Mùa đông là "thời điểm độc" dễ mắc đột quỵ nhất trong năm: Cần ghi nhớ 6 chữ sau để tự cứu bản thân khỏi cửa tử
Đột quỵ là một trong những loại bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, cứ 3 phút lại có một người qua đời. Điều bạn cần bây giờ là học thuộc 6 chữ sau để phát hiện sớm.
Đột quỵ luôn xảy ra đột ngột không bao giờ báo trước, có thể chỉ vài phút trước bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường nhưng 1-2 giây sau đã mắc bệnh. Đột quỵ có tỷ lệ tử vong cao, thời gian tử vong nhanh, nếu may mắn sống sót vẫn có khả năng chịu di chứng vĩnh viễn. Tại Việt Nam có 200.000 bệnh nhân đột quỵ mỗi năm.

Đột quỵ thực sự nguy hiểm tới tính mạng vì chúng xảy ra đột xuất, không thể trở tay kịp.
Khi vào mùa đông thì số người đột quỵ lại càng tăng cao do khí hậu lạnh, gây ảnh hưởng đến huyết áp hoặc tác động tới bệnh nền khiến đột quỵ phát tác. Bên cạnh việc kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ, Hiệp hội Đột quỵ Mỹ đã nhắc nhở mọi người nên nhẩm trong đầu cụm từ "BE FAST" để phát hiện dấu hiệu đột quỵ sớm.
Công thức 6 chữ "BE FAST" phát hiện sớm đột quỵ
BE FAST trong tiếng Anh có nghĩa là hãy nhanh lên, đồng nghĩa với việc phát hiện sớm chính là cách điều trị đột quỵ hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, mỗi chữ cái trong cụm từ này còn mang ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:
- B: Balance (Sự cân bằng)
Một người chuẩn bị đột quỵ thường bắt đầu bị chóng mặt, mất thăng bằng hoặc nặng đầu không rõ lý do. Họ có xu hướng sẽ bám tay vào đồ vật để di chuyển, hoặc ngồi xuống vì quá mệt mỏi. Nếu loại trừ hết những khả năng gây ra chóng mặt thì nên cẩn thận bệnh đột quỵ.
- E: Eye (Mắt)
Bệnh nhân đột quỵ hay bị mờ mắt và giảm thị lực đột ngột, mặc cho trước đó không có tật khúc xạ. Nhiều người thường nhầm tưởng với triệu chứng say nắng hoặc mệt mỏi, nhưng thực tế, đây là dấu hiệu sớm của đột quỵ mà bạn cần phải lưu tâm.

Bất kể những thay đổi nhỏ nào trên cơ thể đều phản ánh sớm bệnh tật, cần để ý kỹ.
- F: Face (Khuôn mặt)
Người đột quỵ sẽ bị méo một nửa bên mặt, nhìn vào trông giống như bị sụp xuống hoặc chảy xệ. Nó xuất hiện đột ngột sau một đêm ngủ dậy và không có dấu hiệu báo trước. Cần đi khám sớm nếu thấy mất cân xứng giữa hai bên mặt, một nửa liệt bất động và mất nếp nhăn trán.
- A: Arm (Cánh tay)
Yếu cơ tay, không thể cầm nổi thứ gì trong thời gian tạm thời là dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ. Nó cũng cảnh báo cơ thể đang bị thiếu máu cục bộ nhất thời, nếu không can thiệp sớm sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ về sau. Đây là cảnh báo sớm nhất để mọi người ngăn ngừa bệnh xảy ra.

Yếu cơ tay, cầm nắm không nổi vật gì thường do mệt mỏi hoặc nguy hiểm hơn là đột quỵ.
- S: Speech (Lời nói)
Bệnh nhân đột quỵ luôn có vấn đề về giọng nói. Họ không thể nói rõ những gì mình muốn, đột nhiên lú lẫn và không thể hiểu các câu đơn giản. Nhiều người còn bị nói lắp hoặc nặng hơn là không nói được nữa. Tuyệt đối đừng nhầm lẫn với mệt mỏi.
- T: Time (Thời gian)
Thời gian là vàng bạc trong bất kỳ mọi chuyện, chỉ cần phát hiện bệnh sớm thì khó mấy cũng có khả năng chữa khỏi. Nếu cảm thấy bản thân mắc một trong những dấu hiệu trên, bạn cần khẩn trương đi khám hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán. Đừng quên kiểm tra cho người thân và bạn bè xung quanh.
Làm gì để phòng ngừa đột quỵ vào mùa đông?
Vào cuối năm, thời tiết thay đổi lạnh đột ngột làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp và gây đột quỵ. Bên cạnh đó, nhiều người thường ít vận động vào trời lạnh, dẫn tới tăng cân cũng là yếu tố làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.
Để phòng ngừa đột quỵ vào mùa đông, bạn cần phải giữ ấm cơ thể cả ngày và không được ra lạnh đột ngột. Buổi sáng khi vừa thức giấc, tuyệt đối không vùng ra khỏi chăn ngay mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3-5 phút cho cơ thể thích nghi với không khí lạnh bên ngoài.

Mỗi đêm trước khi ngủ, bạn nên uống 1 ly nước ấm và dùng thực phẩm ấm để tăng cường năng lượng, đồng thời giữ nhiệt cho cơ thể. Bạn cũng nên mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì 1 lớp dày để giữ nhiệt tốt hơn, ra ngoài nên đội mũ len và khăn quàng để bảo vệ đầu và cổ - 2 bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất khi nhiệt độ thay đổi.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.