Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngộ độc nguy kịch vì uống 40 viên thuốc trị rối loạn tâm thần

Thứ bảy, 11:38 24/08/2019 | Y tế

Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhân dân 115 vừa lọc máu hấp phụ kịp thời cứu sống một bệnh nhân bị hôn mê sau ngộ độc Phenobarbital.

Đó là trường hợp bệnh nhân T.T.H., 60 tuổi, trú tại TP.HCM.

Qua khai thác bệnh sử từ người nhà, bác sĩ ghi nhận: bệnh nhân đang điều trị rối loạn tâm thần sau di chứng chấn thương sọ não năm 3 tuổi, với nhiều loại thuốc trong đó có Phenobarbital. Bệnh nhân được người nhà cho uống thuốc theo toa bảo hiểm y tế, mỗi ngày 1 viên.

Đợt này người nhà nhận 45 viên Phenobarbital 0,1g và đã uống được 5 viên trước ngày nhập viện. Khoảng 15 giờ ngày nhập viện, người nhà phát hiện bệnh nhân lơ mơ nằm trên giường, kế bên là lọ thuốc Phenobarbital đã hết, không có thuốc rơi vãi xung quanh.

Nghi ngờ bệnh nhân đã uống khoảng 40 viên Phenobarbital nên người nhà lập tức đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Nhân dân 115. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, chuyển vào khoa Hồi sức tích cực - chống độc tiếp tục điều trị.

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán: ngộ độc Phenobarbital do tự ý trên bệnh nhân rối loạn tâm thần sau di chứng chấn thương sọ não.

Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực cho bệnh nhân, điều trị theo phác đồ điều trị ngộ độc Phenobarbital, nhanh chóng tư vấn đối với người nhà và tiến hành lọc máu hấp phụ cho bệnh nhân.

Quá trình lọc máu hấp phụ kết thúc sau hơn 8 giờ. Bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo và được tập cai máy thở và rút ống nội khí quản. Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nội tiêu hóa theo dõi tiếp, tình trạng bệnh nhân ổn định và được xuất viện.

Đối với trường hợp trên, chính nhờ người nhà khai bệnh rõ ràng và kíp trực đã quyết định xử trí nhanh chóng nên tình trạng hôn mê của bệnh nhân do Phenobarbital đã được đảo ngược hoàn toàn chỉ trong vòng 12 giờ nhập viện.

Kết quả tầm soát độc chất dương tính với Phenobarbital được trả về sau khi bệnh nhân đã rút ống nội khí quản thành công, nên kết quả trên chỉ giúp xác định rõ lại chẩn đoán. Nếu đợi có kết quả rồi mới xử trí thì việc điều trị bệnh nhân sẽ bị trì hoãn thêm ít nhất 12 giờ nữa.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo:

Đối với người dân

- Phenobarbital nói riêng và nhóm thuốc hướng thần nói chung được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về rối loạn tâm thần và nhận thức. Tuy nhiên chính nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc này lại có nguy cơ cao nhất bị ngộ độc/quá liều thuốc dù vô tình hay tự ý do họ không tự kiểm soát được hành vi bản thân. Vì thế ai có người thân đang sử dụng những loại thuốc trên thì cần bảo quản thuốc kỹ lưỡng, cho bệnh nhân uống thuốc theo toa của bác sĩ và đưa bệnh nhân đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường.

- Trong trường hợp ngộ độc/quá liều, người thân cần phải xác định rõ bệnh nhân đã uống thuốc gì, số lượng, hàm lượng bao nhiêu, có uống thêm thuốc nào khác hay không. Các manh mối giúp gợi ý bao gồm, nhưng không giới hạn ở, số vỉ thuốc lọ thuốc xung quanh khu vực bệnh nhân ngộ độc, hỏi những nhà thuốc tây lân cận có bán thuốc cho bệnh nhân không, hình chụp thuốc bệnh nhân chia sẻ trên mạng xã hội, v.v… Có đủ những thông tin trên sẽ giúp cho nhân viên y tế có hướng xử trí và điều trị nhanh chóng, kịp thời.

- Biện pháp sơ cứu ban đầu là uống than hoạt chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo.Vì thế khuyến cáo trong tủ thuốc của mọi gia đình nên có thêm than hoạt. Trong mọi trường hợp phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt. Càng để lâu cơ thể sẽ hấp thu thuốc càng nhiều và tình trạng ngộ độc sẽ nặng nề hơn.

Đối với nhân viên y tế

- Ngộ độc thuốc có thể được chẩn đoán gần như chắc chắn nhờ hỏi kỹ bệnh sử và thăm khám lâm sàng, không cần đợi kết quả tầm soát độc chất.

- Nhanh chóng áp dụng các biện pháp chống độc theo phác đồ khi đã xác định rõ nhóm thuốc thủ phạm để nhanh chóng đảo ngược tác dụng gây độc của thuốc.

- Phân biệt với các nguyên nhân gây hôn mê thường gặp khác (ngộ độc nhóm thuốc á phiện, thuốc hướng thần nhóm benzodiazepin, đột quỵ, hạ đường huyết, nhiễm trùng, …) vì sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

- Khi kê toa các nhóm thuốc hướng thần, bác sĩ nên ghi rõ cách uống thuốc đồng thời tư vấn về nguy cơ, dấu hiện nhận diện và cách xử trí ban đầu khi ngộ độc thuốc.

- Nhà thuốc khi bán những thuốc này phải có toa của bác sĩ rõ ràng. Từ chối bán thuốc cho bệnh nhân khi nghi ngờ có dấu hiệu muốn tự tử.

Theo VTV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 10 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 11 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top