Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngộ độc nấm, gia đình 9 người chỉ còn 1 người sống sót

Thứ sáu, 13:00 10/02/2017 | Y tế

Đó là câu chuyện đáng buồn mà TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) chia sẻ với phóng viên trước thực trạng nhiều năm qua có nhiều ca bệnh cấp cứu vì ngộ độc nấm, trong đó có không ít ca tử vong.

Thống kê mỗi năm, Trung tâm Chống độc tiếp nhận và điều trị hàng trăm ca ngộ độc nấm, con số tử vong cũng khoảng vài chục người. Điều trị ngộ độc nấm chủ yếu bằng các biện pháp hồi sức cấp cứu, giải độc với chi phí tốn kém nhưng tỉ lệ tử vong vẫn cao.

Theo TS. Dũng, ngộ độc nấm thường xảy ra ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có hoàn cảnh rất khó khăn. Mặc dù trong những năm qua, các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng rất nhiều lần song thông tin đến bà con vùng xa vẫn rất khó khăn, họ hầu như ít hoặc chưa hề được tiếp cận thông tin về các loại nấm gây độc.

Bên cạnh đó, do tập quán đi rừng hái rau, nấm về ăn, bà con hái phải nấm hoang dại, có độc, nên khi ăn thường cả gia đình đều bị ngộ độc. Có những hậu quả hết sức nặng nề, hơn một nửa gia đình hoặc thậm chí gần như cả nhà bị chết vì ngộ độc nấm.

TS. Dũng dẫn chứng, trước năm 2009, khi chưa có nhiều can thiệp truyền thông về ngộ độc nấm thì tình trạng ngộ độc rất nhiều, có gia đình 9 người bị ngộ độc nấm thì chết đến 8, chỉ có duy nhất một người sống sót. Từ thực tế đáng buồn đó, các bác sĩ chống độc đã phải lặn lội đến tận bản làng miền núi xa xôi để tuyên truyền cho người dân bằng trực tiếp các loại nấm độc tìm trên địa bàn chứ không chỉ trên hình vẽ. Do các loại nấm có thể có độc chất giống nhau nhưng hình thái khác nhau, đòi hỏi các cán bộ y tế phải xuống tận địa bàn tìm hiểu và phổ biến cho người dân mắt thấy tai nghe.

Sau nhiều năm truyền thông trực tiếp, tỉ lệ bệnh nhân ngộ độc nấm và tử vong đã giảm hẳn. Từ chỗ 81 người ngộ độc (2003-2009) xuống còn 12 người (2009-2014); số người chết do ngộ độc nấm chỉ có 1 người.

Nấm bình thường là một loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và được sử dụng khá phổ biến. Vậy tại sao nấm hoang dại lại độc đến vậy? Trăn trở với những suy nghĩ đó, các chuyên gia đã nghiên cứu, tìm hiểu về các loại nấm chứa độc và phát hiện ra 13 loại nấm có thể gây độc tại Cao Bằng – địa bàn miền núi trước đây có nhiều người ngộ độc nấm. “Chúng tôi đã thu thập các mẫu nấm độc này, mang về xét nghiêm, thử nghiệm trên thỏ, rồi giải phẫu, phân tích các cơ quan phổi, gan, thận, nách… xem tổn thương do nấm độc gây ra như thế nào và tại sao con người lại chết vì ngộ độc nấm nhanh đến thế”- TS. Dũng chia sẻ.

Theo TS. Dũng, trong một số loại nấm độc có nấm tán trắng chứa độc tố amatoxin gây độc khá nguy hiểm, còn lại cũng có một số loại nấm khác chỉ gây rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân dễ qua khỏi nếu được cấp cứu kịp thời.

“Nhóm nấm độc mà triệu chứng gây độc xuất hiện muộn sau 6 giờ đồng hồ khi ăn nấm thì thường “kinh khủng” nhất, gây tổn thương gan, rối loạn đông máu, người bệnh dễ chết trong tình trạng suy đa phủ tạng. Với các loại nấm gây ngộ độc trước 6 giờ đồng hồ thường chỉ gây triệu chứng ngộ độc nôn, rối loạn tiêu hóa"- TS. Dũng cho hay.

Cẩn trọng với “nấm mọc sau mưa”

Mùa xuân với thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loại nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm. Với tập quán đi rừng, bà con vùng núi thường hái rau quả trên rừng về ăn, trong đó có nấm mọc dại.

Tuy nhiên, theo TS. Dũng, người dân hãy hết sức thận trọng với các loại nấm mọc hoang dại trong rừng sau mỗi đợt mưa xuân vì rất dễ hái phải nấm độc về ăn. Giai đoạn tháng 4, tháng 5 hàng năm thường có nhiều người ngộ độc nấm nhập viện cấp cứu chính vì lý do này.

Nhiều người cho rằng, chỉ cần dựa vào kinh nghiệm bản thân, hoặc nhìn các loại nấm “nếu côn trùng ăn được thì người ăn sẽ không ngộ độc”, song trên thực tế các bác sĩ Trung tâm Chống độc đã từng cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc nấm dù nấm đó đã bị kiến đục khoét và côn trùng khác ăn.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 1 tuần trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Top