Ngày lạnh, ăn lẩu hải sản thế nào cho an toàn?
GiadinhNet - Lẩu thủy hải sản là món khoái khẩu, dễ ăn, không bị tăng cân... nhưng không cẩn thận là dễ bị đau bụng, thậm chí bị ngộ độc.
Ngày lạnh, với những buổi tiệc liên hoan bạn bè, gia đình… thì món lẩu hải sản vừa ngon, vừa nhẹ bụng, dễ tiêu, không bị béo, rất bổ dưỡng nên luôn được xếp đầu danh sách. Theo các chuyên gia ẩm thực, món này càng lạnh ăn càng ngon.
Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro và kiêng kị nhất định. Một số người không nên ăn lẩu thủy, hải sản như:
- Phụ nữ mang thai ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Ăn phải món nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá…
- Người bị bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp không nên ăn vì món nấm, hải sản… giàu dinh dưỡng, nhưng nhiều chất purine, cholesterol cao làm bệnh phát tác.
- Người bị đau dạ dày, tiêu hóa kém không nên ăn lẩu quá cay vì có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày bị kích thích gây đau... Món lẩu luôn phải ăn sau khi nhúng nóng, cộng với gia vị cay, dễ dẫn tới viêm, loét, đau bụng lâm sàng, viêm tụy cấp tính thậm chí chảy máu dạ dày, thủng dạ dày...
- Người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên ăn ngao (vì ngao mặn, tính lạnh)
Ngược lại người thể âm hư (gầy, hay hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, miệng khô họng khát…) ăn lại rất tốt.
Với món hàu, sứa thì người sau khi bị bệnh phong, các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính, tỳ vị hư hàn cũng không nên ăn, nhưng lại rất tốt cho người bị hen suyễn, táo bón, viêm khớp, viêm loét đường tiêu hóa...

Ảnh minh họa.
Ăn thế nào để không sinh bệnh
Ăn lẩu thường hay có các loại thịt sống, cá sống, rau sống. Trong quá trình ăn uống dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm trứng ký sinh trùng. Do đó, cần phải nấu sôi trong khi ăn để đạt được hiệu quả khử trùng.
- Không ăn khi thức ăn quá nóng để không bị tổn thương miệng và niêm mạc thực quản, dẫn đến loét miệng và thực quản, hoặc gây hại cho răng, nướu và gây ra đau răng dị ứng.
- Không nên ăn lẩu trong thời gian dài bởi sẽ làm cho dịch dạ dày, mật, dịch tụy và các tuyến tiêu hóa khác giữ tiết không bình thường dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy.
- Nước dùng lẩu tốt nhất là vừa được chế biến xong. Nước lẩu không nên được sử dụng nhiều lần, càng không nên tái sử dụng nước lẩu để qua đêm.
- Không nên cho cùng lúc nhiều nguyên liệu vào nổi lẩu khi ăn và không để thực phẩm quá chín. Nếu bạn cho hải sản tươi vào nồi cùng các loại thịt sống, nội tạng động vật và các củ khoai có chứa tinh bột, nồi lẩu của bạn sẽ trở thành một món ăn hỗn tạp lẫn mùi vị. Hơn thế, bạn còn có nguy cơ mắc ký sinh trùng gây hại cho hệ tiêu hóa.
Kiêng kị dân gian
- Không ăn hải sản với hoa quả vì làm giảm đạm, calcium. Còn làm axít kết hợp với protein hải sản tạo thành chất lắng đọng khó tiêu, kích thích hệ tiêu hoá, dẫn đến tình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa... Cũng không nên dùng vitamin C khi ăn các loại động vật giáp xác vì nó sẽ chuyển hoá thành chất khác có hại cho cơ thể. Muốn ăn hoa quả, nên ăn sau khi ăn hải sản 2 giờ.
- Không ăn tôm biển cùng với thịt dê. Sau khi ăn tôm không nên uống vitamin C.
- Không ăn nghêu, sò ốc, hến mà uống bia vì bia sẽ làm tồn đạm thừa trong cơ thể làm khớp cơ đau và sưng đỏ, người bị gout sẽ bị đau đột ngột.
- Bơi xong không nên uống bia với hải sản vì dễ thúc đẩy bệnh thống phong (bệnh gút) phát tác.
Và nhiều kiêng kị khác nữa trong dân gian, có cái đúng, có cái chưa có cơ sở để tin cậy. Nhưng thủy hải sản có nhiều chất đạm, ăn xong không nên ăn ngay hoa quả vì tiêu hoá chậm hơn so bình thường. Cũng không nên ăn nhiều hải sản cùng lúc, hay trong một ngày rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
Ăn lẩu thủy, hải sản xong mà thấy đau bụng, chóng mặt thì nên gây nôn hoặc đến bệnh viện ngay mới có đủ giải pháp, phương tiện, thuốc men cấp cứu.
Ngọc Hà (th)

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 3 giờ trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp
Sống khỏe - 7 giờ trướcKhi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 8 giờ trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện
Sống khỏe - 13 giờ trướcCho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏeGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.