Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao kiến thức vệ sinh SKSS

Thứ năm, 08:08 03/12/2009 | KHHGĐ

Giadinh.net - Một ngày phụ nữ làng chài, xã Nga Tiến, Nga Sơn, Thanh Hoá phải ngâm mình trong nước từ 5 - 10 tiếng đồng hồ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến họ mắc bệnh phụ khoa.

Con số thống kê của Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Nga Sơn, Thanh Hoá cho thấy: 95% phụ nữ ở các xã chiêm trũng, xã vùng biển mắc bệnh phụ khoa.
 

Ngâm mình trong nước 5 - 10 giờ/ngày

Làng Chài của ngư dân xã Nga Tiến nằm nép mình khiêm tốn dưới chân cầu Dừa bắc qua sông Hưng Long nối liền hai xã Nga Tân và Nga Tiến) luôn bốc mùi khẳn đặc. Ở đây, nếu không phải là ngày mưa bão hay giáp Tết Nguyên đán thì luôn là cảnh vườn không, nhà trống. Rất hiếm khi họ về nhà. Nhà chỉ là nơi trú ngụ vào những ngày lễ, Tết, thời tiết bất thường. Cuộc sống thường nhật của họ chủ yếu diễn ra trên thuyền.

Ngư dân ở đây quanh năm suốt tháng lênh đênh trên sông nước. Lũ trẻ cũng vất vả theo vì đều phải thức khuya dậy sớm. Còn chị em phụ nữ nơi này luôn nơm nớp với nỗi lo bệnh vùng kín. Chúng tôi bắt chuyện với một phụ nữ người nhỏ thó, tên là Ngoan đang khệ nệ bê rổ chai vừa mới mò được lên bờ: “Chị mò được nhiều chai thế?”. “Nhiều gì, hai mẹ con tôi mò mải miết từ 5 giờ sáng đến giờ mới được ngần này”.Vừa nói, chị vừa hướng mắt vào một bé gái chừng 12 tuổi đang cố bắt thêm ít chai nữa trước khi lên thuyền. “Chiều hai mẹ con chị có mò nữa không?”. “Chiều cho con nhỏ đi bán, mình tôi mò”. “Ngày nào chị cũng đi bắt chai ạ?”. “Không, có bữa nọ, bữa kia. Hôm thì tôi đi gỡ chài với ông nhà”. “Nghĩa là chị suốt ngày ở dưới nước?”- “Nếu không bị đau ốm thì một ngày tôi phải ngâm mình dưới sông từ 5 đến 10 tiếng đồng hồ”. “Ngày nào cũng ngâm lâu dưới nước thì dễ mắc bệnh phụ nữ lắm”. Chị Ngoan cười buồn: “Đợt khám tại Chiến dịch hồi tháng 3, bác sĩ nói tôi mắc bệnh rồi ấy chứ. Nhưng chữa trị mất thời gian và cũng không lại được vì ở dưới nước suốt ngày. Lo thì có lo nhưng vẫn phải làm”.
 

Do môi trường làm việc, nhiều phụ nữ vùng biển hay mắc các bệnh phụ khoa (Ảnh: Chí Cường).

Tìm vào căn nhà bên sông. Chị Mặn vẫn mặc bộ quần áo ướt sũng như vừa mới lội dưới sông lên đang lúi húi nấu cơm trưa. “Không thay quần áo, chị không sợ cảm hay mắc bệnh phụ nữ ạ”, tôi bắt chuyện. “Chúng tôi quen rồi, mắc bệnh thì chịu. Tôi vội nấu cơm, rồi còn đi làm tiếp”. Đang tiếp chuyện với chúng tôi thì cậu con trai của chị chừng 10 tuổi, chui ra từ trong buồng ra, toét miệng cười với khách rồi hồn nhiên chạy ra đầu thuyền “bắc vòi” chĩa xuống sông. Chị Mặn tặc lưỡi: “Chẳng riêng gì trẻ con, người lớn cũng vậy nên sông này bốc mùi ghê lắm. Nhưng chúng tôi ngày nào cũng phải lội xuống để kiếm ăn". Tôi đưa mắt nhìn xuống dòng sông đỏ quạch, những con thuyền nan của các hộ dân làng chài vẫn cặm cụi quăng chài thả lưới đánh bắt tôm, cá ở giữa dòng. Ven bờ là những phụ nữ vẫn mải miết mò chai, hến dù đã là giữa trưa.  

95% phụ nữ mắc bệnh

Những sai lầm dẫn
đến viêm nhiễm âm đạo

- Vệ sinh không đúng cách.

- Không vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục (kể cả người chồng).

- Phụ nữ thường chủ quan, khi có dấu hiệu bất thường không đi khám bác sĩ ngay.

-  Không thay quần áo lót hằng ngày. Không phơi đồ lót ra nắng, không là (ủi) nên không diệt được vi khuẩn.

- Không lau khô vùng kín bằng khăn, giấy sạch sau khi đi tiểu.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm nhưng điều đáng buồn là những người phụ nữ tôi gặp đều thật thà cho biết: Hầu như chưa bao giờ họ đến trạm y tế để khám bệnh vùng kín. Các chị chỉ rủ nhau đi khám khi có Chiến dịch chăm sóc SKSS về xã. Hỏi đến căn bệnh tế nhị này, các chị thường bưng miệng cười: “Ngại lắm!!!” dù biết mình mắc bệnh.

BS. Mai Văn Cởm, Giám đốc Trung tâm DS, KHHGĐ huyện Nga Sơn cho biết: “Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh phụ khoa của phụ nữ trong huyện vẫn lên tới 75%. Trong đó, phụ nữ vùng biển, làm nông vùng chiêm trũng mắc cao nhất, lên tới 95%. Nghĩa là cứ 10 người thì có đến 9,5 người mắc bệnh. Số người ít ỏi không mắc bệnh là những phụ nữ làm nghề buôn bán trên bờ. Nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ vùng này mắc bệnh là thường xuyên phải ngâm mình dưới nước bị ô nhiễm, vệ sinh không đúng cách. Không khám phụ khoa định kỳ trừ khi có Chiến dịch chăm sóc SKSS về xã. Thường họ chỉ đến cơ sở y tế khi không thể chịu được vì bệnh đã quá nặng...”.

Cũng theo ông Mai Văn Cởm: “Do đặc thù công việc nên phụ nữ ở vùng biển, vùng chiêm trũng rất khó tránh bệnh vùng kín. Chúng tôi cũng đã khuyến cáo chị em nên hạn chế ngâm mình dưới nước. Nhưng cũng khó lắm, vì đó là kế sinh nhai, không làm, biết lấy gì mà sống?!”.
 

Cần đảm bảo nguồn nước sạch, điều kiện lao động...để cải thiện tình trạng người mắc bệnh ở những vùng ngập mặn (Ảnh: Ái Nghĩa).

BS. Nguyễn Thị Lương, Giám đốc Trung tâm tư vấn SKSS, SKTD và Nhi khoa Hiếu Thảo, Hà Nội cho biết: “Hội chứng lâm sàng mà phụ nữ mắc bệnh phụ khoa thường gặp là có dịch âm đạo (khí hư), kèm theo một số triệu chứng khác như ngứa, đau rát ở vùng sinh dục, tiểu khó, đau khi giao hợp... Nếu không điều trị có thể gây biến chứng như viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, nhất là đối với lậu và Chlamydia. Trong khi đó, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời phụ nữ chỉ cần đặt thuốc tích cực là khỏi”. 

Cũng theo BS. Nguyễn Thị Lương: Để cải thiện tình trạng người mắc bệnh ở những vùng chiêm trũng, vùng biển là đảm bảo nguồn nước sạch, điều kiện lao động... cho phụ nữ; Tăng chất lượng khám chữa bệnh; Đảm bảo vô trùng tuyệt đối khi tiến hành các thủ thuật liên quan đến bộ phận sinh dục; Tuân thủ quy định hiện nay là không đặt dụng cụ tránh thai cho những người bị viêm nhiễm đường sinh dục.    
 
Kỳ Anh
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top