Hà Nội
23°C / 22-25°C

Muốn phát triển, cần nghiên cứu từng “ngóc ngách” về dân số

GiadinhNet - Tìm ra những giải pháp, bằng chứng để có thể đưa ra các chủ trương, biện pháp quản lý và thực hiện tốt công tác dân số trong tình hình mới; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; đầu tư kinh phí để thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng… là những nội dung chính được đưa ra thảo luận tại Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực nghiên cứu về Dân số và Phát triển giai đoạn 2018 – 2025” do Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24/8 tại Vĩnh Phúc.


Nhiều vấn đề quan trọng về việc nâng cao năng lực về Dân số và Phát triển được đưa ra thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: N.Mai

Nhiều vấn đề quan trọng về việc nâng cao năng lực về Dân số và Phát triển được đưa ra thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: N.Mai

Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ thiết yếu

Phát biểu tại Hội thảo, TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Trong những năm qua, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những thành tựu to lớn (duy trì mức sinh thay thế từ năm 2006 đến nay; cơ cấu dân số dịch chuyển tích cực; chất lượng dân số từng bước được nâng lên...) góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo TS Lê Cảnh Nhạc, để đạt được những thành tựu quan trọng kể trên, phải kể đến một phần đóng góp rất to lớn của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong việc cung cấp bằng chứng khoa học, đề xuất giải pháp cho công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành chương trình DS-KHHGĐ.

Tuy nhiên, Phó Tổng cục trưởng Lê Cảnh Nhạc cho biết thêm, công tác dân số hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn thách thức. Mặc dù chúng ta đã kiểm soát được mức sinh, bình quân 2,1 con trên cả nước nhưng mức sinh lại không đồng đều, biến động hết sức phức tạp giữa các vùng miền; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn cao tại nhiều địa phương trên cả nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Điều này đặt ra thách thức rất lớn trong việc ứng phó với già hóa dân số. “Tất cả những vấn đề trên đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà khoa học phải tiếp tục tìm ra những giải pháp, bằng chứng để có thể đưa ra các chủ trương, biện pháp để quản lý và thực hiện tốt công tác dân số trong tình hình mới”, TS Lê Cảnh Nhạc nhấn mạnh.

Cũng theo TS Lê Cảnh Nhạc, Nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-TW đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, thực hiện Đề án Nâng cao năng lực nghiên cứu về Dân số và Phát triển.

Theo đó, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa Dân số và Phát triển, dân số thực sự là động lực cho phát triển; ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia về Dân số và Phát triển trong tình hình mới.

Cụ thể, giao Bộ Y tế đề xuất phương án điều chỉnh các yếu tố dân số để quy mô, cơ cấu, phân bổ dân số được hài hoà, hợp lý, chất lượng dân số ngày càng cao phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, bảo đảm phát triển bền vững của từng địa phương và cả nước.

Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ y - sinh học nhằm tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh, sơ sinh ngang tầm khu vực và thế giới; dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bên cạnh đó, chú trọng các nghiên cứu tác nghiệp, phục vụ việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và quản lý, điều hành công tác dân số…

Nhiều khó khăn trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học

Theo bản thống kê về thực trạng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số của các địa phương trên cả nước do TS Phạm Vũ Hoàng (Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu, Tổng cục DS-KHHGĐ) trình bày tại Hội thảo cho thấy, giai đoạn 2008 – 2016, Tổng cục DS-KHHGĐ có đề xuất 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước nhưng không được phê duyệt. 1/55 đề tài cấp Bộ được duyệt và 12/26 đề tài cấp cơ sở được thông qua để thực hiện.

Tại địa phương, cũng trong giai đoạn 2008 – 2016, có 15 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh/thành phố và 400 đề tài cấp cơ sở được triển khai thực hiện. Trong đó, 49% số lượng đề tài tập trung vào tiêu chí quy mô dân số; 16,5% chất lượng dân số; 16% số đề tài về cơ cấu dân số. Còn lại là các đề tài về các tiêu chí truyền thông giáo dục; tổ chức cán bộ; chính sách pháp luật và quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dân số. Riêng tiêu chí phân bố dân số không có đề xuất nào triển khai nghiên cứu khoa học. Về nguồn kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu về công tác dân số tại các địa phương, thống kê cho thấy, ngân sách từ tuyến tỉnh là 60%; tuyến huyện chiếm 5%, còn lại 35% là kinh phí tự túc và xã hội hóa.

Theo TS Phạm Vũ Hoàng, hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học của các địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn, như về vấn đề kinh phí thực hiện, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất hoặc chưa được đào tạo về nghiên cứu khoa học… Do đó, TS Phạm Vũ Hoàng khuyến nghị cần tăng cường xây dựng cơ sở nghiên cứu cấp Quốc gia về Dân số và Phát triển; hình thành mạng lưới nghiên cứu về Dân số và Phát triển tại Việt Nam cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về Dân số và Phát triển.

Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở các Bộ, ngành; tổ chức các Hội thảo, sinh hoạt khoa học hoặc phối hợp nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Ngoài ra, bố trí kinh phí, đa dạng hóa nguồn kinh phí đồng thời chú trọng triển khai nghiên cứu tác nghiệp đặc biệt là các vấn đề trọng tâm của công tác dân số trong tình hình mới.

Mỗi địa phương cần có những thứ tự ưu tiên riêng

Tại Hội thảo, GS.TS Nguyễn Đình Cử (Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em) cho biết, việc chuyển trọng tâm từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển thực chất là giải quyết mối quan hệ nhân quả, tương hỗ hai chiều giữa một bên là dân số và bên kia là phát triển. Theo GS Nguyễn Đình Cử, trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 6, khóa 12, chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Đây là một vấn đề rất lớn và khó". Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra trong bối cảnh hiện nay là cần nghiên cứu những vấn đề gì để làm sáng tỏ Nghị quyết 21-NQ/TW và góp phần đưa Nghị quyết này vào cuộc sống. Từ đó, khuyến nghị các địa phương cần nghiên cứu sâu hơn đặc điểm dân số vùng miền để có thứ tự ưu tiên trong việc thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết 21 đặt ra.

GS.TS Nguyễn Đình Cử cho biết thêm, do trình độ phát triển và thực trạng dân số ở các vùng, khác địa phương rất khác nhau nên các địa phương cần sắp xếp thứ tự ưu tiên trong việc thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 21-NQ/TW (6 tiêu chí: mức sinh; tỷ số giới tính khi sinh; cơ cấu dân số vàng; già hóa dân số; phân bổ và nâng cao chất lượng dân số) sao cho hợp lý và hiệu quả.

Đồng quan điểm trên, GS.TS Bùi Thị Thu Hà, Hiệu trưởng ĐH Y tế Công cộng cũng cho rằng, mỗi địa phương cần có các chiến lược, thứ tự ưu tiên cũng như tổ chức các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương. Tránh làm ồ ạt, đại trà hoặc giống nhau giữa các tỉnh, sẽ khó thu được kết quả tốt nhất cho các địa phương.

Góp ý tại Hội thảo, ông Trần Đình Thuận, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La mong muốn trong thời gian tới, các nhà khoa học, các chuyên gia dân số trong cả nước tiếp tục có những công trình nghiên cứu mang lại ý nghĩa thiết thực hơn nữa đối với công tác dân số. Theo ông Thuận, các đề tài nghiên cứu cần đi sâu vào những vấn đề cụ thể tại từng địa phương, từ đó mới tìm ra được phương án giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Chẳng hạn, bản thân Sơn La và một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối như nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn nhiều. Do đó, đề tài nghiên cứu thực tiễn là phải “đánh trúng” vào khía cạnh này mới đem lại hiệu quả thực tiễn cao.

Tổng kết lại vấn đề, Phó Tổng cục trưởng Lê Cảnh Nhạc cho biết, nâng cao năng lực nghiên cứu Dân số và Phát triển là nhiệm vụ quan trọng trong tình hình mới. Do đó, cần tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dân số. Thời gian qua, chúng ta đã tạo ra “khoảng trống” trong việc nghiên cứu về phân bố dân cư, hay nói cách khác, những đề tài về di cư và phân bố cư dân ít được tiếp cận triển khai. Do đó, TS Lê Cảnh Nhạc đề nghị, trong thời gian tới, ngoài việc tập trung ưu tiên vào việc nghiên cứu triển khai, nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn cụ thể của từng địa phương, chúng ta cũng không thể bỏ qua những công trình nghiên cứu cơ bản về các vấn đề liên quan đến dân số để đảm bảo công tác dân số được quan tâm một cách toàn diện nhất.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử (Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em): “Việc thực hiện nhiệm vụ chuyển trọng tâm từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển không chỉ có riêng ngành Y tế nói chung và Dân số nói riêng mà là của tất cả các ngành có liên quan đến dân số. Do đó, cần có bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả nhưng thích hợp với nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số và thực hiện lồng ghép yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển của đất nước. Theo đó, lồng ghép cần được coi là “từ khóa” trong công tác dân số giai đoạn hiện nay”.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trí tuệ nhân tạo có thể giúp phát hiện dị tật tim bẩm sinh

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp phát hiện dị tật tim bẩm sinh

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Giờ đây trí tuệ nhân tạo đã có thể hỗ trợ bác sĩ phát hiện dị tật tim ở thai nhi. Điều này có tác động to lớn đến kết quả chẩn đoán và điều trị tim bẩm sinh.

6 lý do khiến nam giới bị đau sau khi quan hệ tình dục

6 lý do khiến nam giới bị đau sau khi quan hệ tình dục

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đau sau khi quan hệ tình dục ở nam giới là một vấn đề khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Nguy cơ mắc bệnh tim sau sinh ở bà mẹ sinh đôi

Nguy cơ mắc bệnh tim sau sinh ở bà mẹ sinh đôi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mang thai đôi mang đến niềm vui nhưng cũng đi kèm với rủi ro cho sức khỏe của người mẹ. Nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ mới sinh đôi có nguy cơ mắc bệnh tim cao sau khi sinh.

3 loại vitamin, chất dinh dưỡng tốt nhất cải thiện trí nhớ

3 loại vitamin, chất dinh dưỡng tốt nhất cải thiện trí nhớ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một số loại vitamin, chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng não, hỗ trợ trí nhớ và thậm chí bảo vệ chống lại các bệnh liên quan đến trí nhớ như Alzheimer…

Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con

Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hai bào thai khác đã được các bác sĩ phẫu thuật và thành công lấy ra khỏi bụng một trẻ sơ sinh chỉ 3 ngày sau khi chào đời.

Vì sao nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, khó có con?

Vì sao nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, khó có con?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

BS. Vương Vũ Việt Hà - Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho biết, số lượng tinh trùng của nam giới Việt là 15 triệu/ml tinh dịch, tương đương thế giới, nhưng vẫn kém xa thời xưa, với mức trung bình là 20-25 triệu/ml tinh dịch.

HPV có gây ung thư dương vật không?

HPV có gây ung thư dương vật không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mặc dù HPV là loại virus thường được cho là có liên quan đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nhất nhưng nó cũng có thể gây ra ung thư ở nam giới, bao gồm cả ung thư dương vật.

Giai đoạn sớm và quá trình tiến triển của ung thư buồng trứng

Giai đoạn sớm và quá trình tiến triển của ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các triệu chứng ung thư buồng trứng sớm có thể bao gồm nhiều tình trạng nên các dấu hiệu ban đầu của ung thư buồng trứng rất dễ bị bỏ qua.

Có nên thụ thai vào mùa xuân?

Có nên thụ thai vào mùa xuân?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua sắc, được coi là mùa khởi đầu của sự sống sinh sôi. Nhiều người cũng tin rằng mùa xuân là thời điểm tốt nhất để thụ thai.

Bé trai 8 tháng tuổi có dương vật cong 120 độ kèm khối thoát vị bẹn hiếm gặp

Bé trai 8 tháng tuổi có dương vật cong 120 độ kèm khối thoát vị bẹn hiếm gặp

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

SKĐS - Ngày 6/2, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật tạo hình dị tật cho bé trai 8 tháng tuổi bị cong dương vật nặng kèm thoát vị bẹn khổng lồ cực hiếm gặp.

Top