Muốn không mang sẹo phải chữa giời leo thời điểm này
GiadinhNet - Từ nay tới tháng 10 là mùa giời leo tấn công con người mạnh nhất. Các bác sĩ cho rằng, chữa giời leo tốt nhất trong vòng 48 giờ sẽ không để lại sẹo thâm xấu.

Triệu chứng nhận biết bị giời leo
Bệnh giời leo (còn gọi là Zona, xà đan) là một bệnh viêm da, nổi mụn nước cấp tính (do virus varicella-zoster virus gây nên) rất phổ biến.
Theo BS Duy Anh (Phòng khám Bệnh viện E, Hà Nội), bệnh giời leo xuất hiện khi đề kháng cơ thể suy yếu, gây viêm thần kinh ngoại biên. Giời leo hay gặp ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt, hố mắt… Ban đầu người bệnh bị sốt nhẹ 37-38 độ. Triệu chứng gây ra làm cơ thể ớn lạnh, đau nhức, xuất hiện mảng da đỏ, những mụn nhỏ li ti, to dần và có nước sẽ nổi lên. Bệnh nhân có cảm giác đau rát như bị phỏng lửa, tinh thần căng thẳng, lo lắng, khó chịu, bứt rứt… Sau 15-20 ngày các nốt phỏng bay hết, để lại vết thâm.
Bệnh giời leo nặng, hay nhẹ tùy vào đề kháng của cơ thể, nhưng đã có những trường hợp bị giời leo không chữa triệt để, khiến nốt giời leo phồng lên, mưng mủ, loét sâu ở da, bội nhiễm và rất khó chữa và để lại sẹo.
Bình thường ở người trẻ tuổi bệnh giời leo sẽ tự khỏi trong vòng một tuần, vết thương tạo da non và biến mất dần, không bị đau nhức. Nhưng với người có tuổi, người nhiễm HIV, người mắc nhiều bệnh mạn tính, hoặc từng dùng nhiều thuốc… bệnh giời leo rất nguy hiểm, vì bệnh trở nặng, vết giời leo không dừng lại ở một phía mà sẽ tấn công sang vùng thần kinh ngoại biên bên kia. Khi vết thương lan rộng, sâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Sau khoảng hơn một tuần khỏi bệnh, thỉnh thoảng vẫn bị đau nhức dữ dội do thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Do đó, khi thấy triệu chứng giời leo nặng lên cần đi khám ngay, đặc biệt là những người có bệnh mạn tính.
Chữa tốt nhất trong vòng 48 giờ
Thời điểm chữa giời leo tốt nhất trong vòng 48 giờ sau khi có tổn thương da.
Trường hợp nhẹ có thể chữa theo phương pháp dân gian, tuy nhiên, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa ngay từ đầu, tránh nhiễm trùng. Nếu để muộn hơn kết quả điều trị sẽ kém và có thể để lại các di chứng kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí đau hết đời, nhất là với người tuổi trung niên.
Di chứng của giời leo để lại là các vết thâm sẽ nhạt màu và mất dần từ 3-6 tháng. Các biến chứng có thể gặp là loét lâu liền, sẹo lồi, sẹo lõm, vết trắng hoặc vết thâm do rối loạn sắc tố sau viêm...
Nếu bị tổn thương dây thần kinh số 5 thì có thể gây giảm, hoặc mất thị lực. Tổn thương dây thần kinh số 7 thì có thể gây liệt mặt, méo mồm. Ngoài ra còn có thể gây bội nhiễm trên da do chữa muộn, các vết loét sẽ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, mưng mủ (nguy hiểm nếu bị giời leo ở hố mắt có thể dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc…). Nếu tổn thương trên da nặng lên, có thể phát tán vào hệ tuần hoàn sẽ gây tổn thương các tạng: Não, gan, phổi có thể dẫn đến tử vong.
Một điều đáng lưu ý khi bị giời leo là nên ăn uống điều độ, nâng cao sức đề kháng, thanh nhiệt - giải độc cơ thể, bởi khi bị giời leo là sức đề kháng đã yếu. Lúc này, bạn cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh. Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc cho cơ thể và ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc (như đậu xanh và các loại đậu, sâm, hạt sen, rau má…).
Khi bị giời leo, bạn cũng không nên gãi, cạo, xát chanh, xát muối, đắp đỗ xanh, gạo nếp… vì tổn thương sẽ sâu, rộng hơn do nhiễm trùng, loét và có thể để lại sẹo. Khi tắm không nên làm cọ sát vỡ các nốt nước, tránh ăn đồ cay, nóng như mít, cà phê, đường, dưa muối… và các gia vị cay, nóng như ớt, tỏi, gừng…
Để tránh bị giời leo, bác sỹ Duy Anh khuyên cần tăng cường đề kháng bằng cách rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Sau khi đi mưa về nên tắm nước ấm và dùng món nóng. Với trẻ em nên chích ngừa thủy đậu để phòng từ xa căn bệnh này.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Khi cảm thấy đau, hoặc nổi ban thành dải ở một phía của cơ thể cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.
- Vết giời leo ở mũi, hoặc gần mắt cần đi khám ngay, vì virus có thể gây tổn thương thị giác, thậm chí mù.
Bác sĩ Duy Anh
Uyển Hương

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 4 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 5 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.