Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hải Phòng: Đẩy mạnh y học gia đình, nâng cao ý thức chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Thứ tư, 17:58 07/12/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Để cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn, ngành y tế và dân số Hải Phòng sẽ đẩy mạnh y học gia đình, tuyên truyền ý thức chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn

Là một trong những địa phương có tuổi thọ trung bình cao so với cả nước, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hải Phòng còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, hệ thống bệnh viện thành phố còn thiếu lão khoa, một số cơ sở khám chữa bệnh chưa bố trí giường bệnh, buồng khám bệnh cho người cao tuổi, chi phí khám chữa bệnh cho người cao tuổi khá cao, ý thức về việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn hạn chế, hoạt động tinh thần cho người cao tuổi chưa nhiều v.v....

Hải Phòng: Đẩy mạnh y học gia đình, nâng cao ý thức chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi - Ảnh 1.

Hải Phòng đẩy mạnh y học gia đình nhằm cải thiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, năm 2019 toàn thành phố có 301.713 người cao tuổi (chiếm 14,87% tổng dân số, tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 9,3%), trong đó nam chiếm 43,8%, nữ chiếm 56,2%. Chỉ số già hóa dân số của thành phố có xu hướng tăng lên từ 10,32% năm 2009 đến năm 2019 là 14,87%. Năm 2021 toàn thành phố có 323.293 người cao tuổi chiếm 15,60 % dân số.

Hải Phòng có 9 bệnh viện tuyến thành phố, bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế các quận huyện cùng một số bệnh viện Bộ, ngành đóng trên địa bàn, bệnh viện tư nhân ... song khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi còn khá hạn chế. Cụ thể, bệnh viện đa khoa chưa có khoa lão, một số cơ sở chưa bố trí giường bệnh điều trị nội trú dành riêng cho người bệnh là người cao tuổi, chưa bố trí buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh. Bên cạnh đó, vấn đề an sinh xã hội, lao động việc làm, cơ sở hạ tầng giao thông, vui chơi giải trí… đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chưa được chú trọng. 

Tại hội thảo về Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 2022 vừa diễn ra tại Hải Phòng, BS Trần Thị Thu Hạnh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Việt Tiệp cho hay: "Người cao tuổi phần lớn có bệnh lý nền về Tim mạch, Nội tiết, Thần kinh, Hô hấp, Cơ xương khớp,… như tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường, bệnh lý não sa sút trí tuệ, COPD (viêm phổi tắc nghẽn mãn tính), bệnh lý cột sống, thoái hóa khớp gối, cột sống, loãng xương, Mô hình và nguyên nhân bệnh tật của người cao tuổi đang thay đổi nhanh chóng khiến cho gánh nặng "bệnh tật kép" ngày càng rõ ràng. Trong 10 bệnh thường gặp nhất của nhóm người cao tuổi thì bệnh tim thiếu máu cục bộ (10,7 %), đái tháo đường chiếm 3,5%".

Cũng theo bác sĩ Hạnh, xương khớp của người cao tuổi đa phần đều thoái hoá, chỉ cần ngã nhẹ cũng gây ra chấn thương nặng, khó hồi phục. Bên cạnh đó, do hệ miễn dịch suy giảm nên khi mắc bệnh sẽ nặng hơn người trẻ, chi phí khám chữa bệnh cũng cao hơn. "Với chi phí trung bình để chăm sóc sức khỏe cho một người cao tuổi cao hơn chi phí trung bình chăm sóc sức khỏe cho một người trẻ tuổi, gánh nặng lớn về nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là điều không tránh khỏi. Trong khi đó, mức độ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi còn thấp. 

Trong quá trình khám và điều trị, bệnh viện gặp một số các tồn tại như người cao tuổi lang thang cơ nhỡ, bị bạo hành, bệnh tật khó khăn về kinh tế không có tiền đóng viện phí, tiền đóng đồng chi trả ngoài tiền BHYT thanh toán; có bệnh nhân ốm thời gian dài không được điều trị do nguyên nhân không có người đưa đi, khi đến bệnh viện đã trong tình trạng nặng và rất nặng. 

Một số người cao tuổi bị thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu hụt các vi chất gây ra suy dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra một loạt các bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi. Một trong những hậu quả dễ nhận thấy nhất khi người lớn bị suy dinh dưỡng đó chính là các vấn đề về tinh thần không thoải mái, mất ngủ, khó chịu, suy nhược cơ thể,… Xương khớp mỏi nhức, còng gù lưng,… cũng là dấu hiệu của bệnh loãng xương do thiếu vi chất dễ nhận thấy ở người già", BS Hạnh nhấn mạnh.

Hải Phòng: Đẩy mạnh y học gia đình, nâng cao ý thức chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi - Ảnh 3.

Cán bộ dân số Hải Phòng tuyên truyền cho người cao tuổi cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân

Về công tác chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược Hải Phòng cho rằng cần đẩy mạnh mảng y học Gia đình để giúp người bệnh được chăm sóc một cách toàn diện, liên tục. Từ đó, phát hiện sớm và xử lý sớm các vấn đề bệnh tật, dự phòng và duy trì sức khỏe, cho từng cá nhân trong gia đình và cộng đồng.

Tham dự hội thảo về Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, ông Nguyễn Đình Kha (70 tuổi, Hồng Bàng, Hải Phòng) phấn khởi: "Hội thảo cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Tôi sẽ về trò chuyện lại với con cháu về những thông tin nội dung hội thảo hôm nay. Bản thân tôi, mặc dù mỗi tháng có 5 triệu lương hưu cộng tiền con cho thêm nhưng mỗi khi đau ốm vẫn ngại đi viện vì sợ tốn kém. Và hôm nay, sau khi nghe các bác sĩ chia sẻ, tôi sẽ cẩn thận với sức khoẻ của mình hơn"

Ông Kha tâm sự thêm: "Bình thường tôi ở nhà dọn dẹp, đưa đón cháu đi học xong thì về nhà quanh quẩn trong nhà đến giờ ăn trưa. Nhiều lúc nghĩ cũng chán. Tôi mong phường sẽ tổ chức thêm nhiều câu lạc bộ cho người cao tuổi như chúng tôi để tôi có chỗ bầu bạn, tâm sự những lúc nhàn rỗi, cho cuộc sống tinh thần thêm tươi vui."

Bà Nguyễn Thị Liên (68 tuổi, Hồng Bàng, Hải Phòng) bày tỏ: "Tuổi già ngại nhất phải phiền con cháu đưa mình đi bệnh viện khám hay điều trị. Tôi già rồi nên chuyện giấy tờ, thủ tục trong bệnh viện rất khó khăn, vất vả, tự mình không lo được. Nếu trong bệnh viện có một bộ phận chăm sóc, hướng dẫn cho những người cao tuổi như tôi thì chắc chắn người cao tuổi sẽ chủ động đi khám, chữa bệnh mỗi khi thấy không khoẻ hơn, đỡ phải phiền con cháu".

Một cán bộ dân số tham dự hội thảo cho rằng, các cơ sở khám chữa bệnh cần nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế nhất là tuyến huyện, xã, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, đặc biệt đào tạo về chăm sóc sức khỏe dài hạn, phục hồi chức năng cho người cao tuổi. Các quận, phường chú trọng xây dựng và duy trì hoạt động của câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào Câu lạc bộ giúp người già có thêm nhiều cơ hội bồi bổ đời sống tinh thần, sống khỏe và sống tích cực hơn. 

Trước những khó khăn, tồn tại trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn,  Sở Y tế Hải Phòng đã đề ra một số giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức và gia đình về trách nhiệm giúp đỡ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Xây dựng khoa lão khoa tại các bệnh viện tuyến thành phố, Bệnh viện/Trung tâm Y tế có giường bệnh tuyến huyện dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi, đẩy mạnh đào tạo y học gia đình tại các trường đại học y-dược trong thành phố nhằm cải thiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.

Theo đánh giá của Chi cục Dân số Hải Phòng, tuổi thọ trung bình của người dân thành phố Hải Phòng có những cải thiện rõ rệt như tuổi thọ ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2009 tuổi thọ trung bình ở mức 74,5 tuổi đến năm 2019 là 74,7 tuổi và năm 2021 là 74,7 tuổi. Với tuổi thọ trung bình này, Hải Phòng là địa phương có tuổi thọ trung bình cao so với cả nước (tuổi thọ trung bình của cả nước là 73,6 tuổi). Điều này phần nào cho thấy, thành tựu trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần tăng tuổi thọ trung bình của người dân.

Mời quý vị xem thêm video dưới đây:

Cán bộ dân số Hải Phòng tuyên truyền phổ biến chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi 


 

 

 

 

 

Hải Yến - M. Lý
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top