Hà Nội
23°C / 22-25°C

Muốn vào nhà, luật cũng phải… gõ cửa

Thứ hai, 14:51 15/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Tuần vừa qua dư luận “nóng rẫy” với các quy định “cộng điểm thi đại học cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và phòng, chống bạo lực gia đình.

Muốn vào nhà, luật cũng phải… gõ cửa 1

Phạt tiền không phải là biện pháp tối ưu giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình. Ảnh minh họa.

Với Thông tư 24 sửa đổi của Bộ GD&ĐT có thể “thông cảm” được bởi nó còn ràng buộc với các chính sách tương đương liên quan đến đãi ngộ người có công, nhưng với dự thảo nghị định của Bộ Công an thì khác.

Hai lần gây “sốt”

Ít có văn bản dưới luật nào được báo chí “chăm sóc” đặc biệt như dự thảo Nghị định về “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” mà Bộ Công an đang lấy ý kiến. Đầu tháng 6/2013, khi dự thảo này được công bố, dư luận được một phen xôn xao với các quy định xử phạt khá “thú vị” liên quan đến cái áo lót, chuyện nói tục, uống rượu, hay mại dâm đồi trụy… Sức ép lớn đến nỗi, Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an sau đó phải đăng thông cáo về việc tạm gỡ dự thảo để “sau khi hoàn thiện việc bổ sung chỉnh lý, sẽ tiếp tục đăng tải để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân”.

Một tháng sau, dự thảo lần 3 của nghị định này lại được đưa lên mạng. Hầu hết các quy định gây sốt liên quan đến trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn đã được bỏ hoặc chỉnh sửa. Về cơ bản, đã “ổn” hơn rất nhiều. Thế nhưng, các quy định trong Mục 4 – Phòng, chống bạo lực gia đình một lần nữa lại khiến dự thảo của Bộ Công an “nóng rẫy”. Những chuyện rất “thâm cung bí sử” như thành viên trong gia đình chì chiết nhau, kiểm soát tài chính, không cho ăn, không cho mặc, cấm xem truyền hình, đuổi khỏi nhà… được nêu đầy đủ trong dự thảo với các mức phạt từ vài trăm nghìn đồng đến tiền triệu. Các chế tài này được minh họa bằng hình ảnh vợ lục ví chồng, bố cấm con xem ti vi, vợ cấm cửa khi chồng nhậu về muộn…

Cụ thể, dự thảo đề xuất phạt tiền từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng với hành vi bắt thành viên trong gia đình nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách…; phạt từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng với hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết thành viên gia đình; không cho đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày, cũng bị phạt tới 300.000 đồng…

Dĩ nhiên, không thể phủ nhận, ngoài những quy định gây tranh cãi này thì dự thảo cũng cho thấy sự quan tâm lớn đối với vấn đề phòng, chống bạo lực trong gia đình thông qua các điều khoản về hành vi xâm hại sức khỏe, nghĩa vụ chăm sóc, cưỡng ép kết hôn, báo tin, ngăn chặn bạo lực tình dục… Trả lời PV Báo GĐ&XH, Luật sư Vũ Thái Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH YouMe cho hay: “Việc sớm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính, hiệu lực từ 1/7, là rất cần kíp, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần ngăn chặn những vấn đề nhức nhối của xã hội lâu nay vốn đã gây tổn hại, thiệt thòi đáng kể cho phụ nữ”. Dù vậy, tính khả thi của nhiều quy định nêu trên đang được đặt một dấu hỏi lớn.

Ai phạt, phạt ai?

“Khi soạn thảo các văn bản như thế này, các cơ quan nên tham vấn ý kiến của giới luật sư, những người có thực tế va chạm với cuộc sống nhất”.

Luật sư Nông Thị Hồng Hà

Luật sư Vũ Thái Hà cũng thẳng thắn cho rằng dự thảo có một số quy định, khái niệm không thể định lượng được, nên rất khó khả thi. “Việc nội bộ gia đình thì cơ quan nào sẽ quản lý? Ai đi làm đây? Nhiều việc sờ sờ ngoài xã hội còn chẳng làm được, huống hồ trong nhà người ta. Như thế nào là mặc rách, cho nhịn đói, không có xem tivi. Việc thực thi là rất khó. Hành chính là phải bắt quả tang. Trong luật dân sự làm gì có khái niệm nào là chì chiết, chỉ có mở từ điển ra thôi”, ông Hà nói.

Chủ tịch hãng luật YouMe phân tích: “Hay chuyện kiểm soát tài chính mà dư luận vẫn minh họa bằng chuyện vợ khám ví chồng, như thế thì càng tốt chứ sao. Nói chung, quy định như vậy thì sao mà khả thi được. Như việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng, dễ thấy như vậy mà còn không làm nổi, nói gì đến những chuyện sau cánh cửa mỗi gia đình”.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Nông Thị Hồng Hà (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đồng quan điểm này và khẳng định: “Trước hết phải để cho người dân hiểu thế nào là những hành vi không được phép làm thông qua việc tuyên truyền trong cộng đồng dân cư. Bây giờ mà áp dụng theo văn bản luật ngay là rất khó khả thi. Chuyện gia đình mà dùng chế tài ngay là không được”. Nữ luật sư cũng cho rằng quá khó trong việc giám sát và chứng minh hành vi vi phạm. “Đôi khi có tin báo lên, cơ quan chức năng đến, người dân lại kêu “việc riêng của vợ chồng nhà người ta, tham dự vào làm cái gì”, Luật sư Hồng Hà nói.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây là vấn đề lớn cần phải bàn cẩn trọng. “Pháp luật ở một số nước có thể can thiệp vào chuyện nội bộ gia đình, để điều chỉnh quan hệ xã hội. Việc hay, dở, can thiệp sâu hay không thì cần phải bàn, phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình, xem có phù hợp với thuần phong mĩ tục, văn hóa Việt Nam hay không. Ngoài ra, nếu quy định như vậy trên văn bản có đảm bảo tính khả thi, làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện quy định ở thực tiễn đời sống”, Luật sư Dương Kim Sơn – Công ty luật TGT và Cộng sự chia sẻ với PV Báo GĐ&XH.

Ngoài phản biện từ giới luật gia, dự thảo này cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ công luận. Đa số ủng hộ các chế tài hạn chế bạo lực gia đình, tuy nhiên cũng phản đối mạnh mẽ những quy định quá tiểu tiết, khó khả thi. “Luật gì thì luật nhưng động đến chuyện gia đình thì phải quy định hợp lý, gần cuộc sống một chút. Của chồng, công vợ, tài sản trong một gia đình, chẳng ai dại gì khoe ra những chuyện lục đục của mình để rồi vừa mất tiền, vừa mang tiếng, trừ khi nghiêm trọng quá mà thôi”, chị Nguyễn Thị Thành – phố Thái Phiên, phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhận xét.
 
Việt Nguyễn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 4 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top