Ngày 8/3, gặp nữ bác sĩ được ví như “mẹ hiền” trong lòng người bệnh
GiadinhNet – Hỏi thăm bệnh nhân tận tình, thăm khám cẩn thận, dặn dò người nhà chu đáo, thái độ ôn hòa, coi người bệnh như người thân của mình… là những gì chúng tôi cảm nhận được khi được tiếp xúc với BS.CKII. Hoàng Thị Hồng - Trưởng khoa Nội 3 (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa Hà Nội).
“Bác sĩ có tâm, trước hết phải coi người bệnh như người thân của mình”
“Bác sĩ Hồng là một người phụ nữ đáng khâm phục, vừa giỏi việc nước vừa đảm việc nhà. Một bác sĩ có chuyên môn và có tâm với nghề…”, là lời giới thiệu vắn tắt nhưng bao quát mà ThS. Phạm Bá Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa “bật mí” trước khi chúng tôi gặp “nhân vật chính” trong bài viết của mình.
Ngay sau lời giới thiệu đó, chúng tôi được dẫn đến Khoa Nội 3 để mục sở thị nhân vật của mình. Ấn tượng đầu tiên khi gặp chị là sự gần gũi, cởi mở nhưng không kém phần chắc chắn, đầy bản lĩnh.
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, sau đó “bén duyên” với Bệnh viện Đa khoa Đống Đa đã hơn 20 năm, từng công tác ở nhiều khoa, phòng chuyên môn khác nhau, đến nay, BS.CKII. Hoàng Thị Hồng đã tạo được niềm tin đối với rất nhiều bệnh nhân từng đến khám và điều trị tại đây. Đồng thời, luôn được bạn bè, đồng nghiệp yêu mến, kính trọng.
Bác sĩ Hoàng Thị Hồng kiểm tra sức khỏe cho các bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Nội 3 (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: N.Mai
Không để chúng tôi phải đợi lâu, BS. Hồng bắt đầu kể vanh vách lịch trình công việc hàng ngày của mình. Từ đọc hồ sơ bệnh án, thăm khám cho bệnh nhân, hội chuẩn đến việc lên phác đồ điều trị...khiến quỹ thời gian của chị dường như không còn chỗ cho việc nghỉ ngơi.
Chị bảo, khoảng 3/4 số bệnh nhân đang khám và điều trị tại Khoa Nội 3 là những người tuổi từ 70 trở lên với nhiều tình trạng bệnh khác nhau, trong đó chủ yếu là các bệnh liên quan đến hô hấp như hen phế quản, viêm xoang, các bệnh về xương khớp…
“Người cao tuổi thường hay khó tính, vậy công việc chăm sóc và điều trị có gặp khó khăn không chị?, chúng tôi hỏi. Chị cười bảo: “Chỉ cần mình khiến họ tin tưởng thì không có gì là khó cả. Nghề bác sĩ quan trọng là ở cái tâm. Bác sĩ có tâm, trước hết phải coi người bệnh như người thân của mình, quan tâm chăm sóc họ như chính bố mẹ của mình thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn”.
“Mình là bác sĩ nhưng cũng có lúc là người bệnh. Vậy, khi ở vị thế là một bệnh nhân, mình muốn gì ở các bác sĩ. Hoặc đôi khi bố mẹ hay người thân của mình phải nhập viện, với cương vị là người nhà bệnh nhân, mình cần gì... Đó là những câu hỏi giúp tôi luôn ý thức về đạo đức nghề nghiệp của mình cũng như nhắc nhở các cán bộ, nhân viên y tế khác luôn phải có thái độ ôn hòa, coi người bệnh như những người thân của mình”, BS Hồng chia sẻ thêm.
Hi sinh hạnh phúc riêng vì sự nghiệp chung
Câu chuyện của chúng tôi bị gián đoạn khi đã đến giờ BS Hồng đi khám cho bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn công việc hàng ngày của chị, chúng tôi đã đề nghị được theo chị đến các buồng khám bệnh. Vừa đi, chị vừa tranh thủ giới thiệu cho chúng tôi từng trường hợp bệnh nhân. Điều đáng nói, không cần nhìn hồ sơ bệnh án, BS Hồng có thể nhớ chính xác tên, tình trạng bệnh tật, mức độ tiến triển bệnh ra sao...
Bác sĩ Hoàng Thị Hồng đang tiến hành ca nội soi phế quản cho bệnh nhân
Nhìn cách chị ân cần hỏi han người bệnh, khám bệnh một cách chu đáo, cẩn thận, sau đó dặn dò, hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách chăm sóc hợp lý khiến chúng tôi ngỡ như chị đang dặn người thân của chính mình.
Là người trực tiếp được BS Hồng khám và điều trị, chị Đặng Thị Thành (Khương Trung, Hà Nội) không ngớt lời khen ngợi với vị nữ bác sĩ như là “ân nhân” của mình. Chị Thành tâm sự: “Tôi bị bệnh viêm xoang mãn tính khoảng 10 năm nay. Chữa nhiều nơi nhưng bệnh hay tái phát. Từ khi vào đây, gặp BS Hồng bệnh tình của tôi thuyên giảm rõ rệt hẳn đi. Không những thế, BS Hồng luôn quan tâm, hỏi han sức khỏe của tôi rất chu đáo. Chúng tôi ở đây, ai cũng yêu quý bác sĩ. BS Hồng đúng là hình mẫu “thầy thuốc như mẹ hiền”.
Tuy nhiên, để có được như ngày hôm nay, BS Hoàng Thị Hồng cũng phải vượt qua bao nhiêu khó khăn, vất vả. Đã có những lúc, người phụ nữ này cũng cảm thấy yếu lòng và muốn từ bỏ. Chị kể, nhiều lần phải “chạy đua” với thời gian để đưa ra quyết định trước ranh giới giữa sự sống và các chết của bệnh nhân. Rồi những đêm trằn trọc không ngủ để tìm ra phác đồ điều trị hợp lý cho người bệnh. Hoặc là những lúc cảm thấy khó khăn, bế tắc vì cảm thấy “có lỗi” với chồng, với các con.
Chị cho hay, chồng chị công tác trong ngành lực lượng vũ trang, không thường xuyên ở nhà. Mình chị phải lo việc ở bệnh viện rồi quán xuyến việc nhà cửa, con cái. Rồi những ngày trực đêm, 24/24h ở bệnh viện, không có thời gian chăm sóc gia đình và những cái Tết không trọn vẹn vì còn có bệnh nhân cần chị chăm sóc...
Thế nhưng, người phụ nữ ấy vẫn kiên cường vượt qua khó khăn, bởi lẽ, chồng và các con luôn cảm thông và là hậu phương vững chắc cho chị yên tâm công tác. Hơn thế, chị còn một niềm hạnh phúc nữa, đó là được người bệnh tin tưởng và yêu mến. Chị bảo, có những người bệnh dù đã xuất viện đã rất nhiều năm nhưng khi quay lại vẫn nhớ và đến thăm chị. Điều đó khiến chị thấy ấm áp vô cùng. Nó như một nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh để chị tiếp tục công việc phục vụ và chăm sóc sức khỏe nhân dân của mình.
Chia sẻ về những khó khăn trong nghề của những nữ cán bộ y tế, BS Hồng cười đùa: “Trực đêm là cách tàn phá sắc đẹp ghê gớm nhất đối với phụ nữ. Cứ hôm nào trực đêm là hôm sau nhan sắc “xuống cấp” trông thấy luôn. Phụ nữ thiệt thòi là ở chỗ đó”. Tuy nhiên, theo chị, đó chỉ là một phần nhỏ trong công việc của chị bởi lẽ, chị quan niệm, quan trọng nhất vẫn là người bệnh được chăm sóc tốt, điều trị kịp thời và khỏe mạnh trở lại, như vậy là chị và các nhân viên y tế cảm thấy mãn nguyện.
Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 23 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.