Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một món đồ trong bếp bẩn hơn bồn cầu, là 'ổ chứa vi khuẩn' nhưng nhiều người vẫn vô tư ngâm bát, rửa rau

Thứ ba, 13:33 05/12/2023 | Mẹo vặt

Nơi này được vệ sinh hàng ngày nhưng thực tế lại có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

"Trung tâm" vi khuẩn trong nhà

Trên tờ DailyMail, nhà khoa học Michael Hanlon đã cảnh báo, trong gian bếp của mỗi nhà có nhiều nguy hiểm ẩn giấu.

Nhà bếp là trái tim của ngôi nhà, nhưng theo Tiến sĩ Charles, nhà vi trùng học và giáo sư tại Đại học Arizona (Mỹ), đây cũng là trung tâm chứa vi khuẩn trong nhà. 

Theo Tiến sĩ Charles: "Bồn rửa nhà bếp là nơi chứa đầy vi trùng. Thử nghĩ mà xem, bạn đổ mọi thứ vào nó. Bạn thái thịt sống sau đó rửa sạch thớt trong bồn rửa. Bạn đổ đồ ăn thừa vào bồn rửa. Bạn rã đông các loại thịt đông lạnh hoặc rửa gà sống. Đó là lý do vì sao có nhiều vi khuẩn trong bồn rửa hơn cả trong bồn cầu".

Ngoài thực phẩm, thì miếng giẻ rửa bát cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn cho bồn rửa. Vị tiến sĩ nói, có đến 10 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông của miếng giẻ bằng mút, và khoảng 1 triệu con nếu miếng giẻ bằng vải. Thậm chí, miếng giẻ rửa bát còn bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu. Việc sử dụng miếng giẻ rửa bát vô tình làm tăng số lượng vi khuẩn có trong bồn rửa bát. 

Trong bồn rửa, có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm, phổ biến nhất là Campylobacter jejuni, Salmonella và Escherichia coli. Trong đó, E.coli là nguyên nhân gây tiêu chảy, viêm phổi, đồng thời là thủ phạm của 80% các trường hợp viêm đường tiết niệu.

Một món đồ trong bếp bẩn hơn bồn cầu, là 'ổ chứa vi khuẩn' nhưng nhiều người vẫn vô tư ngâm bát, rửa rau - Ảnh 1.

 Rửa rau, ngâm bát trong bồn rửa bát liệu có an toàn?

Một số gia đình có thói quen ngâm bát đĩa trong bồn rửa, phần vì bận rộn, phần vì cho rằng ngâm nước trước giúp dễ dàng đánh sạch các vết bẩn hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Australian Broadcasting Corporation, việc ngâm bát đĩa lâu trong bồn rửa có thể khiến chúng bẩn hơn.

Bát đĩa để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt nếu chúng được ngâm trong nước ấm hoặc ở nhiệt độ cao. Thông thường, vi khuẩn trong thực phẩm sinh sôi gấp đôi sau mỗi 20 phút. Tốc độ tăng trưởng của chúng cao hơn sau hai giờ. Vi khuẩn có thể nhân lên hàng nghìn tỷ trong 24 giờ.

Tương tự, việc ngâm thực phẩm tại bồn rửa là con đường trực tiếp giúp cho vi khuẩn gây bệnh bám vào thực phẩm và đi vào cơ thể chúng ta qua đường ăn uống. Nguy hiểm nhất đó chính là những thực phẩm ăn sống như trái cây, rau,... Nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao nếu như bạn vẫn giữ thói quen xấu này.

Gợi ý 3 cách làm sạch bồn rửa bát

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp vệ sinh dưới đây để hạn chế việc vi khuẩn sinh sôi trong căn bếp của mình. 

1. Nước nóng

Việc bồn rửa dù đã cọ bằng xà phòng hay nước nóng mà vẫn còn vi khuẩn là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi để tiêu diệt vi khuẩn chúng ta phải dùng nước 100 độ C, trong khi đó nước nóng ở vòi chưa đủ nóng đến mức đó. Theo các chuyên gia, bạn có thể tự đun sôi nước rồi đổ trực tiếp vào những vùng bám bẩn nhiều trên bồn rửa chén.

Một món đồ trong bếp bẩn hơn bồn cầu, là 'ổ chứa vi khuẩn' nhưng nhiều người vẫn vô tư ngâm bát, rửa rau - Ảnh 2.

 Sau đó, bạn đợi trong khoảng 2 - 3 phút cho các vết bẩn tách khỏi bề mặt, rồi dùng bàn chải hoặc miếng rửa chén chà rửa với một ít xà phòng rửa chén rồi xả sạch lại bằng nước lạnh.

2. Chanh tươi và phèn chua

Chanh tươi và phèn chua từ lâu vốn là những nguyên liệu có hiệu quả tẩy rửa cao, lại rất dễ kiếm. Cách thực hiện rất đơn giản: Hòa tan hỗn hợp nước cốt chanh và phèn chua theo tỷ lệ 1:1. Tiếp đến, nhúng miếng rửa chén hoặc khăn lau vào hỗn hợp rồi lau khắp bề mặt chậu rửa chén rồi rửa sạch lại với nước. Đối với những vùng có nhiều vết bẩn hoặc vết bẩn dày, bạn nên đổ trực tiếp hỗn hợp lên bề mặt và đợi trong khoảng 20 - 30 phút trước khi rửa lại với nước để hiệu quả được tốt hơn.

3. Chất tẩy rửa chuyên dụng

Để vệ sinh chậu rửa chén một cách nhanh chóng và hiệu quả thì sử dụng các chất tẩy rửa như nước rửa chén hay các dung dịch tẩy rửa vệ sinh nhà bếp chuyên dụng là một trong những phương pháp không thể bỏ qua.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những vật dụng có thể tái chế nhưng không phải ai cũng biết

Những vật dụng có thể tái chế nhưng không phải ai cũng biết

- 1 tháng trước

GĐXH - Tái chế là hoạt động giúp tận dụng các vật dụng cũ thành những đồ vật mới hữu ích hơn. Hoạt động này được khuyến khích giúp giảm thiểu lượng rác thải không cần thiết ra môi trường, đồng thời giúp tiết kiệm kinh phí khi mua đồ dùng mới.

Cách nấu gà ác hầm thuốc bắc bổ dưỡng, mềm nhừ và 2 trường hợp cần hết sức lưu ý khi ăn

Cách nấu gà ác hầm thuốc bắc bổ dưỡng, mềm nhừ và 2 trường hợp cần hết sức lưu ý khi ăn

Ăn - 1 tháng trước

GĐXH - Gà ác hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng cho người già, bà bầu, trẻ em và người mới ốm dậy, cần hồi phục sức khỏe. Không những bổ dưỡng, món ăn này còn dễ chế biến và hương vị đặc trưng ngon miệng.

Nói thật lòng: Đừng mua 5 món đồ này với giá quá rẻ kẻo 'rước họa vào người'

Nói thật lòng: Đừng mua 5 món đồ này với giá quá rẻ kẻo 'rước họa vào người'

- 1 tháng trước

Đây là 5 món đồ có liên quan mật thiết đến cuộc sống của mọi người, vậy nên đừng vì tiếc rẻ vài đồng mà mua nhầm hàng kém chất lượng.

Đang tốn đến 170.000 đồng/tháng chỉ để sấy khô quần áo: Dùng một mẹo này, giảm hơn nửa tiền điện

Đang tốn đến 170.000 đồng/tháng chỉ để sấy khô quần áo: Dùng một mẹo này, giảm hơn nửa tiền điện

- 1 tháng trước

Câu trả lời nằm ở việc hiểu rõ công nghệ sấy và cách sử dụng thiết bị đúng cách.

Đặt những thứ này dưới gối sẽ ngủ ngon hơn

Đặt những thứ này dưới gối sẽ ngủ ngon hơn

- 1 tháng trước

GĐXH - Nhiều người thường xuyên gặp khó trong giấc ngủ do bị các tác động từ yếu tố môi trường sống, thói quen, tâm lý. Vậy đặt gì dưới gối để ngủ ngon? Bài viết này sẽ đưa ra gợi ý giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn và tỉnh táo khi thức dậy.

Một số cách đơn giản vệ sinh tủ lạnh để tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ tại nhà

Một số cách đơn giản vệ sinh tủ lạnh để tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ tại nhà

- 1 tháng trước

GĐXH - Vệ sinh tủ lạnh định kỳ không chỉ giúp tủ lạnh vận hành hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số cách bảo dưỡng tủ lạnh đơn giản tại nhà.

Công dụng tuyệt vời của việc làm nhiều đá trong tủ lạnh, nhiều người tiếc hùi hụi vì giờ mới biết

Công dụng tuyệt vời của việc làm nhiều đá trong tủ lạnh, nhiều người tiếc hùi hụi vì giờ mới biết

- 1 tháng trước

GĐXH - Có nên làm nhiều đá cùng lúc trong tủ lạnh hay không là thắc mắc của không ít người dùng. Nhất là vào những ngày hè khi nhu cầu sử dụng đá để giải tỏa cơn nóng tăng cao. Vậy nên hay không nên, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mẹ tôi - người phụ nữ có khả năng giải quyết 7 vấn đề nhà cửa mà không tốn tiền

Mẹ tôi - người phụ nữ có khả năng giải quyết 7 vấn đề nhà cửa mà không tốn tiền

- 1 tháng trước

Những kinh nghiệm việc nhà của mẹ tôi chắc chắn sẽ không làm mọi người thất vọng!

Mẹo xử lý khi keo nối của chậu rửa bị mốc đen

Mẹo xử lý khi keo nối của chậu rửa bị mốc đen

- 1 tháng trước

Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng, bảo dưỡng đúng cách, thay thế keo nối, vệ sinh thường xuyên là những cách khắc phục khi chậu rửa bị mốc đen.

Tiết lộ đáng sợ của Tiến sĩ Anh về việc phơi quần áo trong nhà

Tiết lộ đáng sợ của Tiến sĩ Anh về việc phơi quần áo trong nhà

- 1 tháng trước

Phơi quần áo trong nhà là lựa chọn của nhiều người trong điều kiện thời tiết lạnh giá hoặc trời nồm. Tuy nhiên, cách làm này liệu có hợp lý, đúng đắn?

Top