Ngành giáo dục Thanh Hoá và nỗi lo thiếu gần 9.000 giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
GiadinhNet - Thiếu giáo viên vẫn là một trong những nỗi lo, bài toán nan giải của ngành giáo dục xứ Thanh nhiều năm nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó phải kể đến công tác quản lý, tổ chức ở các địa phương. Giải bài toán thiếu giáo viên đang là vấn đề căn cơ để đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục tại đây.
Tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa, thông tin về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn, ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết ngành giáo dục Thanh Hóa đang thiếu 8.968 giáo viên (GV), nhân viên, cán bộ quản lý so với quy định của T.Ư.
Trong đó, bậc mầm non thiếu 4.174 người, tiểu học thiếu 3.380 người, THCS thiếu 1.096 người, và THPT thiếu 318 người. Một số môn học hiện nay thiếu GV trầm trọng, như: âm nhạc, mỹ thuật, tin học, tiếng Anh.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Thanh Hóa, tổng số GV, cán bộ quản lý giáo dục toàn tỉnh là 51.803 người. Tuy nhiên, qua khảo sát thì chỉ có 81,4% GV đạt trình độ chuẩn. Thiếu GV và thực trạng nhiều GV chưa đạt chuẩn đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là giáo dục toàn diện.

Thanh Hóa đang từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và cơ sở vật chất xuống cấp
Hơn nữa, cơ sở vật chất ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa còn nhiều khó khăn, toàn tỉnh có 11 huyện miền núi nên cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Trong số hơn 2.000 cơ sở giáo dục nhưng mới có 87,7% số phòng học kiên cố hóa; vẫn còn gần 500 trường học chưa đạt chuẩn quốc gia. Chế độ, chính sách cho giáo viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống đặc biệt trong thời điểm bão giá như hiện nay. Lực lượng giáo viên cắm bản khó khăn, thiếu thốn đủ bề bào mòn nhiệt huyết, sự yêu nghề. Không chỉ thiếu về số lượng, một phần giáo viên, nhân viên quản lý chưa đáp ứng được chất lượng chuyên môn.
Ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho hay, thực trạng thiếu giáo viên, nhân viên quản lý ở Thanh Hóa đang lớn nhất cả nước. Theo ông Thức, "cái này do lịch sử để lại, một phần do công tác quản lý, bố trí, sắp xếp ở các địa phương chưa phù hợp". Trước mắt phải ưu tiên đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để ít nhất đạt được ngưỡng cơ bản. Nguyên nhân do giáo viên trước được đào tạo chuyên ngành, nhưng khi thực hiện chương trình giáo dục năm 2018 là tích hợp các môn học, ghép các môn có tính chất cơ học, nên gây khó khăn cho giáo viên, nhất là những người lớn tuổi. Trong thời điểm khó khăn thì các nhà trường, thầy cô giáo cũng phải thay đổi về tư duy, cách thức hoạt động. Cùng một giáo viên có thể dạy liên trường, tăng cường giữa các địa phương làm sao đảm bảo số tiết dạy. Vì khi học sinh được lựa chọn các môn học thì có thể năm nay thiếu nhưng năm sau lại thừa hoặc thiếu thừa ở từng địa phương khác nhau.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì vẫn phải đảm bảo về số lượng, chất lượng, đảm bảo chế độ, cơ sở vật chất cho giáo viên, học sinh. Hiện nay Sở đang phối hợp với các địa phương và Sở Nội vụ, Tài chính để tổng hợp, rà soát báo cáo tỉnh cụ thể số lượng, số môn. Việc bổ sung biên chế thẩm quyền lại của Trung ương chứ các tỉnh không thể quyết định được. "Mình thiếu thì báo cáo xin. Việc bổ sung số lượng giáo viên thiếu cũng không thể giải quyết ngay được vì số lượng ứng viên đáp ứng có hạn, theo bộ môn khác nhau. Vì vậy tỉnh cần có cơ chế đặt hàng tại các địa phương đang thiếu giáo viên, nhất là vùng khó khăn (hỗ trợ học phí, hỗ trợ khác, bố trí việc làm sau khi ra trường và người học phải cam kết cống hiến cho ngành giáo dục một thời gian nhất định). Hoặc có cơ chế thu hút nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng từ các địa phương khác", ông Thức cho biết thêm.

Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Thông báo tuyển sinh lớp 10 đợt 2 của Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) với mức điểm chuẩn chỉ 2,5 điểm đang gây xôn xao mạng xã hội và khiến nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng đầu vào.

Danh sách các trường đại học top đầu xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đại học tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng các phương thức không dùng điểm thi.

Học phí các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025
Giáo dục - 2 giờ trướcHọc phí dự kiến của các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025 - 2026 từ 16,9 đến 65 triệu đồng/năm học.

Sử dụng cách này, phụ huynh và thí sinh có thể tra cứu dễ dàng điểm thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2025 chính xác nhất
Giáo dục - 10 giờ trướcGĐXH - Theo dự kiến, ngày 4/7 sẽ có điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập tại Hà Nội.

12 thí sinh đạt điểm tuyệt đối xét tuyển tài năng vào Đại học Bách khoa Hà Nội
Giáo dục - 10 giờ trướcĐại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố điểm xét tuyển tài năng năm 2025. Năm nay, có 12 thí sinh đạt được mức điểm 100/100 do có SAT/A-Level đạt điểm tuyệt đối, IELTS đạt 8.0-8.5 điểm.

Sắp công bố điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội
Giáo dục - 1 ngày trướcSở GD&ĐT Hà Nội đang rà soát các công đoạn cuối cùng để công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 THPT, dự kiến vào ngày 4/7 tới.

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng
Giáo dục - 2 ngày trướcChiều 30/6, một loạt hình ảnh được cho là đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của dư luận.

Phụ huynh Hà Nội sốt ruột chờ điểm thi lớp 10
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày 30-6, nhiều thông tin lan truyền trên mạng về việc Sở GD-ĐT Hà Nội sắp công bố điểm thi lớp 10 năm học 2025-2026.

Vì sao đề thi tốt nghiệp THPT 2025 không in trên khổ giấy A3 như công bố?
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Giáo sư Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) cho biết, việc in đề thi tốt nghiệp THPT 2025 trên khổ giấy A3 hay A4 là tùy các địa phương.

Đề tiếng Anh tốt nghiệp khó như thi IELTS: Học sinh ‘khóc thét’, chuyên gia nói gì?
Giáo dục - 3 ngày trướcSáng 27/6, gần 353.000 thí sinh trên cả nước đã làm bài thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhận định đề môn tiếng Anh năm nay có sự tương đồng nhất định với đề thi IELTS, thí sinh 'than khóc' đề khá dài và khó, tạo ra thử thách đáng kể cho thí sinh.

Bộ GD-ĐT phản hồi về đề thi Toán, Tiếng Anh khiến thí sinh 'sốc, khóc nức nở'
Giáo dụcSau khi kết thúc môn Toán, Tiếng Anh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh nói “sốc”, thậm chí khóc nức nở vì đề thi quá khó. Giáo viên cũng đồng tình đề thi năm nay là thách thức với thí sinh.