Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mỗi năm sẽ tôn vinh 100 sản phẩm thuốc nội

Thứ hai, 05:00 23/12/2013 | Y tế

GiadinhNet - Ngày 20/12, tại Hà Nội, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã công bố chương trình truyền thông “Con đường thuốc Việt”, nhằm đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

Mỗi năm sẽ tôn vinh 100 sản phẩm thuốc nội 1

Loại bỏ yếu tố tâm lý “sính ngoại” thì niềm tin của người dân và cả y, bác sĩ vào chất lượng thuốc nội hiện vẫn chưa cao. Ảnh: T.L

Tỷ lệ thuốc nội được kê đơn tại bệnh viện tuyến trên chỉ chiếm 11,9%

“Để thuốc nội phát triển thì thời gian tới, ngoài các giải pháp về cơ chế chính sách, thương mại, cần có giải pháp về kỹ thuật.

Các nhà sản xuất dược phẩm trong nước cần nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, phải chứng minh được rằng thuốc nội có chất lượng cao, hình thức đẹp không thua kém gì thuốc ngoại nhập trong khi giá thành lại rẻ hơn, phù hợp với phần lớn người dân Việt Nam. Đây là một chặng đường dài, đầy gian nan nhưng bắt buộc phải làm”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, chương trình “Con đường thuốc Việt” mỗi năm sẽ bình chọn và tôn vinh 100 sản phẩm thuốc Việt có chất lượng tốt, đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn trong sử dụng và được nhân dân tin cậy. Chương trình này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với thuốc trong nước cũng như tăng cường vai trò, trách nhiệm của bác sĩ với việc kê đơn, sử dụng thuốc nội hợp lý, hỗ trợ ngành dược phát triển.

TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) chia sẻ, công nghiệp dược nội địa vài năm gần đây đã có bước phát triển với 121 nhà máy sản xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất). Nhiều sản phẩm dược của Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước trong khu vực và thế giới. Rất nhiều tập đoàn dược phẩm nước ngoài đã chọn những nhà máy sản xuất thuốc trong nước để sản xuất nhượng quyền hoặc gia công sản phẩm xuất khẩu  Tuy nhiên, giá trị bằng tiền của thuốc nội địa sử dụng ở các bệnh viện cũng như thị trường tự do đều chưa cao, hiện mới đạt xấp xỉ 48% tổng trị giá thị trường. Nghĩa là vẫn còn hơn 50% tổng số tiền mua thuốc của người dân đã chi cho thuốc ngoại nhập.

Đáng chú ý, trong số 48% nói trên thì đa phần là tiền tiêu thụ thuốc trên thị trường tự do và các bệnh viện tuyến dưới, trong khi tỷ lệ thuốc trúng thầu vào các bệnh viện tuyến Trung ương cũng như tỷ lệ thuốc được kê đơn, sử dụng ở tuyến này rất hạn chế. TS Nguyễn Thành Lâm, Trưởng phòng Quản lý giá thuốc- Cục Quản lý dược cho biết, hiện số thuốc nội trúng thầu và được kê đơn, sử dụng ở các bệnh viện tuyến huyện chiếm khoảng 62%, lên đến bệnh viện tuyến tỉnh giảm xuống gần một nửa, chỉ còn 34%. Đặc biệt, ở bệnh viện tuyến Trung ương, tỷ lệ thuốc nội được kê đơn, sử dụng chỉ chiếm 11,9%, nhiều bệnh viện chuyên khoa còn có mức tiêu thụ thấp hơn nữa. Chẳng hạn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, theo PGS.TS Lê Thanh Hải – Giám đốc bệnh viện, tỷ lệ thuốc nội trúng thầu và được kê đơn, sử dụng ở đây mới chiếm tỷ lệ khoảng 1/10.

Vai trò của bác sĩ trong việc đưa thuốc nội vào các bệnh viện là yếu tố quyết định bởi người bệnh không tự ra quyết định chọn thuốc; Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ kê đơn thuốc nội khi họ thấy tin tưởng vào chất lượng của thuốc. PGS.TS Lê Thanh Hải cho rằng, loại bỏ yếu tố tâm lý “sính ngoại” thì niềm tin của người dân và cả y, bác sĩ vào chất lượng thuốc nội hiện vẫn chưa cao. “Chỉ khi nào bác sĩ kê đơn thuốc cho con cháu, cho người nhà của mình các loại thuốc nội thì khi đó mới có thể nói thuốc nội đã thực sự chiếm được niềm tin. Và để làm điều này, để đưa được thuốc nội vào bệnh viện nhiều hơn, tất cả phụ thuộc vào vai trò của các nhà sản xuất thuốc trong nước...”, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ.

Làm sao để người dân tin vào thuốc nội?

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có 175 doanh nghiệp sản xuất tân dược, ngoài ra có khoảng 120 cơ sở sản xuất đông dược. Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hệ thống sản xuất này đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc trong nước. Tuy nhiên theo tính toán, các nhà máy sản xuất thuốc trong nước hiện mới hoạt động được một nửa công suất. Trên thực tế, năng lực sản xuất thuốc trong nước là khá lớn và có khả năng đáp ứng cơ bản nhu cầu thuốc chữa bệnh của người dân nếu như tìm được đầu ra.

Mặc dù có nhiều thuốc nội hiện nay đã đạt chất lượng tương đương thuốc ngoại trong khi giá cả rẻ hơn hẳn, tuy nhiên theo các chuyên gia thì số lượng này chưa nhiều. Hơn nữa, thuốc sản xuất trong nước vẫn chủ yếu là các loại thuốc thông dụng, thuốc generic (thuốc gốc), số mặt hàng hạn chế, mẫu mã chưa bắt mắt. Vì thế, dù chính sách hiện nay có nhiều quy định ưu tiên nhưng thuốc nội vẫn bị thuốc ngoại lấn át. TS Nguyễn Thành Lâm phân tích, trong Luật Đấu thầu có mục riêng về đấu thầu thuốc, giao Bộ Y tế ban hành danh mục những thuốc nào trong nước sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu thì không được nhập thuốc ngoại. Thế nhưng, việc ban hành danh mục này chỉ có thể thực hiện được khi bản thân các doanh nghiệp dược trong nước đã đảm bảo về nguồn thuốc, chất lượng thuốc và các bác sĩ cũng tin tưởng vào chất lượng thuốc đó.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, luật cần có những nội dung tạo điều kiện cho người sản xuất trong nước. Mỗi lần ban hành thông tư về dược, cần lấy ý kiến của người sử dụng, nhà sản xuất và người quản lý. Quy trình đăng kí thủ tục thuốc lưu hành làm sao đơn giản các thủ tục, công khai minh bạch, không được gây thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp. Về nhập khẩu, nếu thuốc trong nước cùng loại mà có chất lượng tương đương thì phải cân nhắc.
 
Hoài Nam
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 3 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 3 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 3 ngày trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Top