Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một mình lái canô kích nổ 500 quả bom từ trường ở bến Long Đại

Thứ hai, 07:24 02/05/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Ông Toản kể rằng, trong khoảng thời gian nhận nhiệm vụ ở bến Long Đại, đã 3 lần ông bị bom nổ hất tung lên rơi xuống sông nhưng may mắn thoát chết.

Năm 1967, giữa bom đạn ác liệt, trên bến phà Long Đại qua sông Nhật Lệ thuộc huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), người lính Nguyễn Xuân Toản ở thôn Lương Tài, xã Lương Tài, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đã dũng cảm lái canô mang số hiệu Y434 rà phá bom mìn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đoàn cán bộ qua sông an toàn. Chiếc canô ông lái giờ đã trở thành kỷ vật truyền thống, đang lưu giữ tại Bảo tàng Công binh.

Ông Nguyễn Văn Toản kể về quãng thời gian lái ca nô ở bến Long Đại.
Ông Nguyễn Văn Toản kể về quãng thời gian lái ca nô ở bến Long Đại.

Một người, một canô kích nổ hơn 500 quả bom từ trường

Tháng 2/1964, khi vừa tròn 20 tuổi, ông Toản xung phong lên đường nhập ngũ vào Trung đoàn 249 Đoàn công binh Sông Lô đóng ở tỉnh Bắc Ninh và được cử đi học lái canô. Sau khi học xong, tháng 2/1965 ông trở về đơn vị và được đơn vị giao giữ chiếc canô mang số hiệu Y434. Từ đó, ông và chiếc canô cùng đơn vị đi phục vụ trên các bến sông của miền Bắc.

Tháng 10/1967, đơn vị của ông (Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 249) được điều vào Quân khu IV để tăng cường cho các bến, bãi của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Đơn vị chốt làm nhiệm vụ rà phá bom trên bến Long Đại.

Chiếc canô Y 434 do Nguyễn Xuân Toản và đồng đội lái vốn là thiết bị để bắc cầu phao cho các đoàn xe pháo vượt sông vào Nam. Thế nhưng tại bến Long Đại, chiếc ca nô này được giao nhiệm vụ rất đặc biệt: Dùng để phá bom từ trường – thủy lôi của kẻ địch hòng phong tỏa tuyến đường thủy huyết mạch của ta ở Quảng Bình, để bảo đảm đưa người, vũ khí, hàng hóa qua sông an toàn. Người lính Nguyễn Xuân Toản là người gắn bó với chiếc ca nô này nhiều nhất và cũng là người dũng cảm nhất khi dùng chiếc canô với tốc độ cao kích nổ 520 quả bom từ trường.

Ông Toản kể: “Đại đội của tôi có nhiệm vụ chốt ở bến phà Long Đại qua sông Nhật Lệ- Đây được xem là tuyến đường thủy huyết mạch của ta ở Quảng Bình. Những tháng cuối năm 1967, không quân Mỹ tăng cường đánh phá trên khúc sông này để ngăn không cho bộ đội ta vận chuyển người, vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam. Cứ cách khoảng 5 phút, quân Mỹ lại cho 1 tốp máy bay trinh sát bay qua để thăm dò, bắn pháo sáng, thả bom đạn. Sự đánh phá ác liệt của quân Mỹ khiến bộ đội ta gọi là bến “Long Đầu”, còn người dân nơi đây gọi bến sông này là “Cửa Tử”. Công việc của tôi là lái ca nô rà phá bom mìn dọc trên khúc sông Nhật Lệ”.

Ông Toản (thứ hai từ phải qua) trong một lần được tiếp kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Ông Toản (thứ hai từ phải qua) trong một lần được tiếp kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Ngoài nhiệm vụ rà phá bom mìn, chiếc ca nô Y 434 nhiều lần đưa các đoàn cán bộ cấp cao của Đảng và quân đội qua sông an toàn, trong đó có đoàn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Toản nhớ lại vinh dự ấy: “Tháng 5/1968, đơn vị được giao nhiệm vụ bí mật chở một đoàn lãnh đạo cao cấp qua sông an toàn. Đúng 12h đêm, đoàn lãnh đạo cấp cao được đưa đến. Biết tôi là người am hiểu kỹ thuật và có kinh nghiệm nên cấp trên đã giao trọng trách cho tôi. Đến lúc ấy tôi mới nhận ra người lãnh đạo cao cấp mình vinh dự được chở lần này chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Đưa Đại tướng qua sông là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng đè lên vai ông áp lực trách nhiệm nặng nề. Một mình ông ra khởi động canô, lái 8 vòng từ bờ Nam sang bờ Bắc theo hình số 8 để rà phá bom, nổ được một quả, sau đó ông quay lại đón đoàn qua sông.

“Đại tướng ngồi ngay cạnh tôi, tiếp theo là thư ký của Đại tướng, còn 9 đồng chí khác ngồi ở phía sau. Khi chiếc ca nô đến giữa sông thì máy bay của Mỹ đến thả pháo sáng, bắn phá ở 2 đầu bến, tôi liền giảm tốc độ, lái ca nô dọc theo sườn núi để tránh pháo sáng của địch. Đến Đài quan sát 51 của đơn vị, tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo lên hầm trú ẩn, đợi khi máy bay của địch bay qua mới đi tiếp, còn mình vẫn ngồi trên ca nô để theo dõi tình hình. Khi máy bay của địch bay qua hết, tôi mới gọi các lãnh đạo khẩn trương xuống ca nô đi tiếp. Lúc ấy, tôi nắm chặt tay lái tức tốc cho ca nô lướt nhanh nhất có thể, cuối cùng đã đưa Đại tướng cùng đoàn đến điểm tập kết an toàn. Lúc này tôi mới dám thở phào nhẹ nhõm”, ông Toản nhớ lại.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ân cần thăm hỏi,chuyện trò thân mật và khen ngợi sự dũng cảm, gan dạ của người lính Nguyễn Xuân Toản. Lần qua sông an toàn ấy, ông Toản được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “Triệu Tử Long trên bến phà Long Đại”.

Hòa bình lập lại, ông Toản vinh dự 2 lần được đến nhà riêng thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (vào năm 1998 và 2004). Khi hay tin Đại tướng mất, ông Toản gác mọi công việc tức tốc ra Hà Nội để được viếng Người lần cuối. Với ông, hình ảnh cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn gần gũi và đáng kính.

Hai lần đơn vị làm lễ truy điệu sống

Chiếc ca nô y 434 (ảnh bảo tàng Công binh).
Chiếc ca nô y 434 (ảnh bảo tàng Công binh).

Ông Toản kể rằng, trong khoảng thời gian nhận nhiệm vụ ở bến Long Đại, ông đã trải qua nhiều lần “chết đi sống lại”. Đã 3 lần ông bị bom nổ hất tung lên rơi xuống sông mà may mắn thoát chết. Đó là vào một đêm tháng 2/1968, ông Toản được giao nhiệm vụ tháo ca nô ra khỏi phà để đi phá bom. Ông nhận nhiệm vụ ngay, đơn vị đã làm lễ truy điệu sống vì sợ ông hy sinh. Ông lái ca nô với vận tốc cao nhất, như bay trên mặt sông ở khu vực bến phà, kích nổ 5 quả bom. Đến vòng cua gần bến phía Nam ông cho ca nô chạy chậm lại thì bất ngờ một quả bom nổ gần hất tung ông xuống sông. May mắn ông chỉ bị thương nhẹ.

Thời điểm ấy, bến Long Đại như cái "túi đựng bom". Tính riêng khu vực này trong hai tháng, không quân Mỹ đã thả xuống bến hơn 1.000 quả bom các loại. Ông Toản nhận nhiệm vụ lái ca nô đi phá bom để giải phóng bến. Một lần nữa, đơn vị làm lễ truy điệu sống. Ông nghẹn ngào nhớ lại: “Tôi lái ca nô đằng trước, bom nổ dữ dội đằng sau. Một quả, hai quả rồi ba quả, những cột nước và khói đen cứ đuổi theo sau. Khi rà phá được 17 quả bom từ trường nổ, đến quả thứ 18 quả bom nổ trúng ca nô, tôi bị hất tung lên. Ca nô bị cháy, tôi được đồng đội vớt lên cấp cứu với 5 vết thương. Sau khi được cứu chữa, đơn vị quyết định cho tôi ra điều dưỡng ở tuyến ngoài. Nhưng tôi quyết định xin ở lại để tiếp tục chiến đấu. Nhiều đồng chí được bổ sung cho đơn vị lái ca nô nhưng chỉ được mấy đêm thì hy sinh”.

Chúng tôi trầm trồ vì sao những lần sinh tử ấy mà bom đạn vẫn không làm gì được ông, ông Toản cười bảo, tất cả cũng nhờ kinh nghiệm. Trước mỗi lần lái ca nô đi rà phá bom, ông đều chuẩn bị một cái phao bơm thật căng để ngồi xổm lên và hai cái phao đeo đằng trước, đằng sau để khi bom nổ trúng ca nô, người bị hất ngay ra sông nhưng sẽ không bị chìm. Nhờ sự sáng tạo, mưu trí đó ông đã nhiều lần hoàn thành nhiệm vụ nguy hiểm mà vẫn an toàn.

Cuộc sống đời thường bình dị

Tháng 10/1968, ông Nguyễn Xuân Toản được điều tăng cường phục vụ ở bến phà sông Gianh (Quảng Bình). Đến tháng 2/1969, đơn vị của ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thăm tại Cầu Dài (Quảng Bình). Từ năm 1970 - 1975, ông được cử đi học sĩ quan, tham gia bắc cầu nối liền 2 bờ Nam – Bắc trên sông Hiền Lương, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước… Đến năm 1976, khi hòa bình lập lại, ông Toản ra quân.

Vợ chồng ông Toản sinh được 7 người con, nhưng cuộc sống không xuôi chèo mát mái. Một người con gái của ông bị nhiễm chất độc da cam đã qua đời để lại cho ông bà đứa cháu ngoại còi cọc. Để có thể nuôi được đàn con thơ, ông đã làm rất nhiều công việc từ đi phun thuốc sâu thuê, bán kem đến đóng gạch thuê...

Đến giờ, những tháng ngày vất vả ấy cũng qua, ông bà có một đàn con cháu đông đúc gồm 6 người con, 10 cháu ngoại, hai cháu nội và 4 chắt ngoại. Vì giấy tờ của ông bị thất lạc trong chiến tranh nên chế độ chính sách của ông Toản hiện chỉ có trợ cấp thương binh hạng 4, còn chế độ chất độc da cam chưa làm được. Bước qua tuổi 73, ông Toản đang bước đi những bước cuối của cuộc đời nhưng vẫn rất nhanh nhẹn. Ông cùng người vợ của mình vẫn tham gia các hoạt động đoàn thể, đội văn nghệ của địa phương.

Chiếc cano gắn bó suốt tuổi trẻ của ông đã trở thành kỷ vật thiêng tại Bảo tàng Công binh, góp phần vào việc giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ mai sau. Ông Nguyễn Xuân Toản đã được trao tặng Huân chương Chiến công Hạng Nhất, Huân chương Chiến công Hạng Ba, được phong tặng danh hiệu Chiến sỹ Thi đua, Chiến sỹ Quyết thắng, Dũng sỹ lái phà Long Đại, nhiều bằng khen và giấy khen của Bộ tư lệnh quân khu 4…

Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 1 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 1 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 3 giờ trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 29/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 4 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH – Không cần đến hộ chiếu (passport) hay visa (thị thực), người dân Việt Nam có thể nhập cảnh đến những địa điểm này của Trung Quốc.

Top