Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày 8/3 và nỗi lòng những nữ bác sĩ phải “nhịn đủ thứ”

Thứ ba, 08:23 07/03/2017 | Y tế

GiadinhNet - Trong các bệnh viện, Khoa Cấp cứu thường được coi là nơi “đầu sóng ngọn gió”. Ở cơ sở đầu ngành về truyền nhiễm như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nơi đây càng nhiều sóng gió hơn gấp bội. Với tính chất công việc vất vả, áp lực cao, dễ lây nhiễm, lại nguy hiểm, những nữ bác sĩ, nữ điều dưỡng viên ở Khoa Cấp cứu càng đáng trân quý.

Điều dưỡng viên Phạm Thị Hạnh chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Võ Thu
Điều dưỡng viên Phạm Thị Hạnh chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Võ Thu

Làm bạn với dịch giã, bệnh nguy hiểm

“Đã là nhân viên của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là phải xác định làm bạn với dịch giã, huống hồ ở Khoa Cấp cứu, còn đón đầu cả dịch” – nữ điều dưỡng viên Phạm Thị Hạnh (SN 1980) nói với tôi khi chị thoăn thoắt sửa ống hút đờm cho một bệnh nhân bị viêm màng não đang điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Chị Hạnh làm ở Khoa đã 10 năm, cũng là một trong số ít nữ điều dưỡng viên có thâm niên lâu nhất tại đây. Trong một thập kỷ đó, chị cùng các đồng nghiệp trong Khoa đã chứng kiến, trải qua nhiều trận dịch bệnh, thậm chí có những dịch nguy hiểm chết người (SARS, cúm A/H5N1, sốt xuất huyết hay sởi...). Trận dịch nào với chị và các điều dưỡng viên đều nhớ rất lâu. “Tôi nhớ có trận dịch sốt xuất huyết cách đây đã lâu, hồi đó Bệnh viện chưa có Khoa Huyết học trữ máu như bây giờ, trong Khoa chỉ có hai nữ điều dưỡng thay phiên nhau sang Khoa Huyết học của Bệnh viện Bạch Mai lĩnh máu về để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Vì bệnh nhân sốt xuất huyết, tiểu cầu xuống thấp là chết. Đi ban ngày thì không sao, nhưng đi ban đêm, bệnh viện vắng tanh vắng ngắt, tối om om, quãng đường từ Bệnh viện này sang Bạch Mai sao mà xa vời vợi (dù chỉ vài trăm mét), có khi lại bị kẻ xấu trêu ghẹo. Rồi lai có hôm trời giông gió sấm chớp, chỉ muốn bỏ việc mà chạy về…”, chị Hạnh nhớ lại.

Làm việc tại nơi đón đầu mọi loại bệnh truyền nhiễm, BS Đinh Thị Thu Hương (SN 1985) - một trong hai bác sĩ nữ của khoa - cho biết, hầu hết các nhân viên ở đây đều được tập huấn phòng chống dịch bệnh, đặc biệt, chị em phụ nữ trước khi lấy chồng, sinh con đều phải tiêm vaccine “phòng thân”. Với những dịch bệnh nguy hiểm như SARS, MERS Co-vi, Ebola… khi đã tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, hoặc những người nghi ngờ dương tính thì bất kỳ nhân viên y tế nào cũng phải ở lại cách ly trong bệnh viện. Chỉ khi nào bệnh nhân chắc chắn âm tính mới được “giải thoát”. “Chị em chúng tôi không chỉ sợ lây cho bản thân mình, mà sợ cho cả cộng đồng. Bởi chúng tôi được tập huấn, được tiêm phòng, trang phục được khử trùng, nhưng ngay cả những nơi có đầy đủ phương tiện, kỹ thuật như nước Mỹ mà cô y tá Nina Phạm còn bị lây bệnh Ebola từ bệnh nhân thì liệu mình có mầm bệnh về nhà lây cho con không?", chị Hạnh chia sẻ.

Ở Khoa Cấp cứu, ca trực thứ nhất trong ngày kéo dài từ 7h sáng đến 14h chiều. Ca trực thứ hai từ 14h chiều đến 21h đêm. Cuối cùng, kết thúc quy trình liên tục bằng ca thứ ba, từ 21h đêm đến 7h sáng hôm sau. Chị Hạnh cho biết, ở đây nam cũng như nữ, phải trực đêm liên tục. Mỗi điều dưỡng viên sẽ chăm sóc khoảng 5-7 bệnh nhân, cao điểm đợt dịch có khi lên tới 8 người, chủ yếu là những bệnh nhân nặng.

“Tôi nhớ mãi ca bệnh chữa bằng phương pháp trao đổi oxi bằng màng ngoài cơ thể (ECMO) năm ngoái. Đó là ca tôi vứt bỏ hết mọi việc để “theo” đến cùng. Khi vào đến viện, bệnh nhân đã trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc, gia đình xác định lo hậu sự cho bệnh nhân rồi. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định áp dụng ECMO. Là phương pháp điều trị rất khó và mới nên không chỉ đòi hỏi bác sĩ được đào tạo, mà còn cần những điều dưỡng viên có kinh nghiệm lâu năm. Suốt mấy tuần liền điều trị, hầu như tôi ở viện nhiều hơn ở nhà. Có khi về nhà chưa được 8 tiếng lại “mò” vào viện chỉ để xem bệnh nhân ra sao dù không phải là ca trực của mình. Bệnh nhân đó lại khá nặng cân, việc lăn trở, vỗ rung có khi cần tới 3-4 người. Để đảm bảo bệnh nhân không bị nhiễm khuẩn ngoại lai vào, người nhà lại bị cách ly, nên chúng tôi đảm nhiệm luôn nhiệm vụ tắm ngày 2 lần, gội đầu hàng ngày, vệ sinh cá nhân cho người bệnh. Bệnh nhân thoát chết trở về, hôm 27/2 vừa rồi, bệnh nhân còn gọi điện tới Khoa, hỏi thăm, cảm ơn các cán bộ. Với người làm ngành Y, không có niềm vui nào hơn”, nữ bác sĩ bộc bạch.

Những nỗi khổ... khó nói!

Phụ nữ làm ngành Y vốn đã vất vả. Phụ nữ làm việc trong môi trường cấp cứu bệnh truyền nhiễm càng vất vả gấp bội. Trong đó, có những nỗi lòng “khó nói”chỉ phụ nữ mới chia sẻ được với nhau.

Chị Hạnh nhớ lại, Tết Đinh Dậu vừa qua, Khoa chị đón liên tiếp 2 ca sốc nhiễm khuẩn. Vậy là cả Khoa “tổng động viên” tập trung cấp cứu, đến quá bữa còn chưa ai được ăn.“4h chiều ăn cơm trưa, 12h đêm ăn cơm tối. Mà nào có được ngồi ăn cho đàng hoàng, người này nhìn người kia tranh thủ ra ăn qua quýt thôi! Bởi cấp cứu, nhanh chậm một chút là bệnh nhân có thể tử vong rồi” , chị Hạnh kể.

Lại có những đợt dịch quá đông bệnh nhân, các bác sĩ, điều dưỡng viên phải tăng cường trực hết công suất. "Có lần mải mê cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân, tôi trực cùng Phó Trưởng khoa Cấp cứu Nguyễn Trung Cấp. Mấy anh chị em vất vả cơm không được ăn, nước không được uống, đến đi vệ sinh còn không có thời gian. Nhưng nhịn gì thì được, chứ nhịn vệ sinh thì... khó vô cùng. Đang cấp cứu, tôi nói nhỏ với Trưởng kíp, biết là phải cố nhưng chỉ sợ vỡ bàng quang. Sau ca đó, có đồng nghiệp còn hóm hỉnh trêu rằng có khi phải đặt ống xông tiểu luôn cho cán bộ y tế trong lúc cấp cứu”....

Còn với tâm sự của nữ bác sĩ hiếm hoi trong Khoa Cấp cứu Đinh Thị Thu Hương, bệnh nhân trong những đợt dịch nguy hiểm đều được đưa tới đây.“Nếu chẳng may có ca dương tính hoặc nghi ngờ thôi, các khoa khác, bệnh viện khác cũng sợ khi đi cạnh mình ấy chứ vì mình tiếp xúc bệnh nhân ban đầu mà, nói gì đến người nhà và cộng đồng. Rồi có những khi điều trị trực tiếp các ca bệnh nặng, những ca bệnh phức tạo kéo dài không cải thiện, chúng tôi còn mang căng thẳng về nhà. Nếu gia đình không thông cảm thì rất dễ gặp bất hòa”, BS Thu Hương chia sẻ.

Đó cũng là nguyên nhân khiến BS Hương cảm thấy khá ngại ngần khi mới được phân công về công tác tại Khoa Cấp cứu (năm 2013). Bởi công tác tại Khoa Cấp cứu đồng nghĩa với nguy cơ phơi nhiễm và lây nhiễm nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đây cũng là nơi chứng kiến những bi kịch cuộc đời, những cuộc chiến giữa lằn ranh sinh – tử và cả những cái chết. Chưa kể, Khoa Cấp cứu còn là nơi chứng kiến các cung bậc cảm xúc của thân nhân người bệnh, những áp lực từ phía họ. Các nữ nhân viên y tế nơi đây thậm chí còn phải thủ sẵn cả những kiến thức, phương án chống bạo hành… Những vất vả, áp lực đó càng làm trĩu nặng thêm đôi vai nữ thầy thuốc. Một phần vì thế nên một bác sĩ giấu tên chia sẻ với tôi, không ít nữ bác sĩ, nữ điều dưỡng viên ở đây đã tìm một đơn vị khác để công tác.“Những lúc chứng kiến sự ra đi như thế, chị em cũng có ít nhiều dao động. Bởi ai cũng có gia đình riêng, có cuộc sống cơm áo bộn bề những lo toan. Nhiều lúc nghĩ tủi thân cho chồng, cho con, nhưng rồi nhìn vào tấm gương các thế hệ điều dưỡng đi trước, thậm chí có khi là sĩ diện của các con với bạn bè, chị em chúng tôi lại vững lòng vượt qua nỗi chơi vơi muốn bỏ cuộc”.

Nhắc đến chuyện gia đình, chị Hạnh, chị Hương bỗng chùng giọng, bởi với bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu, điều đó không thể chu toàn. “Về làm dâu, ai đời Tết chỉ về nhà chồng 2 ngày rồi tôi lại phải lên viện trực. Giỗ chạp hầu như không thể có mặt.Vậy nên từ đầu, tôi phải “quán triệt” thẳng thắn với bố mẹ chồng mong bố mẹ thông cảm”, chị Hương tâm sự. Còn với chị Hạnh, đã rất nhiều lần, chồng, con chị đã phải khuyên chị nên từ bỏ công việc vừa ít tiền, lại vất vả này, về mở cửa hàng ở nhà vì điều kiện nhà mặt phố.

Nhưng tủi nhất có lẽ là lần con gái thứ hai của chị mang về bài văn tả mẹ. “Con gái kể, cô giáo gợi ý tả mẹ hàng ngày cặm cụi nấu cơm, đưa con đi chơi, chăm con hàng đêm khi con ốm… như rất nhiều bà mẹ khác. Nhưng cháu lại nhất quyết không làm như thế, chỉ đơn giản là “con không thấy mẹ con như thế, mẹ con suốt ngày ở viện thôi”. Cũng như chị, nhiều chị em trong Khoa chị đã phải đưa con đến viện trực cùng mẹ vì ở nhà không ai trông nom. Rồi khi con ốm đau đêm hôm, dù sốt ruột, các chị cũng chỉ biết chăm con qua… điện thoại, nén tiếng khóc nhờ người thân chăm con hộ chờ hết ca trực. “Có khi chăm con bệnh nhân hơn là con mình”, chị Hạnh tỏ bày…

Chúng tôi băn khoăn: “Công việc bận rộn triền miên, những ngày lễ của chị em như 8/3, 20/10, Tết... được các chị tổ chức như thế nào?”.

Điều dưỡng viên Phạm Thị Hạnh cho biết, phải tranh thủ lắm mới được vài phút liên hoan ngắn ngủi, nhưng không khi nào đầy đủ tất cả vì “Nghề nó vậy! Cấp cứu mà!”. Những đêm được gọi là tạm bình yên khi không đón nhiều ca bệnh nặng, không có trường hợp nào diễn tiến xấu. Nếu gặp ca nặng, sáng hôm sau, chị em đều phờ phạc, hốc hác, bởi ai nấy đều dồn sức xử trí nhanh để cứu bệnh nhân. Sơ suất, một phút chậm trễ có thể cướp đi sinh mạng bệnh nhân.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 23 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top