Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa nắng nóng, cao điểm bệnh dại gia tăng

Thứ bảy, 09:30 09/06/2018 | Y tế

GiadinhNet - Chỉ 5 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 21 ca tử vong vì bệnh dại, hầu hết đều chưa tiêm phòng vaccine. Trong khi đó, nhiều người dân vẫn mắc sai lầm sau khi bị chó, mèo cắn, không tiêm vaccine phòng bệnh vì nhiều lý do.


Vết chó dại cắn nữ bác sĩ thú y tại Phú Thọ. Ảnh: TL

Vết chó dại cắn nữ bác sĩ thú y tại Phú Thọ. Ảnh: TL

Sinh nghề, tử nghiệp vì chủ quan

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tại đây trong vòng 3 tuần, đã có 2 bệnh nhân tử vong vì mắc bệnh dại. Mới đây nhất là bệnh nhân P.T.C (24 tuổi, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Chị C là bác sĩ thú y đang làm việc tại Phú Thọ.

Cách đây gần 2 tháng, trong lúc đang làm việc, chị C đã bị chó ốm cắn vào bàn tay phải. Sau khi bị cắn, chị C đã rửa vết thương, sát trùng và băng lại. Sau 4 ngày, con chó chết, tuy nhiên chị C vẫn không tiêm phòng vaccine dại vì nghĩ chó chết do… bị viêm đường hô hấp trên. Đến ngày 2/6, bệnh nhân xuất hiện đau nhức chỗ cắn và vùng vai phải, tê bì chân tay, sau đó lan ra toàn thân, kèm cảm giác khó thở, sợ gió, sợ nước.

PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết: Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Truyền nhiễm lúc 20h ngày 3/6 trong tình trạng điển hình của bệnh dại. Bệnh tiến triển rất nhanh, đến sáng 4/6, tim bệnh nhân ngừng đập, ngừng tuần hoàn. Sau khi được cấp cứu, nhịp tim của bệnh nhân đập trở lại, nhưng tình trạng nặng nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà và tử vong lúc 10h sáng 4/6. Điều đáng lưu ý là con chó cắn chị C cũng cắn thêm 2 người nữa, nhưng 2 người này đã đi tiêm phòng và thoát chết.

Trước đó, PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cũng thông tin, tại Khoa này vừa có 2 bệnh nhi tử vong thương tâm do bị chó dại cắn. Trong đó, một cháu bé 12 tuổi (dân tộc Mường, sống tại tỉnh Hòa Bình) tử vong sau 1 tuần vào viện. Gia đình bé nuôi chó đẻ. Sau khi chó mẹ bị ốm, gia đình bệnh nhân đã bán đi nhưng vẫn giữ lại đàn chó con để chăm sóc. Trong quá trình chơi đùa với chó con, cháu bé bị chó con gặm vào tay và mắc bệnh. Trường hợp thứ 2 là cháu bé 9 tuổi (dân tộc Mông, Lạng Sơn) tử vong chỉ nửa ngày sau khi nhập viện. Cả 2 trường hợp khi bị chó cắn đều không thông báo cho bố mẹ biết, để khi biểu hiện bệnh trên cơ thể thì mới được phát hiện. Lúc đó, các bác sĩ không thể cứu chữa được nữa.

Tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương này, trong 3 tháng đầu năm 2018 đã tiếp nhận 3 ca tử vong vì bệnh dại. Tất cả đều chủ quan không tiêm phòng vaccine dại sau khi bị chó cắn, nhập viện muộn, lên cơn dại và đều tử vong trong một thời gian ngắn điều trị. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, đến hết tháng 5/2018, cả nước đã có 21 trường hợp tử vong do dại lên cơn. Con số này trong cả nước năm 2017 là 63 ca.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh dại đang tăng cao trở lại. Theo thống kê của ngành Y tế, năm 2016 cả nước có 91 trường hợp tử vong do bệnh dại (tăng 17% so với năm 2015 và tăng 38% so với năm 2014). Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cảnh báo, đáng tiếc là 15 đến 20% ca bệnh tử vong do nạn nhân tự ý điều trị bằng thuốc Nam, chỉ đến khi phát bệnh mới đưa đến cơ sở y tế, cho nên không thể cứu chữa.

Cao điểm bệnh dại là những tháng nắng nóng

PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, bệnh dại là bệnh gây ra do virus dại lây truyền từ các loại động vật như chó, mèo… sang người, chủ yếu qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên cơ thể. Hầu hết các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông - Nam Á là do chó cắn. Bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vaccine.

Thời gian ủ bệnh sau khi bị cắn thường vài tuần, có thể vài tháng, thậm chí hàng năm, tùy thuộc vào số lượng, mức độ tổn thương và vị trí của vết cắn có gần thần kinh trung ương hay không. Triệu chứng điển hình của bệnh dại thường là thể hung dữ với bệnh cảnh, sợ nước, sợ gió, kích thích, rối loạn thần kinh thực vật, tăng tiết nước bọt… Ngoài ra, bệnh dại thể liệt có thể gây liệt các chi rồi đến liệt toàn thân và tử vong nhanh chóng.

Theo PGS.TS Vũ Huy, có những người sau 20-30 ngày bị chó cắn mới bắt đầu lên cơn dại, có những người lâu hơn mới biểu hiện. “Đáng nói là khi vết thương chó cắn đã liền da, người bệnh vẫn bình thường nên càng chủ quan không nghĩ là chó dại cắn. Chỉ đến khi lên cơn dại với biểu hiện sợ gió, sợ nước thì mọi chuyện đã quá muộn, không còn cách gì cứu chữa", PGS.TS Vũ Huy nói.

Các chuyên gia khẳng định, bệnh dại khi đã có triệu chứng (dại lên cơn) thì không thể cứu được, tỷ lệ tử vong là 100%. Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc tiêm vaccine dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm là bắt buộc nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn. Người bị chó cắn tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa. Trong thời gian tiêm phòng vẫn phải tiếp tục theo dõi con chó đã cắn mình. Nếu sau 10 ngày con chó bình thường, không phải chó dại, thì có thể dừng tiêm. Không nên chờ đợi theo dõi chó ốm như nhiều người quan niệm, bởi nhiều con chó 2 - 3 tuần sau mới phát bệnh, lúc này người bị chó cắn mới vội đi tiêm thì đã muộn.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, nếu không may bị chó cắn, mèo cắn, cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc povidone-iodine (nếu có); hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Bộ Y tế cho biết, năm 2018 đề ra mục tiêu giảm 15-20% số người tử vong do bệnh dại so với số tử vong trung bình của giai đoạn 2011-2015 (92 ca); giảm 15-20% số tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại trên người so với giai đoạn 2011-2015. Hiện có 16 tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại (tức là trong 1 năm có từ 5 người bị tử vong do bệnh dại trở lên).

Hiện tại, cả nước có 700 điểm tiêm chủng vaccine phòng bệnh dại và khả năng đáp ứng vaccine phòng bệnh dại trung bình khoảng 1,3 triệu liều mỗi năm. Riêng trong năm 2018, trước nhu cầu gia tăng của người dân, Bộ Y tế cho biết các đơn vị nhập khẩu sẽ cung ứng gần 2,2 triệu liều vaccine phòng bệnh dại, đáp ứng đủ nhu cầu vaccine phòng bệnh dại của người dân.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top