Nam thanh niên 25 tuổi ở Thanh Hóa có cuộc đời mới nhờ kỳ tích y học Việt Nam
GĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công ca ghép khí quản cho nam thanh niên L.V.N (25 tuổi, ở Thanh Hóa). Đây là ca hiếm gặp trên thế giới và lần đầu tiên ghép thành công tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ của bệnh viện vừa thực hiện thành công ca ghép khí quản cho nam thanh niên L.V.N (25 tuổi, ở Thanh Hóa).
Được biết, các bác sĩ ghép khí quản bằng đoạn khí quản của người cho chết não, kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam thanh niên bị tổn thương phức tạp, hẹp dài khí quản sát thanh môn, rò và hẹp thực quản sau chấn thương tai nạn giao thông.
Đây là một trong những ca ghép khí quản kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản cổ hiếm gặp trong ngành y thế giới và lần đầu tiên được thực hiện thành công tại Việt Nam đến nay.

Bệnh nhân đã hồi phục các hoạt động sau ghép khí quản thành công. Ảnh: BV
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi và điều trị hồi sức tích cực, có mở nội khí quản, khi ổn định được chuyển về địa phương điều trị tiếp. Một tháng sau khi mở nội khí quản, người bệnh được hội chẩn điều trị bảo tồn, đặt Stent khí quản nhưng thất bại, tiếp đó phải phẫu thuật cắt nối khí quản tại một bệnh viện ở Hà Nội nhưng không thành công do tổn thương phức tạp và một đoạn dài khí quản bị hẹp. Lúc này bệnh nhân tìm đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng cơ thể gần như suy kiệt sau 2 năm không nói được và thời gian dài phải đặt nội khí quản hoặc ăn qua xông.
Trên VOV, ông Lê Văn Thư bố của bệnh nhân chia sẻ: "Lúc vào Bệnh viện Việt Đức, cháu chỉ nặng 42 kg, rất gầy so với chiều cao 1,65m. Trong 2 năm vợ chồng tôi chăm sóc cháu ở nhiều bệnh viện, đi vay tiền để chạy chữa cho cháu vì cháu còn trẻ, sau này là trụ cột trong gia đình, vợ của cháu mới sinh con".
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của ekip các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ngày 11/4/2024, người bệnh được tiến hành phẫu thuật tạo hình cắt - nối thực quản cổ, cắt đoạn sẹo xơ khí quản và chuẩn bị hai đầu khí quản sẵn sàng cho lần phẫu thuật thì 2.
Ngày 13/5/2024, người bệnh được phẫu thuật thì hai để ghép khí quản cổ bằng khí quản khí quản của người cho chết não kết hợp với đặt stent khí quản, chuyển vị cơ ức đòn chũm hai bên che phủ đoạn khí quản ghép.
Sau một thời gian điều trị tích cực, người bệnh được ra viện và trở về nhà vào ngày 25/6/2024. Bệnh nhân đã được khám lại sau 1 tháng với thể trạng tốt. Đến nay đã tăng được 5 kg, sẹo mổ liền tốt, bệnh nhân ăn uống được bằng đường miệng và tự thở qua đường mũi trở lại.

Ông Lê Văn Thư và con trai (bệnh nhân 25 tuổi). Ảnh: VOV
Kết quả soi thực quản và khí quản của bệnh nhân cho thấy sẹo mổ liền tốt, đoạn khí quản ghép màu hồng không xung huyết không hoại tử, không hẹp. Sau khám lại 3 tháng bệnh nhân đã tăng được 10kg với thể trạng toàn thân khoẻ mạnh, tự thở qua mũi, tự ăn qua đường miệng. Bệnh nhân dự định sẽ được rút stent khí quản vào tháng thứ 5 – 6 sau mổ. Các bác sĩ cũng cho biết, thành công đặc biệt của ca ghép này là bệnh nhân không phải sử dụng thuốc chống thải ghép sau khi được ghép khí quản.
TS.BS Dương Đức Hùng (Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết: "Chúng tôi quyết thực hiện mổ 2 thì, cất sửa hình lại thực quản để bệnh nhân về ăn uống qua đường miệng. Bệnh nhân về nhà sau 1 tháng lên cân để có thể chịu được cuộc mổ thứ 2 quan trọng hơn, như một trận đánh lớn… Với ca ghép này chúng tôi, điều trị, chăm sóc giống ca ghép tim, chăm chút từng ly, từng tí".
Theo các bác sĩ, cho tới nay, phẫu thuật ghép khí quản nói chung và phẫu thuật ghép đường thở nói riêng vẫn còn là một thách thức trong ngành ngoại khoa và trong giới y học trên thế giới.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cũng nhận định, với kết quả của bệnh nhân hiện tại, sẽ mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho những bệnh nhân có tổn thương đoạn khí quản dài trên 6cm (do chấn thương, hẹp bẩm sinh hoặc u...) có thể phục hồi trở lại đường thở tốt nhất.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 8 phút trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.