Mưu sinh khi ước mơ đại học đứt gánh
GiadinhNet - Cố gượng dậy sau cú sốc thi trượt đại học, nhiều thí sinh đã bắt tay tìm kiếm công việc để đỡ đần gia đình. Họ đi làm dành dụm một khoản tiền để năm sau thi tiếp hoặc hướng cuộc sống sang ngã rẽ mưu sinh khác.
Trần Thị Dung (Thanh Hóa) sau khi trượt đại học hiện làm nhân viên cho một quán bia tại Hà Nội. Ảnh: Q.Huy. |
Sáng 13/8, chúng tôi đến nhà Duy ở phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức, TPHCM). Đó là một kiốt bé nhỏ có diện tích khoảng 20m2, nơi 5 anh chị em Duy và mẹ trú ngụ lâu nay, nhờ sự tốt bụng của chủ nhà cho thuê với giá rẻ. Duy đang ngồi dưới gốc cây đánh bóng đôi giày nhăn nheo: “Lát nữa em qua nhà hàng ở làng đại học Thủ Đức phỏng vấn xin việc phụ bàn”. Đợt thi đại học này, Duy thi vào Trường Sư phạm TPHCM (ngành Sinh) nhưng kết quả chỉ được 15 điểm, em đã bị trượt. “Hệ CĐ Sư phạm của Trường ĐH Sài Gòn chỉ lấy 14 điểm cho ngành Sinh, em đủ điểm vào. Nhưng điều kiện liên thông lên đại học là phải ra trường, đi dạy 3 năm rồi cũng thi lại khối B như thi ĐH hiện giờ nên em sợ đến lúc đó mình chỉ còn kiến thức môn Sinh mà thôi, kiến thức 2 môn còn lại thực khó duy trì. Thôi, tốt nhất là em ráng tìm việc làm tạm năm nay, rồi học trung cấp ngành Dược để có nghề phòng thân. Buổi tối em cố rèn để năm sau thi tiếp vào ĐH Sư phạm”, Duy chia sẻ.
Duy là con trai thứ 3 trong nhà. Chị lớn của Duy đang học nghề uốn tóc. Các em Duy học lớp 8, lớp 2 và bé út học mầm non. Gia đình Duy 6 người rời quê nhà Đồng Nai bồng bế nhau đến TPHCM tìm đường mưu sinh nhiều năm qua, bởi bố Duy lấy vợ khác, còn ông bà ngoại lại lần lượt mất chỉ trong vòng 2 năm sau biến cố bố rời bỏ gia đình. Vậy là không còn chỗ dựa nào, một mình mẹ Duy tần tảo nuôi các con bằng đủ việc làm. Suốt thời đi học phổ thông, Duy phải tranh thủ phụ hồ, phụ làm sắt, làm nhôm… đỡ đần cho mẹ. Thời điểm Duy chuẩn bị thi tốt nghiệp thì mẹ đổ bệnh do suy kiệt và khủng hoảng tinh thần bởi nhiều năm liền căng sức lo toan. Duy và chị thứ hai bàn nhau người bỏ học chữ, kẻ bỏ học nghề đi làm giúp mẹ. Biết tin này, mẹ Duy làm căng, bảo hai đứa bỏ học là mẹ mua thuốc trừ sâu uống cho chết. Vậy là Duy lại tiếp tục việc học hành.
Đại học không phải con đường duy nhất > Gần đây, một video clip mang tên “Rớt đại học” đã khiến cộng đồng mạng rất xúc động. Nhân vật chính trong clip là một nữ sinh từng đau khổ vì thi trượt đại học, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của người thân, bạn bè… trong 2 năm, cô đã xin đi làm thêm, kiếm tiền và hiểu ra giá trị của sức lao động, tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống… Bạn gái này đưa có lời khuyên: “Hãy cứ sụp đổ theo cách của bạn, rồi vực dậy thật nhanh, đừng chần chừ hay sợ sệt... Trượt đại học chỉ là chậm một chút, vinh quang đang chờ bạn ở phía trước”. > Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 có hơn 1 triệu thí sinh dự thi, trong khi tổng chỉ tiêu là hơn 550.000 thí sinh. Với mức điểm sàn đã được công bố, có hơn 390.000 lượt thi sinh có điểm thi dưới sàn ĐH và hơn 210.000 lượt thí sinh có điểm thi dưới sàn CĐ. Theo đó, sẽ có khoảng 600.000 thí sinh trượt ĐH, CĐ.
Quang Huy |
Không như Thủy với dự tính tiếp tục giấc mơ đại học, Nguyễn Thanh Hải (ở quận Thủ Đức, TPHCM) lại xác định cho mình con đường nghề ngay sau khi biết thi trượt đại học. “Thực ra vào đại học cũng tốt, nhưng đó không phải là con đường duy nhất. Hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng khó khăn nên việc em tiếp tục đeo đuổi chuyện học hành là không đơn giản. Em thích làm nghề cơ khí. Nếu làm nghề thuận lợi mà sống tốt thì cũng chưa hẳn là điều không hay”, Hải nói.
Lên thành phố kiếm việc làm thêm
Kể từ khi biết mình bị trượt đại học, tâm trạng không tốt, nên việc đầu tiên của Lê Thanh Tùng (xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) là tìm ngay một công việc nào đó để quên đi thất bại, có tiền phụ giúp gia đình. Tùng chia sẻ: “Em cũng cố gắng để ôn tập tốt, nhưng điểm thi vào ĐH Luật của em chỉ vỏn vẹn được 8 điểm. Mặc dù thất vọng với chính bản thân mình, nhưng em đã xin vào nhóm thợ xây, thợ sơn cùng quê đang làm các công trình ở Hà Nội. Mới làm, chưa quen việc nên thu nhập không cao lắm, nhưng em cũng tự trang trải bản thân. Em cố chi tiêu tiết kiệm để có tiền gửi về nhà giúp bố mẹ, đóng tiền học cho em”.
Cùng chung cảnh ngộ, Trần Thị Dung (xã Quảng Hùng, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) cũng quyết định rời quê ra Hà Nội tìm việc. Dung hiện đang làm nhân viên cho một quán bia trên đường Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân). Dung tâm sự: “Nhà em ở vùng quê nghèo khó, gia đình khó khăn, bố mẹ chỉ làm nghề nông, mùa màng sản lượng không đáng bao nhiêu. Em là con lớn, nên sau khi biết mình thi trượt đại học, em đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra Hà Nội tìm việc. Em không khó để tìm được công việc hiện nay, lương mỗi tháng cũng được gần 3 triệu đồng. Không phải mất tiền ăn, chỗ ở vì ngủ luôn ở quán”.
Ở nhà chăn trâu, nuôi lợn Trượt đại học, nhiều thí sinh ở nông thôn không chọn cách đi tìm việc ở xa mà chọn cách ở nhà phụ giúp gia đình công việc nhà nông. Là một học sinh có học lực khá nhưng kết quả thi đại học vừa qua đã khiến Dương Quang Tú (xã Trung Thành, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) vô cùng thất vọng. Dự thi vào ĐH Xây dựng Hà Nội, Tú chỉ được 7 điểm/3 môn. Du buồn, nhưng lại không muốn gia đình phải bận tâm, Tú đã nỗ lực để lao động, giúp đỡ gia đình. Nói về quãng thời gian sau khi thi xong đại học, Tú cho biết: “Em cố gắng chăm chỉ phụ giúp gia đình trong các việc nhà, việc đồng áng. Hàng ngày em đảm nhận chăn 3 con trâu, thả ra bãi ngoài đê sông Đà. Lúc chăn trâu, em cũng cố gắng tranh thủ học, ôn lại kiến thức để năm sau thi tiếp. Nhà nghèo nên từ lúc thi xong đại học, em đã đi làm thêm các việc phụ như phụ xây, khuân gạch, chở xe trâu… trong xóm hay trong xã ở đâu có việc gọi là em đều nhận làm. Em là con út, các anh chị đi làm xa nên em phải cáng đáng nhiều công việc nhà, cố gắng kiếm tiền phụ giúp bố mẹ”. Vất vả làm việc nhà nông sau khi biết trượt đại học, Nguyễn Hoàng Hiệp (xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cũng vùi mình vào công việc đồng áng, chăn nuôi của gia đình. Hiệp bảo: “Em trượt đại học, bố mẹ em buồn lắm, nhưng cũng không hề trách móc. Em biết vậy, nên cố gắng làm tốt việc nhà, kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ khổ. Em ở nhà chăn bò, nuôi lợn và gà. Bố mẹ em bảo, sau này đàn bò sinh trưởng tốt sẽ bán đi cho em lấy tiền năm tới đi thi tiếp”. Đối diện ngã ba cuộc đời Đặng Thị Huyền (xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) giấu gia đình vừa làm công nhân khu chế xuất Linh Trung 1 (TPHCM) vừa học để tiếp tục giấc mơ đại học của mình. Kỳ thi vừa qua, Huyền đậu nguyện vọng 2 Y khoa Vinh và ĐH Nông lâm TPHCM. Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn khiến Huyền phải đắn đo chuyện học gì, học ở đâu để có thể duy trì việc học. Huyền cho biết, cuối cùng em đã chọn ĐH Nông Lâm TPHCM làm “bến đỗ” bởi thuận cho việc sinh kế trong quá trình học. “Xét lại hoàn cảnh gia đình, em nghĩ nếu học Y thì sẽ rất tốn kém, chi phí học quá cao so với kinh tế gia đình. Em học ĐH Nông lâm chi phí cũng đỡ hơn, mà vào đó em có thể đi làm thêm được”, Huyền cân nhắc. Mặc dù nói rằng nếu đủ điều kiện mình vẫn thích học Y hơn, nhưng Huyền biết rõ gia đình 3 chị em (Huyền là con lớn, 2 em đều đang đi học), bố mẹ làm nông mà ruộng đất lại quá ít ỏi, phải bươn chải thêm mới đủ ăn, nên em đành đưa ra quyết định thực tế nhất. Ý chí, nghị lực của cô gái người Hà Tĩnh đã giúp em vượt chặng đường gian nan bước vào ngưỡng cửa đại học. Thế nhưng, với ngã ba cuộc đời luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là với Huyền, nếu có sự tiếp sức từ xã hội sẽ giúp hoài bão của em sớm tỏa sáng và lấp lánh hơn. |
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 10 phút trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 1 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 1 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 1 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 4 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.