Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam Trung bộ và Tây nguyên: Đớn đau lũ lịch sử

Thứ hai, 08:50 18/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Chưa gượng dậy sau ảnh hưởng của những cơn bão liên tiếp vừa qua, người dân các tỉnh miền Trung lại tiếp tục hứng chịu một trận lũ lịch sử.

Nam Trung bộ và Tây nguyên: Đớn đau lũ lịch sử 1

Giao thông tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế bị chia cắt, đi lại chủ yếu bằng thuyền (ảnh chụp chiều 17/11). Ảnh: TTX

Những mất mát, đau thương khi lũ đi qua hằn trên những khuôn mặt khắc khổ của người dân nơi đây. Chưa năm nào người dân miền Trung gánh chịu hậu quả “bão lũ chồng nhau” lớn như năm nay.

Lũ về, không kịp trở tay

Vừa trở về sau khi đi sơ tán lũ cùng chồng và các con vào ngày 17/11, bà Thái Thị Học (52 tuổi, thôn Cẩm Toại Đông, Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng) thở dài ngao ngán nhìn ngôi nhà bị nước lũ cuốn trôi nhiều đồ đạc, tài sản. “Chiều tối 15/11, nước lũ bất ngờ lên nhanh. Khi đó cả nhà tôi chỉ kịp theo chính quyền địa phương chạy sơ tán đến nơi an toàn để tránh lũ. Ra đi không kịp dọn dẹp gì vì nước lũ lên nhanh quá, ngập hơn nửa nhà. Toàn bộ đồ đạc bị nước lũ cuốn trôi, một số vật dụng còn lại thì bị ngâm nước 2 ngày nay hư hỏng nặng. Từ nơi sơ tán về nhìn ngôi nhà trống trơn, chúng tôi không biết sống làm sao những ngày sắp tới”, vừa nói bà Học vừa lau nước mắt.

Thê thảm hơn, hàng xóm của bà Học là gia đình bà Trần Thị Tính thậm chí còn không kịp chạy khi nước lũ tràn về. Cả nhà chỉ biết trèo lên gác ngồi tránh lũ. Bà Tính nghẹn ngào: “Mới nhá nhem tối, nước lũ mấp mé ở ngoài sân, nhưng khoảng 15-20 phút sau thì nước lên nhanh, ngập hơn nửa nhà. Cả gia đình tôi hoảng quá trèo lên gác tránh lũ. Tôi chỉ biết mở cánh cửa nhỏ gần mái nhà cầu cứu. Sau hơn một ngày bị nước lũ vây quanh, đến đêm 16 rạng sáng 17/11, nước mới rút nhưng rất chậm. Tất cả đồ đạc bị ướt hết. Hơn 2 tạ thóc của gia đình cũng bị ngâm nước, hư hại. Rồi đây không biết sống ra sao”.

Rơi vào tình cảnh như gia đình bà Tính, bà Học còn có hàng ngàn gia đình ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… cũng bị nước lũ vây quanh, phá tan nhà cửa, ruộng vườn… Vẫn chưa hết bàng hoàng, vợ chồng ông Nguyễn Thế Anh (54 tuổi) và bà Trần Thị Hoa (57 tuổi, trú thôn Thạnh Đại, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) kể: “Chiều tối 15/11 trời mưa như trút nước, đến đêm thì nước lũ bất ngờ lên nhanh, chảy xiết. Cả gia đình bỏ đồ đạc, của cải cùng nhau đi sơ tán. Khi trở về thì nhà bị xói lở, đồ đạc trôi đi hết”. Người dân kêu than rằng chưa năm nào lũ lên nhanh và chảy xiết như năm nay, đã vậy nước thủy điện từ thượng nguồn xả về càng khiến cho tình cảnh thêm tồi tệ.

Tại Bình Định, chưa bao giờ xảy ra tình trạng 100% các huyện, thị xã và TP Quy Nhơn ngập lụt nghiêm trọng cùng một lúc. Người dân hoang mang tìm chỗ trú nhưng bất lực vì 98.000 ngôi nhà đã chìm trong biển nước. Hơn chục người bỏ mạng. Trong khi đó, Quảng Ngãi cũng khốn đốn vì tới tận chiều 17/11, nhiều vùng vẫn bị cô lập hoàn toàn. Nhiều cây cầu ở các xã Ba Xa, Ba Động (huyện Ba Tơ) bị phá hủy khiến hàng ngàn hộ dân ở các xã vùng cao không thể di chuyển. Ghe, thuyền là phương tiện đi lại hữu hiệu nhưng cũng rủi ro nhất.
 
Nam Trung bộ và Tây nguyên: Đớn đau lũ lịch sử 2

Ông Nguyễn Gia xót xa bên căn nhà bị sập sau lũ. Ảnh: Đức Hoàng.

Thoát chết trong gang tấc

Theo thống kê ban đầu, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã làm 24 người chết (Quảng Nam: 2; Quảng Ngãi: 8, Bình Định: 12; Kom Tum: 1, Gia Lai: 1); 10 người mất tích (Quảng Nam: 1; Quảng Ngãi: 4; Bình Định: 2, Phú Yên: 1, Khánh Hoà: 1; Gia Lai: 1); 16 người bị thương (Quảng Ngãi: 15; Bình Định: 1). Mưa lũ cũng khiến 53 nhà bị đổ, sập, trôi (Quảng Ngãi: 32, Bình Định: 6; Phú Yên: 14, Khánh Hoà: 1); 166 nhà tốc mái (Quảng Ngãi: 82 nhà; Bình Định: 84); hơn 110.000 ngôi nhà bị ngập (Thừa Thiên Huế: 11.141; Bình Định: 98.094, Phú Yên: 187; Ninh Thuận: 30, tỉnh Quảng Nam chưa có báo cáo cụ thể).

Bàng hoàng và xót xa khi chứng kiến ngôi nhà bị sập gần như hoàn toàn do lũ, vợ chồng ông Nguyễn Gia và bà Phùng Thị Xuân (thôn Bắc An, xã Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng) lom khom dắt nhau đi nhặt lại những vật dụng còn sót lại sau lũ. Ông Gia nhớ lại: “Do nước lũ lên nhanh nên vợ chồng tôi không kịp đi sơ tán, đành lên gác ngồi tránh lũ. Đêm 16 rạng sáng 17/11, khi nước đang ngập trong nhà, bất ngờ ngôi nhà chuyển động. Khoảng 2 phút sau, một nửa ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Gạch đá, vật dụng… rơi xuống cái giường tôi hay nằm, may mà trèo lên gác nếu không thì cũng chẳng biết thế nào”.

Sau khi hơn một nửa ngôi nhà bị đổ sập trong lúc nước lũ vây quanh, từ trên gác, ông Gia cố bò lên mái nhà, đập vỡ một vài mảnh ngói và thò đầu ra kêu cứu. Một số người hàng xóm gần đó nghe tiếng kêu cứu liền đưa thuyền đến giải cứu ông bà. Ngày 17/11, nước rút dần, nhìn ngôi nhà bị sập gần như hoàn toàn, đôi vợ chồng già chỉ biết nuốt nước mắt vào trong.

Ông Gia có mẹ là Mẹ Việt Nam Anh hùng, vừa được Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng để lợp lại mái ngói, sửa sang nhà cửa sau trận bão số 14. Trong khi ông vẫn chưa kịp làm gì với số tiền đó thì nay lại phải chịu thêm thiệt hại này. “Vợ chồng già chúng tôi không biết lấy gì để làm lại nhà đây?”, ông Gia gạt nước mắt nói.

Thương tâm những phận người

Nhưng cũng có hàng chục người không được may mắn như ông Gia. Lũ dữ đã cướp đi sinh mạng 12 người tại Bình Định, 8 người ở Quảng Ngãi… và nhiều người còn mất tích rải rác khắp 6 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Khoảng 5h30 sáng  15/11, trong lúc đi đến trường để dạy học đoạn qua ngầm tràn suối Tà Nang (thôn 10, xã Đông, Kbang, Gia Lai), 2 cô giáo mầm non là Nguyễn Thị Hằng và Trần Thị Hải Yến bị lũ cuốn trôi. Mặc dù nhiều người thấy 2 cô giáo chới với giữa dòng nước lũ và đang bám vào một cột bêtông nhưng do nước chảy mạnh và xiết nên không cứu được, bất lực nhìn 2 cô giáo trẻ bỏ mạng.

Xót xa không kém là trường hợp của bà Ngô Thị Chí (68 tuổi, thôn Dùi Chiêng 1, xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn, Quảng Nam). Chiều 15/11, khi bà Chí đi chăn trâu về thì gặp mưa lớn, nước lũ đổ về nhanh và mạnh. Trong lúc đang loay hoay giữa dòng nước thì bà Chí không may bị sụp xuống cống và đuối nước. Mặc dù người dân phát hiện kịp và cấp cứu nhưng bà Chí không qua khỏi. Trưa 16/11, ông Nguyễn Sinh (53 tuổi, trú khối phố Đồng Hiệp, phường Minh An, TP Hội An, Quảng Nam) đang ở trên gác nhà tránh lũ thì căn bệnh động kinh tái phát, bất ngờ ông Sinh bị rơi xuống nền nhà khi nước lũ đang dâng cao. Dù được người nhà phát hiện kịp thời và đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng ông Sinh đã tử vong…
 
Nam Trung bộ và Tây nguyên: Đớn đau lũ lịch sử 3

Tuyến đường bị lũ chia cắt tại xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ảnh: Lê Tâm.

Trớ trêu hơn là chuyện hàng trăm triệu đồng lương hưu, chế độ ở xã Gari (huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam) cũng bị lũ dữ cướp mất. Ngày 14/11, anh Bríu Ngô (cán bộ chi trả của xã Gari) đi xe máy xuống kho bạc của huyện Tây Giang nhận tiền lương hưu về phát cho người dân của xã. Đến ngày 15/11, anh Bríu Ngô mang 641 triệu đồng trở về xã thì vừa lúc mưa to gió lớn, nước lũ đổ về nhanh, chảy xiết. Khi đi qua con suối thuộc thôn Knoonh (xã AXan), anh Ngô nhờ người dân đẩy xe máy để qua con suối nhưng nước lũ chảy mạnh khiến xe máy và túi tiền cột trên xe bị trôi, rất may anh Ngô không bị lũ cuốn trôi. Khi túi tiền vớt lên, chỉ còn lại hơn 2,5 triệu đồng.

Đau thương chồng chất, hiện các tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả và thống kê thiệt hại do trận lũ lịch sử này gây ra.

Từ Quảng Nam đến Phú Yên đã sơ tán gần 79.000 người dân từ các vùng ven biển, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp... Riêng Quảng Ngãi di dời gần 67.000 người.

Mưa lũ đã làm mố cầu Bình Định bị lở, hỏng 30m đường dẫn cầu khiến giao thông trên quốc lộ 1A bị ngưng trệ. Tổng cục Đường bộ đã phân luồng phương tiện đi theo quốc lộ 1 cũ. Dự kiến đến hết ngày 19/11 sự cố mới được khắc phục để thông tuyến quốc lộ 1A.

Bình Định là tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất. Trong đó, huyện Tuy Phước ngập 80% diện tích, nhiều xã bị nước lũ chia cắt, cô lập. Toàn bộ hệ thống đê Đông bị ngập, độ sâu ngập trung bình 0,5m, chỗ sâu nhất 1m.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lũ các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Định đạt đỉnh, đa số ở mức báo động 3. Đến tối 17/11, lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên xuống chậm và ở mức báo động 1 – báo động 2, có nơi trên báo động 2. Riêng sông Vệ và sông Kôn trên mức báo động 3. Cơ quan khí tượng đề nghị các tỉnh tiếp tục đề phòng sạt lở đất tại các vùng ven sông. Tình trạng ngập lụt từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên sẽ giảm dần.

Hải Phong

Đức Hoàng

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 54 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 1 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 1 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày qua cư dân mạng dựng hàng loạt clip về việc bà Trương Mỹ Lan giấu kho báu 673.000 tỉ đồng ở biển khơi. Dù biết là đùa giỡn theo trend nhưng người dân phải hết sức cẩn thận, tránh vi phạm pháp luật

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 11 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Top