Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa lạnh, đừng làm những điều này lúc thức dậy nếu không muốn bị đột quỵ!

Chủ nhật, 06:59 29/12/2024 | Sống khỏe

GĐXH – Theo nghiên cứu, đột quỵ có xu hướng gia tăng 20-30% trong mùa lạnh. Trong đó, buổi sáng sớm, nhiệt độ thấp kết hợp một số yếu tố là thời điểm dễ xảy ra những cơn đột quỵ.

Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm ghi nhận khoảng 12,2 triệu người bị đột quỵ não, trong đó khoảng 16% là người trẻ từ 15 đến 49 tuổi. Tại Việt Nam, hàng năm, có khoảng gần 200.000 người bị đột quỵ. Đáng chú ý, vào mùa đông, thời tiết lạnh, tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ có xu hướng gia tăng.

Mùa lạnh, đừng làm những điều này lúc thức dậy nếu không muốn bị đột quỵ! - Ảnh 1.

Đột quỵ có xu hướng gia tăng trong mùa lạnh. Ảnh minh họa.

Lý giải về điều này, BS Nguyễn Ngọc Uyển, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, tổng hợp nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc tiếp xúc với lạnh là yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự gia tăng đột quỵ não, cả đột quỵ chảy máu não và đột quỵ nhồi máu não.

Một số cơ chế bệnh sinh của vấn đề này như: Sự thay đổi theo mùa và nhiệt độ tác động tới các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng lipid máu, rung nhĩ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, vào mùa đông, đột quỵ hay xảy ra vào buổi sáng sớm. Nguyên nhân là do khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể sẽ chuyển từ tư thế nằm sang tư thế vận động, làm thay đổi nồng độ các hormone.

Các hormone này gây ra hai tình trạng, thứ nhất là tăng nhịp tim và tăng huyết áp, thứ hai là làm tăng trương lực của động mạch. Khi tăng huyết áp sẽ tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, làm cho cơ tim không được ổn định, tăng nguy cơ tổn thương các mảng xơ vữa động mạch. 

Nếu các mảng xơ vữa bị vỡ, bong sẽ kích hoạt tiểu cầu gây ra huyết khối gây tắc mạch não dẫn đến tình trạng đột quỵ thiếu máu não cấp.

Những lưu ý khi thức dậy để tránh nguy cơ đột quỵ

Không mở cửa ra ngoài lạnh đột ngột

Theo quan điểm của Đông y, đột quỵ được gọi là trúng phong. Trúng phong có nguyên nhân từ nội phong và ngoại phong. Ở một số người, nhất là người cao tuổi, người có bệnh nền, tăng huyết áp, nguyên nhân chủ yếu là nội phong, tức là khi cơ thể suy yếu thì các tạng phủ trong người hoạt động không còn cân bằng nữa.

Còn ngoại phong là yếu tố tác động bên ngoài như thời tiết, nhiều gió và lạnh. Vì vậy, khi dậy sớm, ra ngoài trời lạnh đột ngột rất dễ bị ngoại phong tác động, dẫn đến đột quỵ.

Không tập thể dục quá sớm

Theo bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, Hội Bệnh Mạch Máu Việt Nam, một trong những sai lầm khi tập luyện trong mùa lạnh là tập thể dục quá sớm. Bởi vào buổi sáng sớm, cơ thể đang ở trong chăn ấm, khi ra ngoài trời lạnh ngay có thể khiến mạch máu co lại đột ngột, gây tăng huyết áp.

Hơn nữa, sáng sớm cũng là thời điểm cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi, máu cô đặc, nếu lúc này bị tăng huyết áp do tiếp xúc với không khí lạnh sẽ tăng nguy cơ vỡ mạch máu não (xuất huyết não) hoặc tắc mạch do huyết khối.

Trên thực tế, vào tháng 4/2023, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận một nam bệnh nhân 53 tuổi bị đột quỵ sau khi tập thể dục buổi sáng.

Theo chia sẻ của người nhà, khoảng 4h sáng cùng ngày nhập viện, bệnh nhân dậy tập thể dục như hàng ngày, sau đó 30 phút, bệnh nhân đột ngột xuất hiện nói khó, yếu nửa người trái nên được đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chụp CTscan sọ não, kết quả bị chảy máu não, may mắn là bệnh nhân vẫn nhận thức được.

Không tắm ngay khi mới ngủ dậy

Vào lúc mới ngủ dậy, các mạch máu trong cơ thể vẫn đang co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu dẫn tới nhồi máu cơ tim. Do đó, cần tránh tắm thời điểm này.

Mùa lạnh, tốt nhất nên tắm trong khoảng thời gian 9h30-10h30 phút và 13h-16h. Đây là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, khi tắm sẽ giúp cơ thể thích ứng nhanh chóng, giảm nguy cơ hạ thân nhiệt đột ngột gây tụt huyết áp, đột quỵ.

Cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

Theo các chuyên gia, để bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh, điều quan trọng là cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tập luyện đúng cách, khoa học để nâng cao sức đề kháng. 

Vào buổi sáng sớm khi thức dậy, không nên đột ngột ra ngoài ngay mà nên mở hé cửa, làm ấm cơ thể trước để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ. Sau đó mới ra ngoài. 

Với những người có thói quen tập thể dục buổi sáng, cần phải khởi động kỹ cơ thể để đảm bảo an toàn. Với những người mắc bệnh tăng huyết áp, không tập luyện khi huyết áp tăng cao. Trong quá trình này nếu nhận thấy cơ thể có bất thường cần phải ngừng tập và nghỉ ngơi.

Người có bệnh lý nền, người cao tuổi chỉ nên đi tập thể dục khi đã có ánh nắng mặt trời vì lúc này không khí đã ấm áp hơn, tập vừa sức, không luyện tập khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

Bên cạnh đó, mặc đủ ấm để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, uống nước ấm sau khi thức dậy và trước khi đi ra ngoài tập luyện để bổ sung đủ nước cho cơ thể, tăng khả năng tuần hoàn. 

Mùa lạnh, tắm như thế nào để tránh nguy cơ bị đột quỵ?Mùa lạnh, tắm như thế nào để tránh nguy cơ bị đột quỵ?

GĐXH – Theo các bác sĩ, tắm khuya hoặc tắm nước lạnh không thể trực tiếp dẫn đến nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Tuy nhiên, việc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột và một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến đột quỵ khi tắm muộn.

Tưởng đau đầu, chóng mặt bình thường, người phụ nữ 39 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện vì đột quỵTưởng đau đầu, chóng mặt bình thường, người phụ nữ 39 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện vì đột quỵ

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, rất nhiều người chủ quan với những dấu hiệu đột quỵ tưởng chừng là thông thường. Điều này dẫn đến người bệnh mất cơ hội vàng điều trị và để lại hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

2 người đàn ông ngoài 40 tuổi đột quỵ, tiên lượng rất nặng từ thói quen ban đêm nhiều người hay gặp2 người đàn ông ngoài 40 tuổi đột quỵ, tiên lượng rất nặng từ thói quen ban đêm nhiều người hay gặp

GĐXH – Theo các bác sĩ, cả 2 trường hơp đều không có bệnh lý mạn tính, tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại di chứng nặng nề và đe dọa tính mạng người bệnh.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 8 giờ trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Người phụ nữ 25 tuổi phải nhập viện cấp cứu thừa nhận sai lầm khi đi làm đẹp nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Người phụ nữ 25 tuổi phải nhập viện cấp cứu thừa nhận sai lầm khi đi làm đẹp nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, hiện nay, nhu cầu làm đẹp của người dân, đặc biệt là các chị em phụ nữ đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải các tai biến do thực hiện thẩm mỹ ở những cơ sở không đảm bảo an toàn.

Căn bệnh lạ khiến người đàn ông không thể ăn rau củ, chỉ sống bằng bánh mì và đồ ngọt

Căn bệnh lạ khiến người đàn ông không thể ăn rau củ, chỉ sống bằng bánh mì và đồ ngọt

Sống khỏe - 10 giờ trước

Căn bệnh rối loạn ăn uống cực hiếm khiến anh chỉ ăn được bánh mì trắng, ngũ cốc và kẹo dẻo, hoàn toàn không thể chạm vào rau củ, trái cây, trứng hay thịt.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong cùi và múi cam có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, thải độc gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch và một số loại ung thư.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm

Y tế - 15 giờ trước

Dị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.

Cô gái 18 tuổi ở Hà Nam suýt chết vì mắc bệnh phụ khoa diễn biến nặng, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Cô gái 18 tuổi ở Hà Nam suýt chết vì mắc bệnh phụ khoa diễn biến nặng, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Viêm mủ vòi trứng là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ, nguyên nhân do vệ sinh kinh nguyêt chưa đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn...

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Thai sản trọn gói: phác đồ cá nhân hóa, nhiều ưu việt cho các mẹ bầu từ Khoa Phụ sản - Bệnh viện Mặt Trời

Thai sản trọn gói: phác đồ cá nhân hóa, nhiều ưu việt cho các mẹ bầu từ Khoa Phụ sản - Bệnh viện Mặt Trời

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sáng 13/5/2025, các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Mặt Trời (Hà Nội) vui mừng đón "công dân nhí" đầu tiên chào đời bằng phương pháp "đẻ không đau" tại Khoa Phụ sản của bệnh viện.

Top