Muốn vùng kín không bị hôi, luôn hồng hào và ngăn bệnh phụ khoa, chị em hãy bỏ ngay 5 thói quen xấu
Những thói quen hằng ngày tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại là nguyên nhân chính khiến chị em phụ nữ phải đến gặp bác sĩ phụ khoa.
Các chuyên gia cho biết, phần lớn phụ nữ, nhất là chị em trẻ rất thiếu kiến thức và chủ quan với các bệnh phụ khoa. Chị em nào cũng muốn có vùng kín khỏe mạnh, thơm tho, hồng hào nhưng lại không chăm sóc đúng cách. Đặc biệt, có 5 thói quen xấu gây mùi, bệnh lý vùng kín mà rất nhiều người mắc phải, đó là:
1. Nhịn tiểu
Hành vi này rất phổ biến ở các chị em trẻ làm việc trong công sở hay công việc quá bận rộn. Nhịn tiểu liên tục và trong thời gian dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lý phụ khoa.

Bởi vì nhịn tiểu khiến vi khuẩn trong nước tiểu có thêm thời gian sinh sôi. Hơn nữa, vùng kín ẩm ướt cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh. Vì vậy, hãy bỏ thói quen xấu này càng sớm càng tốt.
2. Dùng tay gãi khi ngứa
Đừng nghĩ rằng bị ngứa thì gãi là đương nhiên. Kết cấu và da vùng kín nhạy cảm và hoàn toàn khác biệt với tất cả các vùng khác trên cơ thể. Tránh dùng tay gãi bởi sẽ dễ làm trầy xước, dễ dẫn đến viêm loét, nhiễm trùng.
Chưa kể, tay tiếp xúc với nhiều thứ, dễ bị nhiễm khuẩn và lây cho vùng kín. Ngược lại, nếu vùng kín nhiễm vi khuẩn, virus mà tay chạm vào cũng làm tăng khả năng lây lan. Tốt nhất là nên chú ý vệ sinh hằng ngày, giữ cho vùng kín khô thoáng, sạch sẽ, mặc quần lót làm bằng chất liệu cotton, có độ thấm hút tốt, không mặc quần quá bó để tránh bị ngứa.
3. Dùng băng vệ sinh sai cách
Trong thời gian hành kinh, vùng kín sẽ luôn ẩm ướt, nhiều vi khuẩn và nhạy cảm hơn bình thường nên cần phải thay băng vệ sinh đúng cách. Phải thay băng vệ sinh ít nhất 4 - 6 tiếng 1 lần. Trước khi thay băng vệ sinh, nên làm sạch vùng kín để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, việc lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày cũng không hề tốt cho sức khỏe chị em. Tưởng rằng sạch sẽ nhưng hành vi này vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Chưa kể bí, nóng lâu ngày khiến vùng kín có mùi hôi, sậm màu và nhăn nheo hơn.
4. Vệ sinh sai cách
Vệ sinh vùng kín là vô cùng quan trọng, nếu không hiểu và không vệ sinh đúng cách thì nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa là rất cao.

Sai lầm ở phần lớn chị em là lạm dụng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa vùng kín nhiều lần. Thậm chí còn rửa sâu, thụt rửa vào trong âm hộ. Điều này làm mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn vào sâu âm đạo, gia tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
5. Không chú ý ăn uống khi hành kinh
Ăn uống thực chất ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe phụ khoa, đặc biệt là màu sắc và mùi hương tự nhiên của vùng kín.

Trong thời kỳ hành kinh, cơ quan sinh dục của phụ nữ rất nhạy cảm. Chuyên gia nhắc nhở không nên uống đồ uống lạnh, không ăn đồ cay và ít ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ vào những ngày này.
Ngoài việc làm vùng kín có mùi hôi, sẫm màu, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa thì các loại đồ ăn trên còn làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng kinh.
Nguồn và ảnh: HK01, Woman.tvbs, Top Beauty

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.