Sốt cao liên tục, 2 trẻ nhập viện trong tình trạng nặng vì nhiễm loại xoắn khuẩn nguy hiểm
GĐXH – Theo các bác sĩ, nhiễm xoắn khuẩn do Leptospira là bệnh truyền nhiễm trong các loài động vật gặm nhấm và xâm nhập ngẫu nhiên vào cơ thể con người qua các vết xước. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, trong vòng 1 tháng qua, khoa Nhi của bệnh viện đã tiếp nhận hai bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng do Leptospira. Điều này cho thấy sự nguy hiểm và những dấu hiệu cần cảnh giác với bệnh nhiễm Leptospira ở trẻ em.
Cụ thể, bệnh nhi nam 12 tuổi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vào ngày thứ 4 của bệnh. Khai thác tiền sử được biết, trước đó, trẻ xuất hiện sốt cao liên tục 39-40 độ C, viêm kết mạc mắt đỏ hai bên, da vàng nhẹ, đau mỏi cơ ở chân tay.
Kết quả thăm khám và cận lâm sàng ban đầu cho thấy: Bilan viêm tăng, men gan tăng, các xét nghiệm khác như cúm, sốt xuất huyết, EBV, CMV, cấy máu đều âm tính. Xquang tim phổi cho thấy hình ảnh tổn thương phổi kẽ, siêu âm ổ bụng và siêu âm tim bình thường.

Bệnh nhân bị vàng da nhẹ, nổi ban, đau mỏi cơ ở chân tay. Ảnh: BVCC.
Sau đó, bệnh nhi được chỉ định làm xét nghiệm tìm kháng thể Leptospira IgM. Kết quả xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn Leptospira trong mẫu máu. Sau khi được chẩn đoán, trẻ đã được điều trị bằng kháng sinh phù hợp và có sự cải thiện đáng kể sau 2 ngày. Sau 10 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định và được xuất viện.
Một trường hợp khác là bệnh nhi nữ, 14 tuổi, được đưa vào viện ở ngày thứ 13 của bệnh. Người thân cho biết, ở nhà, trẻ xuất hiện đau khớp gối, đau khớp háng và cổ chân 2 bên, các khớp không sưng nóng đỏ.
Bệnh nhi sốt cao 39-40 độ C, sốt liên tục, được nhập viện điều trị tại bệnh viện tỉnh với chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn – chưa loại trừ bệnh lý hệ thống. Trẻ được điều trị 7 ngày bằng kháng sinh ceftriaxon mà tình trạng bệnh không cải thiện, sau đó trẻ được điều trị bằng ciprofloxacin và amikacin trong 2 ngày tiếp theo.
Tuy nhiên tình trạng sốt không thuyên giảm và xuất hiện thêm ban đỏ dạng chấm rải rác toàn thân nên được chuyển tuyến đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Tại đây, trẻ được chỉ định làm xét nghiệm Leptospira IgM cho kết quả dương tính. Bệnh nhi được dùng kháng sinh doxycyclin ngay từ khi vào viện và đã cắt sốt sau 2 ngày dùng thuốc và tình trạng ban giảm dần. Trẻ đã được ra viện sau 1 tuần điều trị.
Thận trọng với bệnh nhiễm xoắn khuẩn do Leptospira
Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh do Leptospira là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm trong các loài động vật gặm nhấm và xâm nhập ngẫu nhiên vào cơ thể con người qua các vết xước. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Leptospira là xoắn khuẩn sống tự do trong đất, nước ngọt nhưng nhanh chết dưới ánh sáng mặt trời. Loài gặm nhấm như chuột là ổ chứa quan trọng nhất của vi khuẩn.
Ngoài ra các loài gia súc như: lợn, chó, ngựa, cừu và dê cũng có thể mang vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho người qua các vết thương hoặc da bị trầy xước, niêm mạc hoặc kết mạc.

Đường lây Leptospira gây bệnh ở người. Ảnh TL.
Bệnh có hai thể chính hay gặp trên lâm sàng. Một là, thể bệnh nhẹ Leptospira. Thể này thường không có biểu hiện vàng da, trên lâm sàng chiếm hơn 90% các trường hợp. Thể này thường có thời gian ủ bệnh từ 1-2 tuần.
Khi khởi phát, bệnh nhân sốt cao, rét run, đau đầu, đau mỏi cơ khớp giống như hội chứng cúm, dễ chẩn đoán nhầm với tình trạng sốt virus.
Đến thời kì toàn phát, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng sốt cao 39-40 độ C. Triệu chứng lâm sàng quan trọng là đau cơ, đặc biệt ở bắp chân (cơ dép), lưng và bụng. Cảm giác đau tăng khi vận động và xoa bóp. Người bệnh có thể đau vùng trán, sau ổ mắt, sợ ánh sáng, đau đầu và nôn. Nếu được điều trị sớm, bệnh sẽ khỏi trong vòng 8-10 ngày.
Trường hợp bệnh nhân mắc thể bệnh nặng (chiếm 5-10%) thường có vàng da, rối loạn chức năng thận, xuất huyết nội tạng và tỷ lệ tử vong cao.
Điều trị bệnh Leptospira ở trẻ em chủ yếu là bằng kháng sinh, đặc biệt là các loại kháng sinh nhóm penicillin hoặc doxycycline. Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ bao gồm các biện pháp hỗ trợ như truyền dịch, điều trị suy gan, thận, hoặc các biến chứng khác.
Cách phòng ngừa bệnh
Theo các bác sĩ, bệnh nhiễm Leptospira có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể được điều trị và hồi phục hoàn toàn.
Để phòng ngừa bệnh, cha mẹ cần lưu ý các biện pháp sau:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với nước hoặc đất bẩn, đặc biệt là ở những khu vực có nguy cơ ngập úng.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường sống của trẻ, đặc biệt là trong các khu vực dễ bị ngập lụt hoặc ô nhiễm.
- Khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi đùa ngoài trời hoặc tiếp xúc với động vật.
Các bác sĩ cho biết, việc chẩn đoán bệnh nhiễm Leptospira có thể gặp khó khăn do các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Do đó, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh; không nên tự mua kháng sinh điều trị tại nhà, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 29 phút trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 3 giờ trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 3 giờ trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 14 giờ trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Người phụ nữ 25 tuổi phải nhập viện cấp cứu thừa nhận sai lầm khi đi làm đẹp nhiều phụ nữ Việt mắc phải
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, hiện nay, nhu cầu làm đẹp của người dân, đặc biệt là các chị em phụ nữ đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải các tai biến do thực hiện thẩm mỹ ở những cơ sở không đảm bảo an toàn.

Căn bệnh lạ khiến người đàn ông không thể ăn rau củ, chỉ sống bằng bánh mì và đồ ngọt
Sống khỏe - 16 giờ trướcCăn bệnh rối loạn ăn uống cực hiếm khiến anh chỉ ăn được bánh mì trắng, ngũ cốc và kẹo dẻo, hoàn toàn không thể chạm vào rau củ, trái cây, trứng hay thịt.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.