Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
GiadinhNet – Các chuyên gia nhận định, tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các chỉ số về dân số, sử dụng dịch vụ dân số còn thấp; tình trạng di cư tự phát, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là vấn đề cần đặc biệt chú ý với một số dân tộc.
Sáng 8/12, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo triển khai Nội dung 2, Dự án 7 của Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ 2021 đến năm 2025.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14,1 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Trong 53 dân tộc thiểu số, có 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người; 14 dân tộc có dân số dưới 10.000 người, trong đó có 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người.
Người dân tộc thiểu số cư trú thành cộng đồng tại 51 tỉnh, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung. Đa số đồng bào sinh sống ở khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn với địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn.

Toàn cảnh Hội thảo
Theo ông Nguyễn Doãn Tú, mức sinh của người dân tộc thiểu số khoảng 2,35 con, cao hơn mức sinh thay thể (2,1 con) và khác biệt đáng kể giữa các dân tộc. Trong 53 dân tộc thiểu số, có 2 dân tộc (Hoa và Hrê) có mức sinh thấp hơn 2,1 con, năm dân tộc (Mảng, Chứt, Cơ Lao, La Hủ và Mông) có mức sinh rất cao trên 3,5 con.
Trong 5 năm gần đây, mức sinh của 25 dân tộc có xu hướng tăng, 3 dân tộc (Chơ Ro, Lự, La Hủ) có mức sinh giảm mạnh, 2 dân tộc (Mường và Khmer) có xu hướng tăng trở lại sau khi đã đạt dưới mức thay thế.
Cũng theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, tuổi thọ người người dân tộc thiểu số hiện nay là 69,9 tuổi thấp hơn bình quân của cả nước. Sự chênh lệch về tuổi thọ một phần do điều kiện sống khó khăn, chế độ dinh dưỡng, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế, đáng kể nhất là chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
"Tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các chỉ số về dân số, sử dụng dịch vụ dân số còn thấp; tình trạng di cư tự phát, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là vấn đề cần đặc biệt chú ý với một số dân tộc, một số địa bàn và đây có thể là một trong những nguyên nhân liên quan trực tiếp đến tình trạng nghèo nàn, lạc hậu trong một số dân tộc", ông Nguyễn Doãn Tú nói.
Để nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe của người dân tộc thiểu số theo định hướng của Nghị quyết 21/NQ-TW của BCH Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, Bộ Y tế đã có Quyết định số 2415/QĐ-BYT ngày 5/9/2022 để hướng dẫn triển khai Dự án 7 Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy sinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trình bày và thảo luận về Nội dung 2 Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Dự án 7. Một số vấn đề trọng tâm được đưa ra như: Hướng dẫn nội dung và cơ chế quản lý, tài chính Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025; Định hướng các hoạt động dân số sẽ phối hợp với cơ quan dân tộc các thực hiện Dự án 9 Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.
Hướng dẫn triển khai các hoạt động của Nội dung 2 Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022, giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; hướng dẫn phòng, chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.