Nam sinh Huế tiết lộ điều ‘vô tình’ giúp giành tấm vé vào chung kết Olympia
Vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia, nam sinh Huế chia sẻ việc thích xem phim, thể thao, nghe nhạc là những điều “vô tình” giúp em có hiểu biết và câu trả lời chính xác trong chương trình.
Nguyễn Minh Triết, lớp 11 Lý 1, Trường THPT Chuyên Quốc học (Thừa Thiên Huế) vừa giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 với 290 điểm. Qua đó, em không chỉ có vòng nguyệt quế mà còn mang cầu truyền hình trận chung kết năm về với Trường THPT Chuyên Quốc học.
Triết cho hay em bắt đầu theo dõi chương trình Đường lên đỉnh Olympia từ khi 4 tuổi. Cả bố và mẹ đều yêu thích chương trình. “Bố mẹ hay xem nên em xem cùng. Cứ tới giờ phát sóng cả nhà cùng ngồi xem, không bỏ sót trận đấu nào. Khi đó, em không hiểu và xem chỉ vì tính kịch tính của cuộc thi.
Giai đoạn 2009 - 2010, THPT Chuyên Quốc học là ngôi trường có nhiều thí sinh rất mạnh. Khi em là học sinh lớp 4 (năm 2015), anh Hồ Đắc Thanh Chương vô địch Đường lên đỉnh Olympia. Lúc đó, dù chỉ xem chương trình như cách để giải trí, song, trong đầu em bắt đầu có suy nghĩ mơ ước một ngày nào đó mình được tham gia cuộc thi này”.
Lên lớp 10 trúng tuyển vào THPT Chuyên Quốc học - một ngôi trường giàu truyền thống với nhiều thí sinh dự thi Olympia, Triết bắt đầu định hướng ôn luyện nghiêm túc cho mục tiêu chinh phục sân chơi này.

Nguyễn Minh Triết tại Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên Huế. Ảnh: NVCC
“Vào THPT Chuyên Quốc học cũng giúp quyết tâm tham gia Olympia của em lớn hơn. Trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi sân chơi tương tự Olympia. Ở trường em, chương trình có tên là “Nguyệt quế đỏ”, không chỉ tổ chức mà còn tạo không gian luyện tập cho các thí sinh tiềm năng. Chiến thắng ở cuộc thi trước thềm năm lớp 11, em được đại diện trường đăng ký dự thi Olympia”, Triết kể.
Triết cho rằng, Olympia là sân chơi đòi hỏi kiến thức nhiều chủ đề, lĩnh vực. Xác định dự thi, không chỉ tìm hiểu thêm các kiến thức mới, Triết còn ôn tập lại các kiến thức của những lớp dưới.
“Em không muốn dự thi Olympia bằng sự học thuộc hay ghi nhớ cho qua. Thay vào đó, em coi đây là cơ hội để mình mở mang thêm kiến thức. Trong quá trình học, em luôn cố gắng liên hệ, xâu chuỗi giữa các bài học với nhau, có thể môn này với môn khác, kiến thức lớp này với lớp khác. Khi học như vậy, em thấy hệ thống kiến thức vững vàng hơn và khi nói về một chủ đề nào đó, em có khả năng suy nghĩ, suy luận nhanh hơn”, Triết nói.
Ngoài kiến thức trên lớp, em thường xuyên cập nhất các thông tin thời sự... Nam sinh cho rằng việc thích xem phim, thể thao, nghe nhạc - những điều “vô tình” giúp em có được những hiểu biết và cả những câu trả lời chính xác trong chương trình. Minh chứng ở cuộc thi quý 2, Triết nhanh chóng đưa ra được đáp án Al Rihla - tên của trái bóng được sử dụng tại World Cup 2022...
“Những chủ đề em quan tâm trong cuộc sống hằng ngày không ngờ lại xuất hiện trong những câu hỏi của cuộc thi quý”, Triết cười.

Triết cũng tự rèn luyện các kỹ năng khác như đọc nhanh, phản xạ, gõ bàn phím, thậm chí thao tác bấm chuột. “Em thường vào các trang web để học cách, ôn luyện các kỹ năng này. Tốc độ bấm chuột cũng là điều rất quan trọng ở cuộc thi, đặc biệt phần thi Khởi động và Về đích.
Bởi có những khoảnh khắc chỉ hơn thua nhau một tích tắc trong bấm chuột giành quyền trả lời đã thay đổi kết cục trận đấu. Ngay ở cuộc thi quý vừa qua, có một câu hỏi em và bạn chơi Hoài Bảo cùng giành quyền trả lời nhưng may mắn em đã chiến thắng. Đó cũng là câu hỏi quyết định chiến thắng chung cuộc của em”, Triết tiết lộ.
Triết đánh giá bản thân có thế mạnh trong những câu hỏi về lĩnh vực Văn học và hiểu biết chung. Nam sinh này thích nhất phần thi Khởi động và cho rằng phong độ ổn định nhất ở phần thi này.
“Em thường trả lời rất ít sai những câu hỏi ở phần thi Khởi động. Sau phần thi này, nếu tạo được cách biệt tốt với các bạn cùng chơi, em sẽ có nền tảng tốt cho những phần thi sau”, Triết nói.
Điều này cũng được thể hiện rõ ở cuộc thi quý khi kết thúc phần thi Khởi động, Triết có cách biệt với bạn xếp ngay sau 50 điểm.
Nam sinh tự nhận điểm mạnh của mình là bình tĩnh, song khá nhiều điểm yếu. Em hay gặp vấn đề ở những câu hỏi cần tính quan sát như ghép hình, nhìn hình chọn đáp án... “Khả năng quan sát của em chưa thực sự nhanh nhạy và em sẽ cố gắng rèn luyện để khắc phục trong thời gian tới”.

Minh Triết tự nhận là một học sinh bình thường ở lớp, nói khá nhiều và thích đem lại niềm vui cho mọi người. Ảnh: NVCC
Triết không có bí quyết học tập đặc biệt, nhưng trong từng môn học, em đều tự nhủ phải nắm chắc kiến thức.
Không quá nổi trội ở môn học nào nhưng bù lại em học đều các môn. Nam sinh tiết lộ mình là người khá lười học và cũng không phải là người có kết quả học tập trên lớp quá xuất sắc, lọt top đầu.
“Thông thường, các thí sinh dự thi Olympia thường có kết quả học tập trên lớp “khủng” và điều đó cũng khiến em từng khá tự ti khi tham gia và nghĩ mình khó mà đạt được thành tích cao. Khi học, em chú trọng những giá trị mình hiểu, biết được gì hơn là điểm số”, Triết nói.
Ngoài kiến thức trên lớp, Triết muốn tìm hiểu nhiều điều trong cuộc sống và cũng coi đó như việc học. “Em nghĩ việc học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Khi xem phim, cũng có thể là lúc mình đang học Tiếng Anh hoặc những nội dung truyền tải trong đó. Hay khi nghe nhạc, em nghĩ mình cũng thưởng thức và học về nghệ thuật...”.
Cho rằng bản thân là người khá “tùy hứng”, song nam sinh luôn cố gắng hoàn thành bài vở trên lớp một cách chỉn chu nhất có thể.
“Ở lớp, em là một học sinh bình thường, không có gì quá nổi bật nhưng là người nói khá nhiều và thích trêu đùa, đem lại niềm vui cho mọi người”.
Còn khoảng 6 tháng để chuẩn bị cho trận đấu cuối cùng, ngay từ giờ, Triết đang cố gắng cải thiện kiến thức của mình mỗi ngày. Ưu tiên hàng đầu của nam sinh là ngoại ngữ và các mảng kiến thức còn thiếu, cập nhật thêm các tin tức.
Ngoài mục tiêu giành vòng nguyệt quế chung kết năm Olympia, Triết cho hay vẫn phải hoàn thành tốt chương trình học trên lớp và cố gắng tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A
Giáo dục - 10 giờ trướcTrường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) vào một số ngành, nâng tổng số tổ hợp thành 5.

Tuyển sinh đại học 2025: Hướng dẫn quy trình xét tuyển mới nhất
Xã hội - 22 giờ trướcBộ GD&ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng năm 2025, áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Theo quy định của Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí tương ứng với mức thu học phí của cơ sở giáo dục mà họ theo học.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.

MC Khánh Vy và những chia sẻ thú vị trong Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ
Giáo dục - 1 ngày trướcSáng 18/5, hàng ngàn học sinh của 30 trường đại học, học viện, học sinh và phụ huynh có mặt tại Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ đã vô cùng phấn khích trong phần giao lưu với MC Khánh Vy.

Tuyển sinh 2025: Chọn ngành nào để được miễn 100% học phí?
Giáo dục - 2 ngày trướcĐể không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội học tập nào, thí sinh có thể tham khảo một số ngành học được miễn 100% học phí trong năm 2025 dưới đây.

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất
Giáo dục - 2 ngày trướcNhiều chủ trương, quy định mới được đề xuất thay đổi theo hướng tích cực với ngành giáo dục trong thời gian tới đây, được các giáo viên háo hức, mong đợi.

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc 'nhà gần trường'
Giáo dục - 3 ngày trướcBộ GD&ĐT lên phương án tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc nhà gần trường thay vì theo địa giới hành chính (phân tuyến) như hiện nay từ năm học 2026 - 2027.

Tỷ lệ 'chọi' lớp 10 trường ngoại thành Hà Nội nhảy vọt, phụ huynh ngã ngửa
Giáo dục - 4 ngày trướcNhiều phụ huynh Hà Nội ví việc vào lớp 10 công lập như chơi xổ số, khi những trường ngoại thành vốn điểm chuẩn thấp nay lại trở thành tâm điểm cạnh tranh khốc liệt.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.