" mua bán, đưa ra công chứng để tạo giao dịch ảo, "tay trái" bán sang "tay phải".
Vì thế, ông Đính khuyên người mua nhà, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước các chiêu trò của môi giới bất động sản để tránh rơi vào tình trạng mất thêm tiền hay bị "kẹp" hàng, nhất là trong lúc thị trường còn nhiều khó khăn như hiện tại.
Trong khi đó, môi giới H.H (45 tuổi, TP HCM) tiết lộ, môi giới hay có quy tắc chung là với các dự án căn hộ chung cư, tỷ lệ mất giá sau 3 -4 năm sử dụng rơi vào khoảng 20%. Trên 5 năm sẽ cộng dồn tỷ lệ khấu hao và tùy thuộc vào quy định của từng sàn.

Người mua nhà, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước các chiêu trò của môi giới bất động sản để tránh rơi vào tình trạng mất thêm tiền hay bị "kẹp" hàng.
Ví dụ, khách hàng muốn mua một căn hộ với giá 2 tỷ đồng. Trong vòng 4 năm, gia chủ muốn bán lại, bên môi giới sẽ trừ đi 20%, tức là 400 triệu đồng. Sang năm thứ 5 mới muốn bán thì tỷ lệ khấu trừ sẽ là 22-23%, tùy thỏa thuận. Đáng chú ý, với các căn hộ ở dự án chưa có sổ hồng, mức khấu hao sẽ tăng lên, rơi vào khoảng 25 – 35% để môi giới có thể ép giá với gia chủ.
Do đó, môi giới H.H cho rằng, nếu khách hàng muốn mua sát giá nhà nhất , thì nên tự tìm hiểu, khảo sát và so sánh giá nhà với các căn hộ tương tự ở cùng dự án, nếu thấy mức giá chênh quá cao so với giá mà môi giới đưa ra thì họ nên tránh mua, hoặc có mua cũng nên chủ động tự giao dịch hoặc tìm đơn vị môi giới có tâm hơn…

9 tháng năm 2025, Bộ Công thương bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, phát triển thị trường trong nước như thế nào?
Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 4/4, tại buổi họp báo thường kỳ Quý I/2025 của Bộ Công thương, lãnh đạo Bộ cho biết, trong những tháng tiếp theo, ngành Công thương sẽ bảo đảm nguồn cung hàng hóa bằng nhiều giải pháp.

Vụ kẹo rau củ Kera: Xử phạt hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt
Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trướcGĐXH - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan vụ việc kẹo rau củ Kera.

Chỉ 3 tháng đầu năm 2025, hàng chục tấn thực phẩm bẩn 'suýt' đến tay người tiêu dùng Hà Nội
Bảo vệ người tiêu dùng - 11 giờ trướcGĐXH - Ngày 4/4, Bộ Công thương cho biết, tính từ ngày 16/12/2024 đến ngày 31/3/2025, lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra 6.222 vụ, xử lý 5.648 hành vi vi phạm; thu nộp NSNN trên 90 tỷ đồng. Trong đó, hàng chục tấn thực phẩm bẩn, hàng hóa không rõ nguồn gốc đã kịp thời được ngăn chặn.

Hà Nội: Nam thanh niên nhập trái phép 1.500 điếu xì gà, thuốc lá ngoại để tiêu thụ
Bảo vệ người tiêu dùng - 16 giờ trướcGĐXH - Ngày 4/4, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên và phát hiện cơ sở này đang tiêu thụ khoảng 1.500 điếu xì gà cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu trái phép.

Mua mảnh đất quê 200-300m2, nhà đầu tư tách lô nhỏ, rao bán với cam kết ra sổ đỏ, lời ngay 300-500 triệu đồng/lô
Bảo vệ người tiêu dùng - 20 giờ trướcNhà đầu tư săn tìm mua những lô đất có diện tích lớn từ 200m2 trở lên. Sau đó, họ sẽ chia lô, rao bán với cam kết ra sổ đỏ cho người mua. Mỗi lô rao bán, các nhà đầu tư lời ngay 300 triệu đồng/lô, thậm chí với lô có vị trí đẹp lãi đến cả nửa tỷ đồng.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Thị trường tã bỉm trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có các kế hoạch về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố năm 2025 và kế hoạch về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn.

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ghi nhận của phóng viên cho thấy, khi giá vàng đang giảm dần, ngoài những xếp hàng để chờ đến lượt mua vào thì cũng không ít người đến tiệm vàng chỉ để trực tiếp xem giá mua vào- bán ra.