Nếu có vết sưng và nổi mụn ở vùng kín, chuyên gia cảnh báo 10 căn bệnh chị em cần phải nghĩ ngay tới
Đừng sợ hãi, bởi mức độ nghiêm trọng của tình trạng sưng, nổi mụn, cục u ở vùng kín có thể được chia thành 3 loại: vô hại, nhiễm trùng, ác tính. Chị em cần quan sát kỹ để biết bản thân đang rơi vào trường hợp nào.
Bệnh phụ khoa là nỗi sợ của rất nhiều chị em, bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào xảy ra ở vùng kín cũng đều khiến cho phụ nữ cảm thấy lo lắng. Hầu hết phụ nữ đều sợ bị ung thư khu vực này, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy, những dấu hiệu như sưng, ngứa ngáy, nổi cục u đều là những tình trạng khiến phụ nữ cảm thấy bất an nhất. Sau đây, Michelle Chia, một bác sĩ nội trú tại Trung tâm y tế DTAP Clinic ở Singapore sẽ chia sẻ 10 nguyên nhân phổ biến nhất và cách điều trị tương ứng.
1. U nang
U nang là những khối u chứa đầy dịch lỏng, có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể, nhưng ở khu vực âm đạo thì chúng tương đối lành tính, không gây đau trừ khi bị nhiễm trùng. U nang khi sờ vào có cảm giác như những viên sỏi nhỏ li ti ngay dưới da âm hộ. Nếu chúng là u nang bã nhờn (kết quả từ nang lông bị tắc và lông mọc ngược khi cạo hoặc tẩy), chúng không cần điều trị và có thể bỏ qua nếu chúng không gây ra vấn đề.
Tuy nhiên, nếu u nang trở nên to bất thường hoặc bị nhiễm trùng, bạn cần phải có một tiểu phẫu để loại bỏ chúng. Trong trường hợp chúng là u nang Bartholin (xảy ra khi tuyến ở vùng âm đạo và âm hộ bị tắc nghẽn và sưng lên), chúng cũng vô hại trừ khi bị nhiễm trùng và biến thành áp xe (vùng sưng có mủ). Lúc này, một đợt điều trị bằng kháng sinh thường có hiệu quả nhưng tiểu phẫu cũng có thể cần thiết.
2. U mềm lây
Nhiễm trùng da này làm cho nhiều vết sưng nhỏ lan rộng khắp vùng da bị nhiễm trùng, những nốt mụn xuất hiện thường có màu trắng ngọc trai hoặc trùng màu da. Sau từ 1 đến 2 năm, nếu chúng biến mất thì thường là triệu chứng của STDs (bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục), phụ nữ cần phải đi bệnh viện nếu thấy những vết sưng này.
3. U nhú tiền đình âm hộ
Tình trạng da này làm cho nhiều nốt sần nhỏ sáng bóng xuất hiện trên da của môi âm hộ và âm đạo. Những u nhú này đôi khi bị nhầm lẫn với một tình trạng khác được gọi là mụn cóc sinh dục, STDs.
4. Hạt bã nhờn
Đây là tình trạng các hạt đốm bã nhờn màu trắng hoặc vàng xuất hiện lốm đốm trên môi hay bộ phận sinh dục của nam và nữ. Nó là loại bệnh lành tính hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người hay di truyền, bệnh chỉ ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ. Những đốm này cũng có thể xuất hiện trên niêm mạc miệng nhưng hoàn toàn không gây đau đớn và vô hại.
Hạt bã nhờn xuất hiện trên môi hoặc vùng kín nam lẫn nữ.
Các vết sưng và cục u liên quan đến loại nhiễm trùng này là viêm nang lông, nhưng các nguyên nhân khác cũng có liên quan đến STDs bao gồm mụn cóc sinh dục, giang mai và virus herpes.
5. Viêm nang lông
Tình trạng da này xảy ra khi các nang lông ở vùng da bị viêm và nhiễm trùng, gây ra các đốm đỏ, trên da xuất hiện các nốt mụn có mủ. Các nang lông bị viêm do nhiễm vi khuẩn, nấm, thậm chí là virus (ví dụ như herpes) hoặc khi có sự kích thích đối với lông mọc ngược như khi cạo hoặc wax.
Việc điều trị phụ thuộc vào từng loại nhiễm trùng.
6. Mụn cóc sinh dục
STDs này gây ra bởi human papillomavirus (HPV), khiến mụn cóc xuất hiện dưới dạng những mụn nhỏ, màu da thay đổi. Bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc da kề da.
Tùy thuộc vào từng cá nhân, mụn cóc có thể biến mất, vẫn còn hoặc lan rộng và tăng số lượng. Và ngay cả khi không phát triển các mụn cóc này, quan hệ không an toàn vẫn có thể nhiễm virus HPV.
Hiện tại đã có vắc-xin để bảo vệ cơ thể khỏi một số chủng virus nhất định.
7. Giang mai
Bệnh tình dục này do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra, xuất hiện ở vùng sinh dục hoặc miệng. Các vết loét có thể biến mất ngay cả khi không được điều trị nhưng điều này sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn vì nhiễm trùng vẫn còn.
8. Mụn rộp sinh dục
Bệnh STDs truyền nhiễm này gây ra nhiều mụn nước hoặc loét tụ lại ở vùng sinh dục. Nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng đến bạn tình ngay cả khi sử dụng bao cao su.
Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị nhiễm trùng, nhưng có những phương pháp điều trị khác nhau như thuốc kháng virus giúp ngăn ngừa và kiểm soát sự bùng phát của mụn nước tái phát.
Bệnh truyền nhiễm này gây ra nhiều mụn nước hoặc loét tụ lại ở vùng sinh dục.
9. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có thể dẫn đến một vết sưng hoặc nổi cục u ở vùng âm đạo. Nó cũng đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, tiết dịch âm đạo bất thường và đau khi giao hợp.
Trong những trường hợp như vậy, kiểm tra vùng chậu và xét nghiệm chẩn đoán PAP phết tế bào cổ tử cung được thực hiện. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ thảo luận về các bước tiếp theo để điều trị.
10. U sắc tố
Loại ung thư da này là do các tế bào sắc tố gây ra và khoảng 2% khối u ác tính được chẩn đoán ở âm đạo hoặc âm hộ. Tuy nhiên, ung thư này phổ biến hơn ở phụ nữ trên 50 tuổi. Những các triệu chứng khác bao gồm ngứa, chảy máu và đau vùng kín.
Theo Nhịp sống Việt
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 20 phút trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 1 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 18 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 21 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.