Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một số điều cần biết về đa ngành trong phục hồi chức năng

Thứ hai, 21:16 28/08/2023 | Y tế

GDXH - Hội Nghị triển khai Quyết định 569/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được tổ chức ngày 18/8 vừa qua. Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực phục hồi chức năng (PHCN), ông Trần Văn Dần - Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam đã có những chia sẻ thêm bên lề Hội nghị.

Hỏi: Thưa ông, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị về triển khai quyết định 569/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2050, có lúc tôi thấy các báo cáo viên và cả lãnh đạo nói đến Lĩnh vực PHCN, lúc lại nói ngành PHCN, rồi cũng có lúc nói đa ngành PHCN. Vậy theo ông phải hiểu như thế nào mới đúng ạ?

Ông Trần Văn Dần: Đúng phải là đa ngành. PHCN là cụm từ chỉ đích đến và cái đích đó cần nhiều phương tiện để đến đích đó. Như các bạn thấy đấy, Hội nghị hôm nay có sự góp mặt của nhiều bộ như Bộ Y tế, Bộ LĐ TB XH, Bộ GD và ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng... và nhiều hội như Hội Người khuyết tật, Hội Đông y Việt Nam, Hội PHCN, Hội Vật lý trị liệu và nhiều tổ chức. Tất cả các thành phần ở đây đều tham gia vào công tác PHCN cho người bệnh và người khuyết tật.

photo-1692949111800

Ông Trần Văn Dần (giữa), Chủ tịch Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tham dự Hội Nghị triển khai Quyết định 569/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được tổ chức ngày 18/8 vừa qua.

Hỏi: Như vậy là ngành y, ngành giáo dục, vv... đều tham gia vào quá trình phục hồi chức năng và đều giúp người bệnh quay trở lại cuộc sống và công việc sớm nhất. Và PHCN bao gồm nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau?

Ông Trần Văn Dần: Đúng vậy.

Hỏi: Hôm nay trong Hội nghị có ý kiến nói về nhóm PHCN và trưởng nhóm PHCN, xin ông có thể giải thích thêm về điều này được không ạ?

Ông Trần Văn Dần: Nếu trong bệnh viện thì làm việc nhóm là một mô hình tốt. Khi người bệnh đang nằm trong bệnh viện thì tham gia vào quá trình điều trị hoặc quá trình PHCN thì cần phải có một người chịu trách nhiệm và ra quyết đinh, thông thường là bác sỹ điều trị.

Hỏi: Vậy thì khi người bệnh về nhà để PHCN tiếp, ai là trưởng nhóm để tiếp tục theo dõi quá trình PHCN của người bệnh?

Ông Trần Văn Dần : Khi bệnh nhân về nhà thì sẽ do người nhà chịu trách nhiệm về công tác PHCN của bệnh nhân. Tôi lấy 1 Ví dụ BN A 60 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội sau khi bị đột quỵ đã điều trị tại BV B 1 tháng và được cho xuất viện về PHCN tại nhà. BN A. có nhiều bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, Parkinson. Với mong muốn cụ (cách gọi của ông Trần Văn Dần) nhanh chóng bình phục nhất có thể, người con gái của cụ đã mời thêm: BS chuyên ngành nội tiết đến đánh giá lại và kê đơn cho bệnh tiểu đường. Con gái BN còn mời thêm BS tim mạch đến để kê đơn và cho thuốc huyết áp, và mời luôn BS chuyên ngành thần kinh đến để kê đơn về các bệnh lý thần kinh. Ngoài ra con gái cụ mời thêm BS y học cổ truyền để hàng ngày châm cứu cho cụ. Đồng thời có thêm một trị liệu viên vật lý trị liệu, trị liệu viên về âm ngữ do cụ nói vẫn chưa rõ, và vẫn chưa đi lại được. Con gái của cụ cũng mời một BS chuyên ngành dinh dưỡng đến để khám và kê thực đơn cho cụ ăn uống hàng ngày với mong muốn cụ nhanh khỏi nhất có thể. Như vậy tất cả các nhà trị liệu bao gồm BS Tim mạch, Nội tiết, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng, Thần kinh, chuyên viên Vật lý trị liệu (VLTL), chuyên viên âm ngữ hay còn gọi là Âm ngữ trị liệu (ANTL) đều là các phương tiện để đi đến đích là giúp cụ A. PHCN. Và trong trường hợp này cô con gái cụ A chính là người mời, người điều phối các nhà trị liệu nói trên và có thể gọi là nhóm trưởng.

photo-1692949114265

Ông Trần Văn Dần (thứ 2 từ trái qua) và các thành viên trong Ban Lãnh đạo Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam.

Hỏi: Được biết ông có gần 30 năm trong ngành Vật lý trị liệu, xin ông cho biết vai trò của Vật lý trị liệu trong công tác Phục hồi chức năng?

Ông Trần Văn Dần: Sức khỏe có 4 lĩnh vực chính gồm: Phòng bệnh, chữa bệnh, Phục hồi chức năng và Duy trì nâng cao sức khỏe. Theo Liên đoàn vật lý trị liệu thế giới (WP) mà Việt Nam là thành viên thì Vật lý trị liệu tham gia cả 4 lĩnh vực đó. Vì Vật lý trị liệu can thiệp vào hệ chuyển động nên trong lĩnh vực Phục hồi chức năng thì vật lý trị liệu cũng đóng vai trò quan trọng, vì nó giúp cho người bệnh di chuyển trở lại. Nhiều trường hợp sau khi người bệnh trở về nhà, quay lại cộng đồng thì gia đình người bệnh chỉ có khả năng mời người làm Vật lý trị liệu đến tiếp tục làm công việc phục hồi cho người bệnh, thỉnh thoảng thêm BS Y học cổ truyền, BS Tim mạch, BS Thần kinh... nữa.

Như vậy thì PHCN là đa ngành đa nghề và là nhiệm vụ của nhiều người chứ không phải của riêng ai. Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi trò chuyện này!

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-193 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

GiadinhNet - Ngày 4/3/2022, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam đã đại diện trao bằng khen của Hội Vật lý trị liệu Việt Nam cho 3 cử nhân Vật lý trị liệu thuộc khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy, vì đã có đóng góp tích cực, tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Dân Huyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 6 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 6 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 1 tuần trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 1 tuần trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Top