Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tạo đồng thuận trong toàn xã hội để thực hiện công tác dân số

Thứ bảy, 09:00 26/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Các chuyên gia nhận định, chuyển đổi nội hàm về Dân số và Phát triển là một vấn đề lớn. Do vậy, đổi mới nội dung, phương thức truyền thông, vận động về Dân số và Phát triển là yêu cầu cần thiết trong công tác dân số hiện nay.

Ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về Công tác dân số trong tình hình mới. Đây được coi là kim chỉ nam cho công tác dân số thời kỳ mới. Nghị quyết này cũng nhấn mạnh: Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách Dân số và Phát triển.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, để Nghị quyết 21-NQ/TW phát huy hiệu quả một cách tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng dân số, một giải pháp cần được triển khai đồng bộ tại các địa phương là đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số và Phát triển. Bên cạnh đó, công tác truyền thông cần triển khai sớm và đổi mới cả về nội dung và phương pháp thực hiện.

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tạo đồng thuận trong toàn xã hội để thực hiện công tác dân số - Ảnh 1.

Nội dung truyền thông về công tác dân số trong tình hình mới cần nhấn mạnh trọng tâm sang Dân số và Phát triển. Ảnh: Dương Ngọc


Theo đó, về nội dung, cần tập trung truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số và Phát triển. Duy trì và nhân rộng các mô hình truyền thông có hiệu quả và xây dựng các mô hình truyền thông về Dân số và Phát triển phù hợp với tình hình mới; nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên dân số, y tế về các nội dung Dân số và Phát triển.

Bên cạnh đó, về hình thức, cần lựa chọn nội dung và hình thức truyền thông về Dân số và Phát triển phù hợp với người dân sống ở đô thị, nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số. Các loại hình truyền thông dân số cũng luôn phải đa dạng, đổi mới bằng các hình thức như: Truyền thông trực tiếp; truyền thông gián tiếp và truyền thông qua mạng lưới điện tử, mạng xã hội…

Mặt khác, các chuyên gia nhận định, để thực hiện các tốt công tác dân số trong tình hình mới, đòi hỏi truyền thông và giáo dục về Dân số và Phát triển phải luôn đi trước một bước. Mỗi địa phương cần lựa chọn đúng mô hình, phương tiện, hình thức, đối tượng để có phương thức thực hiện hiệu quả. Đồng thời tham mưu để các cấp lãnh đạo hiểu được, đưa ra được quyết sách đúng đắn, hợp lý cho công tác Dân số và Phát triển cả về nguồn lực, tổ chức bộ máy cùng với sự huy động cả xã hội cùng tham gia.

Thực tế cho thấy, chuyển đổi nội hàm về Dân số và Phát triển là một vấn đề lớn. Do vậy, đổi mới nội dung, phương thức truyền thông, vận động về Dân số và Phát triển là yêu cầu cần thiết trong công tác dân số hiện nay. Trên cơ sở đó, ngày 17/4/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 537/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030.

Mục tiêu chính của Chương trình này nhằm truyền thông nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; bộ, ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương để huy động sự tham gia và cam kết với công tác dân số thông qua việc chỉ đạo, đầu tư nguồn lực, lồng ghép các vấn đề dân số trong chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Phát huy lợi thế của cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số; duy trì vững chắc mức sinh thay thế; phân bố dân cư hợp lý; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên góp phần phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Bên cạnh đó, hằng năm, 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về chương trình dân số và phát triển.

Một số nhiệm vụ và giải pháp được đề cập trong Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030 như: Tăng cường cung cấp thông tin về Dân số và Phát triển đến cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp; huy động các bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tham gia truyền thông về Dân số và Phát triển; đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về Dân số và Phát triển; bảo đảm về chất lượng, đổi mới về hình thức, nội dung.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về Dân số và Phát triển trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phóng sự, tin bài, sách, ảnh, sự kiện truyền thông; tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp trong hệ thống dân số các cấp; mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục thân thiện với trẻ em vị thành niên, thanh niên; đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc phổ biến kiến thức, kỹ năng về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính…

Ngoài ra, đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông; huy động sự tham gia, đóng góp phương tiện, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cho công tác truyền thông về Dân số và Phát triển. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật trong công tác truyền thông dân số.

Nguyễn Mai

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

Top