Nên thêm bao nhiêu đường vào trà, cà phê?
Với nhiều người, đường được cho vào trà, cà phê để tăng hương vị và dễ uống… nhưng quá nhiều đường có liên quan đến tăng cân, đái tháo đường, bệnh tim và các vấn đề về da… Vậy nên thêm đường như thế nào vào các thức uống này?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, lượng đường bổ sung nên ít hơn 10% lượng calo hàng ngày và lý tưởng nhất là dưới 5% để có lợi ích sức khỏe tốt hơn. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên bạn không nên tiêu thụ quá 30 gam đường mỗi ngày, còn Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên hạn chế lượng đường bổ sung ở mức 25 gam (khoảng 6 thìa cà phê) mỗi ngày đối với phụ nữ và 36 gam (khoảng 9 thìa cà phê) mỗi ngày đối với nam giới.
Hướng dẫn của WHO không đề cập đến lượng đường trong trái cây và rau quả tươi và lượng đường có sẵn trong sữa, vì không có bằng chứng nào được báo cáo về tác dụng phụ của việc tiêu thụ những loại đường này. Hướng dẫn này khuyên bạn không nên tiêu thụ đường ẩn. Ví dụ, một lon nước ngọt có đường chứa tới 40 gam (khoảng 10 thìa cà phê) đường tự do.

Nên dùng 1 thìa cà phê đường (4g) cho mỗi cốc trà/cà phê
Vậy khi pha chế nước uống tại nhà nên thêm đường như thế nào để không làm mất đi hương vị và gây gánh nặng cho sức khỏe?
Lượng đường đối với trà/cà phê thường
Một tách trà hoặc cà phê thông thường, thường có 1 - 2 thìa cà phê đường (4-8g). Nếu bạn uống nhiều cốc mỗi ngày, lượng đường này có thể tăng nhanh. Hãy thử giảm lượng đường dần dần, chuyển sang dùng jaggery (chất tạo ngọt tự nhiên được làm từ nước ép của cây mía), mật ong hoặc stevia (cỏ ngọt). Chỉ nên dùng 1 thìa cà phê (4g) cho mỗi cốc và tránh thêm đường vào mỗi cốc trong suốt cả ngày.
Đối với cà phê lạnh hoặc trà đá
Cà phê lạnh và trà đá có thể chứa nhiều đường như nước ngọt nếu bạn không cẩn thận. Sử dụng sữa hạnh nhân hoặc sữa yến mạch không đường và cắt giảm lượng đường dần dần. Nên sử dụng 1 thìa cà phê (4g) cho mỗi khẩu phần hoặc sử dụng các chất thay thế tự nhiên.
Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn đường, chỉ cần lưu ý đến lượng đường bạn thêm vào. Nếu bạn có thể giữ lượng đường dưới 6 thìa cà phê một ngày, bạn vẫn có thể thưởng thức đồ uống yêu thích của mình trong khi vẫn khỏe mạnh. Hãy thử nghiệm với ít đường hơn và các lựa chọn thay thế tự nhiên để tìm ra sự cân bằng phù hợp với bạn.

Trái cây đã chứa đường tự nhiên, không thêm quá 1 thìa cà phê (4g) cho mỗi ly sinh tố.
Đối với nước ép, sinh tố, sữa lắc tự làm
Trái cây đã chứa đường tự nhiên , do đó không cần thêm đường, hãy dùng (tận dụng) vị ngọt tự nhiên của thực phẩm. Nếu bạn phải thêm đường, hãy giới hạn ở mức 1 thìa cà phê cho mỗi cốc. Thay vào đó, hãy trộn trái cây ngọt và chua để cân bằng hương vị.
Trái cây xay nhuyễn, sữa và sữa chua tạo nên một ly sinh tố ngon, nhưng thêm đường có thể biến chúng thành một ‘quả bom đường’. Không thêm quá 1 thìa cà phê (4g) cho mỗi ly sinh tố nếu cần.
Đỗ Minh

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện sớm ung thư vú từ việc làm quan trọng này
Bệnh thường gặp - 40 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân ung thư vú không có biểu hiện đau, không sờ thấy khối cứng, không sụt cân hay thay đổi thể trạng... Tuy nhiên, qua khai thác tiền sử, bác sĩ phát hiện người bệnh có yếu tố nguy cơ di truyền từ chị gái ruột...

Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcNhững ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn mối liên kết giữa người mẹ và em bé. Nhưng chính sự gắn kết an toàn giữa mẹ và con có thể làm giảm tác động lâu dài của chứng trầm cảm sau sinh đối với sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ.

Người đàn ông 56 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 30 năm làm 1 việc sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có bệnh nền tăng huyết áp, đang điều trị bằng thuốc nhưng không tái khám định kỳ và có thói quen hút thuốc lá trong suốt 30 năm nay.

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcTrà xanh là một loại đồ uống mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt với bệnh đái tháo đường. Hãy cùng khám phá về vai trò tiềm năng của loại thức uống này trong việc kiểm soát đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân đái tháo đường.

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcKhi nạp quá nhiều carbohydrate tinh chế, cơ thể sẽ có một số phản ứng như mụn trứng cá, tăng cân hay tình trạng mất năng lượng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiết lộ những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều loại carbohydrate này.

Người đàn ông 58 tuổi phát hiện viêm túi thừa đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - 3 ngày nay, người đàn ông bị viêm túi thừa đại tràng có xuất hiện đau bụng âm ỉ quanh rốn và mạn sườn phải, thỉnh thoảng đau thành cơn, đại tiện phân lỏng 1-2 lần/ngày...

Người đàn ông ở Quảng Ninh mắc đồng thời 2 ung thư ống tiêu hóa hồi phục nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mắc đa ung thư giai đoạn muộn phức tạp và nặng nề, các bác sĩ đã quyết định phương án điều trị kết hợp giữa phẫu thuật điều trị triệt căn và đốt u gan bằng vi sóng trong cùng một cuộc mổ...

Người đàn ông 64 tuổi phát hiện u phổi phức tạp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi uống thuốc điều trị viêm đường hô hấp nhưng tái phát với triệu chứng nặng hơn, bệnh nhân đến khám và phát hiện khối u phổi gần 2cm với cấu tạo phức tạp.

Người đàn ông 60 tuổi bị thủng dạ dày thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông này đã uống thuốc giảm đau và thuốc xương khớp không rõ nguồn gốc dài ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày biến chứng thủng dạ dày.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị u tuyến yên hiếm găp có biểu hiện thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu... nhưng chỉ đi mua thuốc giảm đau để uống vì nghĩ mình bị đau cột sống.

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.